Tổ chức đám cưới bằng livestream vì dịch COVID-19, cô dâu chú rể nhận hơn 3 triệu lượt xem
Không thể tổ chức đám cưới theo cách thông thường, cũng không ai muốn tới dự đám cưới trong hoàn cảnh đại dịch bùng phát, cặp đôi này đã quyết định tổ chức đám cưới theo cách đặc biệt hơn.
Mới đây, chú rể Liu Wenchao và cô dâu Sun Hanxiao, cùng 27 tuổi, đã tổ chức một đám cưới vô cùng đặc biệt. Vì dịch COVID-19, họ không thể làm đám cưới theo cách thông thường là mở tiệc ăn uống ngoài khách sạn được, do đó cặp đôi quyết định tiến hành hôn lễ qua livestream. Không thể ngờ, đám cưới này lại thu hút số lượng lớn cư dân mạng quan tâm và theo dõi.
Trước đó, vào ngày 20/3, một buổi lễ nhỏ đã được tổ chức tại nhà cô dâu Hanxiao ở thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Các thành viên trong gia đình chú rể Wenchao ở tỉnh Cát Lâm đã không thể tới vì lệnh cách ly và cấm tụ tập đông người của chính phủ. Sau đó, vì hầu hết người thân và bạn bè không thể tới tham dự đám cưới do sợ lây nhiễm virus, chú rể Wenchao và cô dâu Hanxiao quyết định sẽ phát trực tiếp lễ cưới của mình trên mạng xã hội.
Anh Wenchao và chị Hanxiao trong ngày đi đăng ký kết hôn.
Anh Wenchao chia sẻ: “Chúng tôi không ngờ dịch bệnh lại nghiêm trọng đến thế. Gia đình chúng tôi muốn giữ ngày đẹp đã chọn từ trước, vì vậy chúng tôi đã làm theo ý họ”.
Anh Wenchao vốn là một giáo viên dạy toán trực tuyến, vì vậy anh đã nghĩ ra cách livestream đám cưới của mình thông qua tài khoản trên trang web video Bilibili. Việc này sẽ giúp những người thân, bạn bè và đồng nghiệp của họ không cần tới dự đám cưới và vẫn có thể theo dõi và chúc phúc cho cặp đôi.
“Tài khoản của tôi có hơn 100.000 người theo dõi. Các sinh viên của tôi đã nghe tôi kể về dự định làm đám cưới nên cũng rất muốn được xem”, anh Wenchao kể.
Buổi livestream đám cưới kéo dài khoảng 1 tiếng, cô dâu chú rể đều mặc trang phục truyền thống màu đỏ, cùng nhau tiến hành các nghi lễ đám cưới như bình thường. Sau đó, anh Wenchao và chị Hanxiao trao nhau nhẫn cưới và giao lưu với mọi người.
Đoạn livestream đám cưới của cặp đôi đã thu hút hàng triệu lượt xem.
Đoạn livestream về đám cưới của cặp đôi này đã được cư dân mạng chia sẻ với tốc độ chóng mặt, đạt hơn 3 triệu lượt xem chỉ trong 4 ngày. Chính anh Wenchao và chị Hanxiao cũng bất ngờ trước con số này. Hàng chục nghìn người dù không quen biết nhưng vẫn gửi lời chúc phúc tới đám cưới của cặp đôi.
“Tôi không nghĩ rằng sẽ chứng kiến một đám cưới ở đây nhưng nó thật ngọt ngào. Chúc hai bạn mãi mãi hạnh phúc”, một cư dân mạng bình luận.
Anh Wenchao và chị Hanxiao cho biết, sau khi dịch bệnh qua đi, anh chị sẽ tổ chức một buổi tiệc tối để ăn mừng tân hôn với các thành viên trong gia đình.
Những chuyện chỉ có trong mùa dịch: Từ đi lễ cho đến biểu diễn nghệ thuật, ma chay cưới xin đều tiến hành online
Đại dịch COVID-19 đã khiến cuộc sống của chúng ta đảo lộn không ít, rất nhiều hoạt động tập trung đông người đều đã được tiến hành qua mạng.
Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, Chính phủ Việt Nam nói riêng và các nước trên thế giới nói chung đã yêu cầu người dân hạn chế ra đường, tới điểm công cộng, tụ tập đông người và các hoạt động tiếp xúc trực tiếp. Lúc này ở nhà được xem như là biện pháp tối ưu để mỗi người có thể bảo vệ bản thân, gia đình và cả cộng đồng.
Bởi vậy mà vai trò kết nối của MXH, của Internet chưa bao giờ được phát huy mạnh mẽ đến thế. Cụ thể, rất nhiều hoạt động đã thay đổi hình thức, từ tiến hành tổ chức với sự có mặt của nhiều người chuyển thành online, livestream để thích nghi với bối cảnh. Học trực tuyến, mua hàng qua mạng hẳn đã quá quen thuộc rồi nhưng bạn có tưởng tượng ra sẽ dự ngày giỗ Tổ Hùng Vương hay một đám cưới, tang lễ online chưa? Vậy thì mùa dịch này sẽ đem lại tất cả những chuyện "khác thường" để vẫn đáp ứng được nhu cầu của mọi người lại phù hợp với hoàn cảnh.
