Tổ chức Bwon trao 2 điểm trường mầm non tại xã vùng cao khó khăn của tỉnh Sơn La
Với sứ mệnh trao gửi yêu thương nhận lại nụ cười của Tổ chức kết nối nữ doanh nhân Sen vàng Việt Nam (Bwon) Hà Nội đã tổ chức khánh thành và trao tặng 2 điểm trường mầm non Bản Bang và điểm trường Bản Nà Lằn thuộc xã Yên Hương, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La.
Điều kiện học tập của thầy trò tại Bản Bang và Bản Nà Lằn đang gặp vô vàn khó khăn
Sau hơn 11 tiếng đồng hồ ngồi xe ô tô, các nữ doanh nhân Bwon đã đến trung tâm thị xã và để tới tận 2 điểm trường mầm non này thì phải đi xe máy hơn 10km nữa mới vào sâu trong bản Nà Lằn và thêm 10km nữa mới tới bản Bang với các em học sinh cũng như các thầy cô giáo nơi đây.
Các trường hiện có khoảng 200 các con mẫu giáo đang theo học, chủ yếu là dân tộc Thái và Mông.
Đây là 2 điểm trường cực kỳ khó khăn với địa hình hiểm trở, được xây trên nền đất cũ, vách nứa thô sơ, cơ sở vật chất phục vụ việc học tập của thầy và trò nơi đây vô cùng thiếu thốn. Nhận thấy điều kiện học tập của thầy trò tại Bản Bang và Bản Nà Lằn đang gặp vô vàn khó khăn, sau khi đi khảo sát lãnh đạo Bwon Hà Nội chính thức phát động và kêu gọi ủng hộ cho dự án xây dựng 2 điểm trường, với mong muốn tiến hành xây dựng ngay lập tức để kịp thời trao tặng trường học mới cho các con đúng dịp đầu năm học 2019-2020.
Đại diện BWON là Chủ tịch Nguyễn Hương Giang (CEO thẩm mỹ viện New Star tọa lạc tại 172 Thượng Đình, Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết mỗi điểm trường được hỗ trợ đầu tư xây dựng với kinh phí hơn 200 triệu đồng. Sau gần 3 tháng khởi công xây dựng, 2 điểm trường đã hoàn thành với các hạng mục cụ thể gồm phòng học, bếp ăn và nhà vệ sinh, trang thiết bị đầy đủ, tiện nghi… để phục vụ cho việc học tập của các học sinh nơi đây. Các trường hiện có khoảng 200 các con mẫu giáo đang theo học, chủ yếu là dân tộc Thái và Mông.
Video đang HOT
Bên cạnh đấy, toàn bộ học sinh tại 2 trường Hoa Ban thuộc 2 bản Bang và bản Nà Lằn được phát mỗi học sinh 2 bộ đồng phục kèm với chăn ấm mùa đông, dép đi lại và đôi ủng để đi lại mùa Đông trên vùng cao đầy rét mướt.
Việc đưa điểm trường mầm non vào sử dụng đã khích lệ tập thể giáo viên nhà trường và niềm vui mừng của người dân trong bản. Đại diện nhà trường, các cô giáo đã chia sẻ việc làm của các nữ doanh nhân Sen vàng đã là nguồn động viên và có ý nghĩa rất lớn đối với cô và trò nhà trường. Giờ đây các cháu được học tập và có môi trường giáo dục tốt nhất, các cháu không phải chen chúc nhau trong phòng chật hẹp nữa mà phòng học khang trang đầy đủ các tiện nghi, tạo cơ hội cho các cháu được phát triển một cách toàn diện nhất.
Cũng trong khuôn khổ chương trình từ thiện, các Phó chủ tịch nữ doanh nhân Sen Vàng là Phó chủ tịch Đinh Thu Loan, Dương Quỳnh Liên, Nguyễn Thị Hạnh, Tô Tuyết Nhung, Nguyễn Lan Phương…. đã trao tặng tới các em học sinh và các thầy cô giáo nơi đây những món quà ý nghĩa, ấm áp nghĩa tình người dân.
Chính những hành động của các nữ doanh nhân Sen Vàng tưởng chừng như đơn giản nhưng đối với các thầy cô giáo cùng các em học sinh tại nơi vùng cao này lại là cả một mơ ước về tấm lòng thơm thảo, kết nối tình thương giữa người và người cũng như giữa đồng bằng với vùng cao trong sự phát triển của xã hội.
Theo baodautu
Sơn La: Người trồng "trái vàng" trên những triền đồi cằn Sông Mã
Nhờ quyết đoán ông Lèo Văn Lo (sinh năm 1968), ở bản Cỏ (xã Chiềng Khương, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La) đã biến những triền đồi khô cằn thành vườn nhãn xanh tươi, trĩu quả. Vùng đất mà bao đời nay, người nông dân chỉ biết trồng ngô, lúa, đỗ, nay cứ đến mùa đất lại nhả vàng.
Sinh ra và lớn lên trong gia đình thuần nông, hoàn cảnh gia đình khó khăn. Từ những diện tích đất được bố mẹ nhượng cho để sản xuất, trồng trọt, nhà có bao nhiêu đất ông Lo trồng hết lúa, đỗ và ngô, nhưng hiệu quả không cao, vì thế mà kinh gia đình mãi chẳng khá lên. Sau nhiều đêm trằn trọc tìm hướng đi mới, nhận thấy cây nhãn có thể cho thu nhập cao hơn nên ông quyết định trồng nhãn để thay thế.
