Tổ chức khủng bố IS là chủ mưu vụ tấn công bằng rìu ở Đức?
Các quan chức Đức cho biết một lá cờ của Tổ chức khủng bố IS vẽ bằng tay đã được tìm thấy trong phòng của nghi phạm bị cáo buộc thực hiện vụ tấn công bằng rìu vào đoàn tàu hỏa ở Bavaria, Đức.
Nghi phạm 17 tuổi, một nam thanh niên tị nạn từ Afghanistan, đã dùng rìu và dao tấn công các hành khách trên một chuyến tàu gần thành phố Wurzberg, miền nam nước Đức vào tối 18.7 (giờ địa phương), khiến 5 người bị thương. Thiếu niên trên đã bị cảnh sát vũ trang bắn chết khi chạy khỏi hiện trường.
Người đứng đầu cơ quan Nội vụ bang Bavaria, ông Joachim Herrmann cho biết, một lá cờ của Tổ chức khủng bố IS đã được tìm thấy trong tư trang của nghi phạm tại phòng của y ở thị trấn Ochsenfurt lân cận. Y được cho là đã hét lớn “Allahu akbar” (Allah vĩ đại) khi thực hiện vụ tấn công, một khẩu hiệu được các phần tử thánh chiến cực đoan sử dụng khi thực hiện hành động khủng bố.
Ông Herrmann nói với đài truyền hình ZDF là thiếu niên bị cáo buộc thực hiện vụ tấn công đã đến Đức một mình vào hai năm trước và chỉ mới xin quy chế tị nạn vào tháng 3 vừa qua. Nghi phạm phải sống trong một trại tị nạn dành cho thiếu niên và chỉ mới được một gia đình Đức nhận nuôi vào 2 tuần trước.
Ông Hermann cho biết thêm là 2 nạn nhân trong vụ tấn công hiện đang trong tình trạng nguy kịch. Theo tờ South China Morning Post, có tới 4 nạn nhân của vụ tấn công là từ một gia đình du khách Hồng Kông gồm hai vợ chồng, cô con gái và bạn trai của cô. Theo tờ báo này, thành viên thứ 5 trong gia đình là cậu con trai 17 tuổi may mắn không bị thương.
Khi hành khách cảnh báo cho người lái tàu vụ tấn công, đoàn tàu đã dừng lại ở Heidingsfeld Wrzburg và kẻ tấn công chạy bộ để thoát khỏi hiện trường vụ án, ông Herrmann cho biết.
Lực lượng đặc nhiệm được điều tới khu vực lân cận và đã bắn chết thiếu niên khi nghi phạm xuất hiện với một cái rìu và một con dao trên tay tấn công cảnh sát.
Ông Herrmann nói rằng còn quá sớm để khẳng định liệu nghi phạm có phải là thành viên của Tổ chức khủng bố IS hay không và cũng chưa thể khẳng định vụ tấn công là một vụ khủng bố.
Video đang HOT
Ngoài những người bị thương, 14 hành khách khác có mặt trên chuyến tàu cũng đã được đưa tới bệnh viện điều trị vì quá sốc trước những gì mà họ nhìn thấy.
Tuyến tàu hỏa từ Ochsenfurt đến Wrzburg vẫn đóng cửa khi cảnh sát điều tra nguyên nhân của vụ tấn công.
Vụ tấn công trên diễn ra chỉ vài ngày sau vụ khủng bố tại thành phố Nice, Pháp, khiến 84 người thiệt mạng. Nhóm khủng bố IS đã nhận trách nhiệm về vụ tấn công dù giới chức Pháp chưa tìm thấy bằng chứng cho thấy thủ phạm của vụ tấn công có liên hệ trực tiếp với nhóm khủng bố này.
Năm ngoái, Đức đã nhận hơn 1 triệu người di cư, trong đó có hơn 150.000 người từ Afghanistan. Số người di cư đã giảm mạnh trong năm nay kể từ khi Liên minh châu Âu thực hiện các biện pháp mới nhằm ngặn chặn dòng người di cư bất hợp pháp.
Gánh nặng từ dòng người di cư khổng lồ và hàng loạt báo cáo phạm tội liên quan đến nhóm người này đã làm bùng nổ những phong trào phản đối người di cư tại Đức. Điển hình nhất là ở việc đảng AfD – đảng có chủ trương chống nhập cư, có nhiều thắng lợi trong các cuộc bầu cử địa phương ở nước này.
Theo Một Thế Giới
Ngư dân trở về tố tội ác người Trung Quốc: Ép ngư dân Việt tông tàu cá Việt
Sau khi tông vào tàu cá Việt Nam, hai người Trung Quốc đứng hai bên ép lái tàu người Việt tăng tốc, kè sát, đâm vào tàu cá khác của ngư dân Việt.
Những ngư dân trong vụ chìm tàu ở Hoàng Sa đã trở về - Ảnh: TRẦN MAI
Yêu cầu Trung Quốc bồi thường
Trong văn bản trả lời Tuổi Trẻ về thông tin hai tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm một tàu cá VN ở Hoàng Sa thuộc chủ quyền của VN, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình cho biết ngày 11-7, đại diện Bộ Ngoại giao VN đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao công hàm phản đối.