Ngoài ra, người ta cũng nhận thấy rằng, có những hoạt động tiến hành qua mạng sẽ đem lại kha khá thuận lợi như tiết kiệm chi phí, tiếp cận đến nhiều người hơn, tránh tình trạng chen lấn,...
Hàng năm, cứ đến khoảng đầu tháng 3 Âm lịch là người dân cả nước lại hướng về Phú Thọ, hướng về ngày giỗ Tổ Hùng Vương. Tuy nhiên năm nay, ngày Quốc Tổ Việt Nam sẽ được tiến hành online từ ngày 31/3 - 2/4.
Tương tự, Tết Thanh minh vào ngày 13/3 (Âm lịch) tới đây cũng được nhiều người lựa chọn tiến hành online. Website thực hiện dịch vụ này sẽ cung cấp đầy đủ nghi thức như thắp hương, gửi hoa, lễ, gửi lời nhắn, biết ơn, tặng hoa,... để thay mặt người thân của người quá cố thăm viếng mộ phần.
Nhằm tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19, hàng loạt các Thánh lễ được cử hành online trên Giáo hội Công giáo toàn cầu. Trong dịp lễ Phục Sinh vào ngày 12/4 sắp tới, Giáo hội cũng đã tính đến phương án tương tự.
Học sinh, sinh viên sau một thời gian nghỉ học đã quay trở lại với hình thức học online. Thậm chí những môn học tưởng chỉ có thể học trực tiếp như Thể dục hay Giáo dục thể chất cũng được tiến hành qua mạng.
Giải thưởng Âm nhạc Cống hiến 2020 đã có một quy trình tổ chức cực kì khác lạ: Không họp báo công bố đề cử, không có lễ bầu chọn và tổ chức đêm trao giải như các năm trước.
Thay vào đó, danh sách đề cử được gửi email tới báo chí. Sau khi có kết quả bình chọn, BTC công bố, trao giải cho các nghệ sĩ tại trụ sở ở Hà Nội và TP.HCM, không tập hợp phóng viên âm nhạc hay khách mời rầm rộ.
Các event thường niên, từng tập trung rất đông người tham gia như Giờ trái đất cũng được tiến hành qua mạng với slogan: "Ở nhà, tắt đèn thắp lên tinh thần Việt".
Nhiều cơ quan, tổ chức cũng tổ chức họp báo online giữa tình hình dịch bệnh phức tạp.
Bạn đã bao giờ chứng kiến một đám hỏi không có cô dâu - chú rể mà chỉ có gia đình, họ hàng và bạn bè 2 bên chưa? Đó chính là đám hỏi của Hồng Nhung (Thái Nguyên) và người yêu được tổ chức cách đây không lâu. Vì đôi trẻ đang ở Nhật Bản nên họ hàng hai bên gặp mặt, rồi gọi video cho hai nhân vật chính chứng kiến đám hỏi của mình.
Không chỉ đi lễ chùa hay nhà thờ, nhiều nơi trên thế giới cũng đã đề nghị người dân tổ chức tang lễ cho người thân đã khuất của mình qua mạng. Những đám ma này sẽ giới hạn tối đa số người tham gia, chỉ có gia đình và con cháu trong nhà.
Dẫu biết đây là sự bất tiện cho gia đình và thiệt thòi cho người đã khuất nhưng trước tình hình hiện nay, tang lễ livestream là phương án tối ưu nhất để bảo vệ sức khoẻ mỗi người và cộng đồng.
Cũng vì ảnh hưởng của đại dịch, ngày 15/3 vừa qua, nữ diễn viên đài TVB Trang Tư Mẫn và bạn trai doanh nhân đã tổ chức đám cưới online để họ hàng hai bên và bạn bè theo dõi.
Ở Trung Quốc, tất cả show trình diễn của Tuần lễ thời trang Thượng Hải (Shanghai Fashion Week) năm nay đều được phát trực tuyến từ 24/3 đến 30/3. Với hình thức online, khán giả có thể đặt mua các thiết kế ngay khi đang xem trình diễn hay đưa ra bình luận trực tiếp.
Thay vì đóng cửa hoàn toàn, nhiều nhà hát, trung tâm hòa nhạc trên thế giới tổ chức hòa nhạc trực tuyến. Dù không có bất cứ khán giả nào đến tham dự nhưng bù lại các nghệ sĩ có hàng nghìn, hàng triệu khán giả đang xem qua mạng. Đây hẳn là 1 trải nghiệm đặc biệt với họ nhỉ?
Sắp được gả vào nhà giàu, cô gái vẫn tuyên bố hủy cưới vì loạt tính toán không tin nổi của mẹ chồng, đáng nói là phản ứng "cân tất" của bố vợ "Bọn em yêu nhau từ thời còn học cấp 3. Khi ấy em nhan sắc cũng được lại học giỏi nên chuyện con bé nhà nghèo mà yêu chàng trai nhà giàu cũng không ai nói đến hay xôn xao gì", cô gái kể. Đúng là trong bất cứ trường hợp nào, người đàn ông cũng nên bày tỏ chính kiến để bảo...