Tổ chức cầu siêu cho nạn nhân tai nạn giao thông vào 19/11
Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho biết, hưởng ứng “Ngày thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong vì TNGT” tại Việt Nam năm 2014, ngày 9/11 tới đây, đơn vị này sẽ tổ chức lễ cầu siêu cho các nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông tại tổ đình Vĩnh Nghiêm, TP.HCM.
Đây là lần thứ ba Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tổ chức các hoạt động hưởng ứng “Ngày thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông (TNGT)” với mong muốn mọi người nhận thức rõ hơn về hậu quả của TNGT và cùng nhau chung sức kéo giảm TNGT, tuân thủ pháp luật giao thông tốt hơn…
Theo Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, ngoài lễ cầu siêu được tổ chức vào ngày 9/11 tại tổ đình Vĩnh Nghiêm, TPHCM với sự tham gia của các nhà sư và hàng trăm gia đình có thân nhân thiệt mạng vì TNGT, “Ngày thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong vì TNGT” năm nay tại Việt Nam còn có lễ tưởng niệm nạn nhân tử vong vì TNGT sẽ tổ chức tại Cung Văn hóa hữu nghị Hà Nội vào ngày 16/11.
Được biết, dịp này, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cũng thành lập 5 đoàn công tác tổ chức thăm hỏi, động viên các gia đình nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông, các nạn nhân tai nạn giao thông có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Hiện trường thảm khốc của một vụ tai nạn giao thông. Ảnh: Internet
Video đang HOT
Các hoạt động này nhằm mục đích cảnh báo cho toàn xã hội về thảm họa TNGT, các nguyên nhân và nguy cơ gây TNGT ở Việt Nam, qua đó nâng cao nhận thức, ý thức của toàn dân trong việc chấp hành pháp luật về trật tự ATGT, phòng tránh TNGT, nâng cao tinh thần trách nhiệm của các lực lượng thực thi công vụ.
Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, tính từ ngày 16/12/2013 đến 15/9/2014, trên cả nước đã xảy ra 18.697 vụ tai nạn, làm chết 6.758 người, làm bị thương 17.835 người. So với cùng kỳ năm 2013 giảm 3.164 vụ (14,47%), giảm 282 người chết (4,01%), giảm 3.945 người bị thương (18,11%).
Riêng 9 tháng đầu năm nay có 45 tỉnh, thành phố có số người chết vì tai nạn giao thông giảm, trong đó 11 địa phương giảm trên 20% là Bắc Giang, Bắc Kạn, Ninh Thuận, Đà Nẵng, Cao Bằng, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Phú Thọ, Đắk Lắk, Bình Dương, Đồng Tháp. Đặc biệt, 2 tỉnh là Bắc Giang, Bắc Kạn giảm trên 30%.
Tuy nhiên, vẫn còn 14 địa phương có số người chết vì tai nạn giao thông tăng, trong đó 5 tỉnh tăng trên 25% là Cà Mau, Kiên Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Vĩnh Phúc.
Vạn Xuân
Theo_VnMedia
Sắp bị phạt, "mũ nhựa lưỡi trai" vẫn đầy đường
Như đã thông tin các cơ quan chức năng đang triển khai Kế hoạch 69 của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia (ATGTQG) nhằm cụ thể hóa các quy định siết chặt quản lý mũ bảo hiểm kém chất lượng tại Nghị định 171/2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
Kế hoạch nêu rõ, từ ngày 25/5 đến 19/6 là tháng cao điểm tập trung cho việc xử lý các nhà sản xuất, kinh doanh mũ bảo hiểm rởm; từ 15/6 đến hết 30/6 sẽ tập trung dừng xe, nhắc nhở người dân; từ 1/7 bắt đầu tiến hành tịch thu mũ để tiêu hủy và xử phạt như hành vi không đội mũ bảo hiểm.