Ông Bình dẫn thông tin từ các cơ quan chức năng của VN cho biết ngày 9-7-2016, tại khu vực cách đông đông nam đảo Bông Bay, thuộc quần đảo Hoàng Sa của VN 34 hải lý, tàu cá VN mang số hiệu QNg 90479 cùng 5 ngư dân đã bị hai tàu hải cảnh Trung Quốc mang các số hiệu 46102 và 56103 truy đuổi, đâm chìm.
"VN yêu cầu phía Trung Quốc khẩn trương điều tra xác minh vụ việc và xử lý nghiêm đối với các nhân viên của hai tàu Trung Quốc mang số hiệu 46102 và 56103 đã có hành vi cố ý đâm chìm tàu cá của VN, bỏ mặc các ngư dân VN trong điều kiện nguy hiểm đến tính mạng sau khi tàu bị đâm chìm trên biển.
VN cũng yêu cầu phía Trung Quốc tôn trọng luật pháp quốc tế, không để tái diễn các hành động tương tự và có hình thức bồi thường thỏa đáng cho ngư dân VN" - ông Bình nêu rõ.
Người Trung Quốc lên tàu cướp lái, khống chế ngư dân Việt
Khoảng 16g ngày 13-7, tàu cá QNg 95011 của thuyền trưởng Huỳnh Văn Khanh chở 5 ngư dân gặp nạn khi tàu QNg 90479 bị tàu Trung Quốc tông chìm ngày 9-7 trên vùng biển Hoàng Sa về cập cảng Sa Kỳ.
Sau khi cập cảng, Bộ đội biên phòng tỉnh và Công an tỉnh Quảng Ngãi đã thăm hỏi sức khỏe, động viên tinh thần của các ngư dân gặp nạn và các thuyền viên trên tàu QNg 95011, sau đó làm việc với các ngư dân và tàu cá đưa các ngư dân trở về đất liền để làm rõ thông tin tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá của ngư dân VN.
Thuyền trưởng tàu QNg 90479 Võ Văn Lựu đã trình báo với cơ quan chức năng về hành động của Trung Quốc khi dùng hai tàu sắt to lớn mang số hiệu 46102 và 56103 truy đuổi, tông vào tàu gỗ của ngư dân VN.
"Hai chiếc tàu to lớn và hai canô truy đuổi, đến khi tôi nghe tiếng rầm từ phía sau thì dừng tàu lại, thấy ván nứt hết. Lập tức 6 người Trung Quốc ở canô lên tàu tôi trấn áp, dồn ngư dân về phía mũi" - ông Lựu kể.
Năm ngư dân trên tàu cá của thuyền trưởng Lựu gặp nạn - Ảnh: Trần Mai
Dù biết tàu cá đã rạn nứt sau cú tông nhưng những người Trung Quốc vẫn lên tàu cướp lái, khống chế ông Lựu, ép ông phải lái tàu tiếp tục truy đuổi tàu cá QNg 95011 dù ông Lựu đã ra hiệu bảo rằng tàu phá nước.
"Hai người Trung Quốc đứng hai bên ép tôi tăng tốc, kè sát, đâm vào tàu cá của anh Khanh, tôi không làm theo là bị đánh ngay.
Thậm chí ép tàu tôi đi vào gò (rạn san hô) truy đuổi tàu anh Khanh đến khi tàu tôi va vào đá ngầm và nước vào quá nhiều.
Dù dùng hai máy bơm để xử lý nhưng không được, lúc này một người Trung Quốc nói tiếng Việt rất rành dùng Icom yêu cầu anh Khanh quay lại cứu. May mà anh Khanh không quay lại" - ông Lựu cho biết.
Trong khi đó, thuyền trưởng Huỳnh Văn Khanh cho biết lúc thấy tàu ông Lựu bị chìm và nghe Icom yêu cầu quay lại, nhưng nhìn cách hành xử của những người Trung Quốc dùng tàu cá QNg 90479 cố tình tấn công tàu cá QNg 95011 trong thời gian dài nên chỉ đứng cách nơi tàu chìm khoảng 1 hải lý theo dõi tình hình.
Đến 19g cùng ngày, cán bộ biên phòng và Công an tỉnh Quảng Ngãi đã hoàn tất việc lấy lời trình báo vụ việc của các ngư dân. Sau khi hoàn tất hồ sơ sẽ trình lên cơ quan cấp trên gửi Bộ Ngoại giao, Cục Kiểm ngư và Hội Nghề cá VN về vụ việc này.
Chiều cùng ngày, đại diện Quỹ hỗ trợ ngư dân và Hội Nghề cá tỉnh Quảng Ngãi đã đến thăm hỏi, động viên tinh thần 5 ngư dân, đồng thời trao số tiền hỗ trợ 50 triệu đồng cho ông Lựu và các ngư dân.
Theo Tuổi Trẻ
Nhóm người Trung Quốc dùng dùi cui đánh đập ngư dân Việt Nam Trước khi tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi bị đánh chìm, nhóm người Trung Quốc đã nhảy lên tàu, dùng dùi cui đánh đập ngư dân Võ Văn Lựu. Theo tin tức trên báo VnExpress, Người Lao Động, Tiền Phong ngày 11/7, Nghiệp đoàn Nghề cá Việt Nam đã ra tuyên bố phản đối tàu Trung Quốc tấn công tàu cá QNg...