Tổ chức các chuyến bay đón người Việt từ Ukraine về nước công khai, minh bạch
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh yêu cầu khẩn trương tổ chức các chuyến bay đón người Việt Nam và thành viên gia đình từ Ukraine về nước do các doanh nghiệp tài trợ, công khai, minh bạch, đúng quy định.
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Văn bản số 1529/VPCP-QHQT truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh về việc đưa người Việt Nam từ Ukraine về nước.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao và các cơ quan liên quan khẩn trương tổ chức các chuyến bay đón người Việt Nam và thành viên gia đình từ Ukraine về nước do các doanh nghiệp tài trợ công khai, minh bạch, đúng quy định.
Ảnh minh họa.
Phó Thủ tướng cũng giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ: Ngoại giao, Công an và các cơ quan liên quan khẩn trương triển khai ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh tại văn bản số 645/VPCP-QHQT ngày 9/3/2022 của Văn phòng Chính phủ về việc tổ chức các chuyến bay đưa người Việt và thành viên gia đình về nước do xung đột tại Ukraine, báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền.
Bộ Ngoại giao phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan và các hãng hàng không đã tổ chức 2 chuyến bay đưa hơn 500 công dân về nước.
Video đang HOT
Theo thông tin từ các cơ quan đại diện Việt Nam ở các nước, đến sáng 10/3, còn gần 600 công dân tại Romania và khoảng 400 công dân Việt Nam tại Ba Lan có đăng ký nguyện vọng về nước. Các cơ quan đại diện tại Ba Lan và Romania tiếp tục nhận danh sách đăng ký của công dân có nguyện vọng về nước cho các chuyến bay tiếp theo qua đường link sau:
https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSdQqfqeq3QTxl8CKLqbAwkQnOpHiRu8wj8hiN2lqhnqp4j-OA/viewform
Bộ Ngoại giao thông báo: Trong trường hợp cần hỗ trợ hoặc có nhu cầu sơ tán khỏi khu vực chiến sự, về nước, người Việt Nam tại Ukraine và các nước lân cận có thể liên hệ, đăng ký thông tin với Bộ Ngoại giao hoặc các cơ quan đại diện Việt Nam tại các nước như sau:
Bộ Ngoại giao: 84-965411118, 84-981848484; Email: baohocongdan@gmail.com
Đại sứ quán Việt Nam tại Ukraine: 380 (63) 8638999
Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga: 79916821617
Đại sứ quán Việt Nam tại Ba Lan: 0048782257359
Đại sứ quán Việt Nam tại Rumani: 0040744645037
Đại sứ quán Việt Nam tại Slovakia; 421 2 5245 1263, 421 915 044 329, 421 915 419 568
Đại sứ quán Việt Nam tại Hungary: 36 308 385 699.
Bộ VHTT&DL đưa ra đề xuất mới về ứng xử của nghệ sĩ khi làm từ thiện
Tại Dự thảo, Bộ VHTT&DL yêu cầu nghệ sĩ khi tham gia hoạt động xã hội cần công khai, minh bạch, giữ uy tín, trách nhiệm, danh dự người hoạt động nghệ thuật.
Câu chuyện người nổi tiếng trong lĩnh vực nghệ thuật đi làm từ thiện đang được rất nhiều người quan tâm. Tại Dự thảo Quy tắc ứng xử của người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật đang được Bộ Văn hóa Truyền thông & Du lịch(VHTT&DL) đưa ra lấy ý kiến, có một số nội dung quan trọng liên quan đến vấn đề trên.
Điều 9 Dự thảo nêu rõ, nghệ sĩ cần phát huy tinh thần tự nguyện, tự giác tham gia các hoạt động xã hội, nêu cao tinh thần tương thân tương ái "thương người như thể thương thân". Thực hiện, phối hợp thực hiện hiệu quả các phong trào, hoạt động từ thiện, nhân đạo, chăm lo người nghèo, người dễ bị tổn thương trong xã hội theo quy định pháp luật.
Bên cạnh đó cần phát huy uy tín cá nhân để lan tỏa các giá trị nhân văn, những việc làm tốt, hình ảnh đẹp, hành vi ứng xử văn hoá trong xã hội đến cộng đồng, chú trọng các hoạt động liên quan đến giáo dục sức khoẻ cộng đồng, lối sống thân thiện và bảo vệ môi trường thiên nhiên, môi trường sinh thái.
Khi tham gia các hoạt động xã hội cần công khai, minh bạch, kịp thời, giữ uy tín, trách nhiệm, danh dự người hoạt động nghệ thuật, không lạm dụng danh hiệu, danh xưng, hình ảnh để tư lợi cá nhân.
Ngoài ra, nghệ sĩ tham gia hoạt động quảng cáo phải đảm bảo truyền đạt thông tin trung thực, chính xác, rõ ràng về cộng dụng, tính năng của sản phẩm, hàng hoá đúng quy định của pháp luật, đặc biệt là các sản phẩm trong lĩnh vực y tế, giáo dục và môi trường.
Không tổ chức, tham gia các hoạt động trái quy định của pháp luật, xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; không thực hành, ủng hộ các hoạt động mê tín dị đoan, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Khi ứng xử đối với công chúng, khán giả, nghệ sĩ phải tôn trọng, lắng nghe, tiếp thu ý kiến đóng góp của công chúng, khán giả để hoàn thiện bản thân và nâng cao chất lượng sáng tác và biểu diễn nghệ thuật.
Ứng xử chân thành, đúng mực, thân thiện và xây dựng hình ảnh đẹp của người hoạt động nghệ thuật trong lòng công chúng, khán giả. Không lợi dụng niềm tin, tình cảm của công chúng, khán giả để trục lợi cho cá nhân.
Ngoài các nội dung trên, Dự thảo còn đưa ra những điều nên và không nên trong hành vi ứng xử của người hoạt động nghệ thuật, trong đó quy tắc chung là giữ gìn đạo đức, hình ảnh, tác phong, uy tín của người hoạt động nghệ thuật phù hợp với giá trị, chuẩn mực đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa Việt Nam và pháp luật của Nhà nước.
Dự thảo cũng đưa ra cụ thể quy tắc trong hoạt động nghề nghiệp, ứng xử với đồng nghiệp, công chúng, khán giả; ứng xử trên báo chí, truyền thông và mạng xã hội. Tuy vậy, theo nhiều cá nhân, dự thảo mới chỉ đưa ra những quy định về đạo đức chung song chưa có chế tài với hình thức xử phạt cụ thể và rõ ràng đối với nghệ sĩ có hành vi vi phạm quy tắc.
Thuở hàn vi buôn áo gió, mở nhà hàng, bán mì gói của vợ chồng tỷ phú Phạm Nhật Vượng - Phạm Thu Hương ở Liên Xô Điều đặc biệt ở bà Phạm Thu Hương đó là việc bà trực tiếp tham gia sâu vào công tác điều hành của Vingroup trong suốt giai đoạn hình thành và phát triển của tập đoàn này. Đây là sự khác biệt lớn của bà so với vợ của nhiều đại gia khác tại Việt Nam. TỪ BẠN HỌC THÀNH BẠN ĐỜI Những...