Tổ chức JICA thăm và làm việc tại Bệnh viện Chợ Rẫy
Ngày 3/6, tại TPHCM, Đoàn của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) – do ngài Akira Shimizu – Trưởng đại diện JICA tại Việt Nam làm Trưởng Đoàn đã đến thăm và làm việc tại bệnh viện Chợ Rẫy.
Thầy thuốc ưu tú, BS Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy cảm ơn ngài Akira Shimizu cùng đoàn đã dành thời gian đến thăm và làm việc tại đây.
Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) thăm và làm việc tại Bệnh viện Chợ Rẫy
BS Nguyễn Tri Thức chia sẻ, JICA không chỉ giúp đỡ Bệnh viện Chợ Rẫy về cơ sở vật chất mà còn hỗ trợ về nguồn nhân lực y tế, xây dựng các quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn… Đây là một trong những yếu tố rất quan trọng giúp nâng cao năng lực của ngành y tế, đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe chất lượng cao của người dân Việt Nam.
Đặc biệt, Bệnh viện Chợ Rẫy cũng là bệnh viện đầu tiên tại Việt Nam được tiếp nhận nguồn tài trợ từ JICA từ năm 1969 và hiện nay, Bệnh viện đang phối hợp cùng JICA để tiến hành dự án xây dựng bệnh viện Chợ Rẫy Việt – Nhật.
Video đang HOT
Đại diện Ban Lãnh đạo bệnh viện Chợ Rẫy cũng hi vọng, với sự hỗ trợ rất nhiệt tình từ JICA Nhật Bản và văn phòng đại diện của JICA tại Việt Nam, các dự án này sẽ sớm đi vào hoạt động phục vụ cho ngành y tế Việt Nam.
Thầy thuốc ưu tú, BS. Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy tiếp ngài Akira Shimizu cùng các thành viên trong đoàn
Ngài Akira Shimizu, Trưởng đại diện văn phòng JICA tại Việt Nam,chia sẻ, trong đại dịch COVID -19 của toàn cầu, chính phủ Nhật Bản rất quan tâm về mô hình phòng chống dịch COVID – 19 của Việt Nam. Ông khẳng định, chính phủ Nhật Bản luôn đánh giá cao thành công của Việt Nam – trong đó có bệnh viện Chợ Rẫy- về công tác phòng chống dịch.
Nhân sự kiện này, JICA đã trao tặng cho Bệnh viện Chợ Rẫy 2.000 cuốn Sổ tay “Quy trình thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn”.
Sổ tay “Quy trình thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn” do khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn Bệnh viện Chợ Rẫy phối hợp cùng các chuyên gia JICA biên soạn. Đây là sản phẩm viện trợ đầu tiên thuộc gói viện trợ từ chính phủ Nhật Bản trị giá 60 triệu yên (tương đương 12 tỷ đồng) cho Bệnh viện Chợ Rẫy.
Cuốn Sổ tay được kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao năng lực kiểm soát nhiễm khuẩn của Bệnh viện Chợ Rẫy Hữu Nghị Việt – Nhật (Chợ Rẫy 2) và 21 bệnh viện phía Nam thuộc danh sách chỉ đạo tuyến và hỗ trợ của bệnh viện Chợ Rẫy.
Đoàn của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản JICA đến tham quan một số khoa như khoa Cấp cứu, Trung tâm HECI…
Bệnh nhân phi công ngưng can thiệp ECMO
Sáng 3/6 bệnh nhân phi công đã được ngưng máy ECMO, sau hai tháng phải sống nhờ hệ thống oxy ngoài cơ thể.
"Sau khi cai ECMO, bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, mạch, huyết áp ổn định, đang được thở máy. Chức năng gan, thận đã phục hồi hoàn toàn. Tình trạng viêm phổi đã cải thiện, bạch cầu và các chỉ số viêm đã về bình thường", đại diện Bệnh viện Chợ Rẫy chiều cùng ngày cho biết.
Như vậy, bệnh nhân đã kết thúc 57 ngày can thiệp ECMO. Quá trình cai ECMO những ngày qua được tiến hành dần dần, từng bước, giảm dần các thông số máu, oxy qua máy, cho đến khi ngừng hoàn toàn.
ECMO là phương pháp sử dụng tuần hoàn và trao đổi oxy bên ngoài cơ thể nhằm hỗ trợ chức năng sống ở bệnh nhân suy tuần hoàn hoặc suy hô hấp nặng. Với nguyên lý hoạt động tương tự như máy tim phổi nhân tạo, mục tiêu của ECMO là tạo thời gian cho tim và phổi được nghỉ ngơi, hồi phục và giảm chấn thương áp lực cũng như ngộ độc oxy ở phổi.
Bệnh nhân phi công tại Bệnh viện Chợ Rẫy, chiều 3/6. Ảnh do bệnh viện cung cấp.
Phó giáo sư Lương Ngọc Khuê, Phó trưởng Tiểu Ban điều trị phòng chống dịch Covid-19, cho biết sau khi áp dụng các phương án điều trị theo hội chẩn, sức khỏe bệnh nhân cải thiện tốt hơn.
"Ngưng ECMO, nhưng tình trạng của bệnh nhân vẫn còn nặng, cần được chăm sóc, theo dõi sát các chỉ số và tình trạng nhiễm trùng nặng, kháng thuốc. Bệnh nhân còn cần nhiều tuần để cai máy thở và phục hồi chức năng vận động cùng các chức năng khác", ông Khuê nói.
Trong những ngày tới, bệnh nhân tiếp tục được sử dụng kháng sinh điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn Burkholderia Cepacia và phòng ngừa những nguy cơ có thể nhiễm khuẩn mới. Song song đó, anh tập vật lý trị liệu tích cực để sớm phục hồi sức cơ cũng như chức năng hô hấp. Dinh dưỡng cũng phải đảm bảo nhu cầu bệnh nhân trong giai đoạn hồi phục.
Bệnh nhân phi công Anh, 43 tuổi, được ghi nhận mắc Covid-19 hôm 18/3, là "bệnh nhân 91". Đến nay anh đã trải qua 77 ngày điều trị Covid-19, kết thúc 57 ngày can thiệp ECMO.
Bệnh nhân hiện đã hết nCoV, điều trị tiếp tại Bệnh viện Chợ Rẫy.
Phi công người Anh mỉm cười, mấp máy môi với y bác sĩ Bệnh nhân 91 mắc COVID-19 nặng nhiều lần tưởng chừng không qua khỏi, nhưng nay đã có dấu hiệu phục hồi. Chiều 2/6, theo thông tin từ Tiểu Ban Điều trị, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19, bệnh nhân nam phi công người Anh (BN91) đang điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy đã mỉm cười, có thêm nhiều dấu...