Niềm vui của vợ chồng ông Lèo Văn Lo khi thấy khu vườn năm nào cũng mang thu nhập ổn định về cho gia đình.
Ông Lo chia sẻ: Năm 1991, tôi chuyển hơn 1 ha đất trồng lúa sang trồng nhãn (giống nhã cỏ địa phương), tuy nhãn không được giá lắm nhưng bù lại công chăm sóc nhàn hơn các loại cây trồng khác, trong một lần cho thể cho thu hoạch nhiều năm. Hơn nữa nhãn trồng ở Sông Mã rất phù hợp với khí hậu, thời tiết nên cây phát triển tốt. Cho nên năm 2010 gia đình tôi tiếp tục trồng thêm 2 ha nữa nâng tổng diện tích lên 3 ha. Tuy nhiên, giống nhãn cỏ địa phương năng xuất không cao, quả nhỏ, mã không đẹp, thương lái vào mua ngày một ít, người trồng nhãn gặp không ít khó khăn, thậm chí một số hộ đã chặt bỏ.
Nhờ chăm sóc đúng kỹ thuật nên năng suất nhãn năm nào cũng đạt cao.
Theo ông Lo: Năm 2011, lúc bấy giờ phong trào cắt ghép, cải tạo giống nhãn địa phương bằng giống nhãn Miền Thiết có nguồn gốc từ tỉnh Hưng Yên rộ lên, bà con dân bản ai nấy cũng làm theo. Thấy vậy tôi quyết định cắt tỉa cành, chuyển toàn bộ vườn nhãn ghép với giống nhãn Miền Thiết.
Vụ thu hoạch nào gia đình ông Lo cũng huy động hơn chục người mới thu hoạch kịp.
"Thật bất ngờ, chỉ sau 1 - 2 năm vườn nhãn của gia đình đã cho ra những trái nhãn chất lượng khác hẳn, quả to, hương vị thơm ngon, vỏ mỏng, cùi dày. Không những thế thương lái tìm đến mua ngày một đông. Từ ngày cải tạo giống đến này khu vườn nhãn của gia đình năm nào cũng mang lại thu nhập từ 300 - 400 triệu đồng", ông Lo phấn khởi.
Nhờ liên kết sản xuất với các hộ và doanh nghiệp thông qua hợp tác xã nên đầu ra của sản phẩm nhãn luôn ổn định.
Chia về cách chăm sóc ông Lo cho hay: Để nhãn cho năng suất chất lượng tốt nhất thì khâu chăm sóc cực kỳ quan trọng. Để cây sinh trưởng phát triển đều cần chú ý thời gian bón phân đúng quy cách, đủ liều lượng. Đặc biệt khi thu hoạch xong phải tiến hành bón phân ngay để cho cây phục hồi, sau đó tiến hành cắt tỉa cành, lá, sao cho tán cây thông thoáng, cho cây tập trung dinh dưỡng vào nuôi cành, lá. Khi nhãn ra hoa tiến hành bón thêm lần phân nữa. Ngoài ra, thường xuyên kiểm tra tình hình phát triển của cây, khi cây xuất hiện sâu bệnh hại, tiến hành phun thuốc xử lý ngay...
Công việc thu hoạch nhãn phụ vụ xuất khẩu tại khu vườn của ông Lo.
Tuy là người ít chữ, từ nhỏ không được học đến nơi đến chốn vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, nhưng ông Lo rất nhạy bén trong cách làm, Để giảm chi phi đầu tư ông Lo tận dụng phân chuồng (phân trâu, bò) sẵn có trong gia đình, ủ làm phân bón cho cây. Cách làm này không chỉ tiết kiệm mà mà còn nâng hiệu quả giá trị sản phẩm nhãn, được người tiêu dùng ưa chuộng và đánh giá cao. Hướng sản xuất hữu cơ bền vững đang được nhiều người nông dân lựa chọn.
Vụ nhãn năm nay gia đình ông Lo lãi hơn 400 triệu đồng.
"Từ khi ghép cải tạo giống đến nay, năm nào vườn nhãn của gia đình tôi năm nào cũng cho thu hoạch từ 20 - 30 tấn quả. Riêng vụ nhãn năm năm 2019 này, 3ha nhãn của gia đình thu về hơn 400 triệu đồng. So trồng nhãn với trồng lúa, trồng đỗ, thì trồng nhãn cho thu nhập cao gấp nhiều lần", ông Lo hồ hởi.
Năm 2017, ông Lo tham gia làm thành viên của Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp Hợp Lực, liên kết sản xuất với các hộ, liên kết với doanh nghiệp trong khâu thu mua, ký kết hợp đồng bao tiêu sản. Nhờ thế mà vụ nhãn năm nào của gia đình ông Lo cũng được giá, đầu ra ổn định. Kinh tế gia đình ngày càng khấm khá đi lên.
Theo Danviet
Sơn La: Khốn khổ, có nhà không dám ở ra ở lều lệt bệt bùn đất Những trận mưa kéo dài do ảnh hưởng cơn bão số 3 vừa qua tại các tỉnh miền núi Tây Bắc, khiến cho cuộc sống của 21 hộ dân ở bản Nọng Lót (xã Mường Sai, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La) bị đe dọa bởi nguy cơ lở núi luôn rình rập, có thể vùi lấp cả bản bất cứ lúc nào....