Sắp đến thời điểm xử phạt mũ bảo hiểm rởm, nhưng nhiều người tham gia giao thông vẫn hồn nhiên sử dụng loại mũ này. Ảnh: Thiện Nguyễn
Tuy nhiên, theo ghi nhận của PV tại các thành phố lớn, người đi xe máy hầu như không biết nhiều về "lộ trình" này. Mũ bảo hiểm kiểu "mũ nhựa lưỡi chai" vẫn tràn ngập đường phố và các lực lượng chức năng cũng chưa thực sự vào cuộc để nhắc nhở, tuyên truyền cho người dân. Tại Hà Nội, theo quan sát của phóng viên ở các khu vực có CSGT làm việc, từ hôm 15/6 đến nay, có rất ít trường hợp bị dừng xe vì đội mũ bảo hiểm không đạt chuẩn, trong khi chỉ còn đúng 1 tuần nữa người dân sẽ bị phạt từ 100.000 đến 200.000 đồng, nếu vẫn đội loại mũ này.
Nhiều CSGT khẳng định, bằng mắt thường cũng có thể biết người nào đội mũ đủ 3 bộ phận (vỏ mũ, lớp hấp thụ xung động (xốp) và quai mũ), nhưng loại bị "soi" nhiều nhất là mũ có hình dáng mũ phớt, rất mỏng và thường có màu sắc sặc sỡ.
Dù vậy, theo ghi nhận, việc dừng xe những người đội loại "mũ phớt nhựa" này là rất ít khi xảy ra. Ví dụ, ngày 21/6, tại ngã tư Xã Đàn - Phạm Ngọc Thạch (gần hầm Kim Liên), quan sát cho thấy, ngẫu nhiên trong 10 người dừng đèn đỏ thì trung bình có từ 4-6 người đội loại mũ này mà không có ai bị CSGT dừng xe nhắc nhở.
Ngoài việc người đi đường không biết hoặc phớt lờ quy định này, dù từ 1/7 sẽ không nhắc nhở nữa mà tiến hành phạt, thì phản hồi của dư luận với chuyện siết mũ rởm cũng khá gay gắt. Đến nay đã nhận được rất nhiều ý kiến độc giả và gần như 100% vẫn cho rằng các cơ quan quản lý đang đẩy trách nhiệm sang người tiêu dùng, hoặc "không quản được thì cấm".
Độc giả Thuy Nguyen Hong phản hồi: "Mua cái mũ 500.000 đồng có đảm bảo được là mũ xịn không? Người dân căn cứ vào đâu để phân biệt mũ rởm hay mũ chất lượng? Có lẽ mua mũ xong phải chịu tốn phí đem đến các trung tâm kiểm định thôi? Các bác quản lý không được thì cho dân tự quản lý đấy mà..". Hay độc giả Hoang Mai đề nghị: "Hãy lo bắt hết mấy người bán mũ bảo hiểm rởm chứ, người dân đi mua thì làm sao biết được cái nào mấy ông CSGT cho là rởm. Đúng là vô lí ... Cái gì cũng nhè dân ra mà phạt ...dân đã nghèo lại càng nghèo thêm ...".
Tuy nhiên, như đã từng nêu trong các bài báo, lực lượng chức năng sẽ nhắm vào các loại mũ nhựa rẻ tiền (25.000-50.000 đồng) mà người dân dù biết là kém chất lượng nhưng vẫn cố tình mua, sử dụng để đội cho đẹp hoặc chống đối với CSGT.
Theo Gia đình Xã hội
Chọn mua mũ bảo hiểm an toàn: Đừng tiếc rẻ vài chục nghìn đồng! Tiếc rẻ vài chục ngàn, nhiều người chọn mũ không phải mũ bảo hiểm (MBH)để đội. Có không ít người, đã chọn đúng MBH đạt chuẩn, nhưng khi đội lại cài quai không đúng cách dẫn đến có đội mũ cũng như không và tính mạng của họ bị đe dọa khi tai nạn diễn ra. Nói là chiếc MBH có thể bảo...