Tổ chức bí ẩn trong “Glass” nghe quen quen, đặc biệt đối với các fan Marvel!
Nút thắt chen chốt trong “ Glass” cũng chính là nguyên nhân dẫn đến xung đột của nhóm Avengers trong “ Captain America: Civil War”.
Được đạo diễn ấp ủ suốt 19 năm trời, Glass ( Bộ Ba Quái Nhân) chứa đầy những tâm huyết và lí tưởng về truyện tranh của M. Night Shyamalan. Do đó mà khán giả cũng đừng nên quá bất ngờ khi cảm thấy những lời thoại hay tình tiết có chút quen thuộc từ một bộ phim siêu anh hùng nào khác. Trong số đó, nhóm phản diện cuối phim có cách lí luận không khác gì Vision trong Captain America: Civil War (2016).
(Lưu ý: Bài viết tiết lộ nội dung phim.)
Ellie Staple thực chất là thành viên của một tổ chức bí mật.
Ở đoạn cuối của Glass, người xem bàng hoàng nhận ra sự có mặt của một tổ chức bí ẩn với hình xăm cỏ ba lá đen trên tay. Họ có hệ thống trải dài rộng khắp nước Mỹ và sở hữu tiềm lực mạnh tới mức có thể tụ họp nhau ở chốn công cộng mà không sợ bị phát hiện. Tổ chức tội ác “đúng chuẩn” truyện tranh là đây chứ đâu!
Theo đó, Tiến sĩ Ellie Staple (Sarah Paulson) đại diện tổ chức để tiếp cận bộ ba quái nhân David Dunn (Bruce Willis), Elijah Price ( Samuel L. Jackson) và Kevin Wendell Crumb ( James McAvoy) để khuyên họ từ bỏ siêu năng lực. Khi cô thất bại thì những kẻ nắm quyền đành phải ra tay trừ khử. Sau đó, chúng sẽ chuyển sang thành phố khác để thực hiện quy trình tương tự.
Chúng sẵn sàng lấy mạng cả David Dunn lẫn The Beast.
Tàn ác ở chỗ, hội “cỏ ba lá” này không chỉ lấy mạng ác nhân mà còn tiêu diệt luôn cả siêu anh hùng. Lý do của chúng đưa ra là dù có theo phe tốt hay xấu đi chăng nữa thì cũng đều “đáng chết” như nhau. Bởi lẽ, sự có mặt của siêu anh hùng sẽ sinh ra ác nhân và ngược lại. Ngẫm lại một chút thì đây chính là tư tưởng chính của M. Night Shyamalan trong phần phim Unbreakable (2000).
Elijah dựa vào truyện tranh và kết luận rằng nếu gã sinh ra trong tình trạng mong manh “dễ vỡ” thì sẽ có một kẻ khác sở hữu cơ thể bất hoại. Từ đây, Mr. Glass gây ra vô số tội ác, lấy mạng hàng trăm người để tìm ra “người được chọn” kia. Nghe có vẻ lạ lạ nhưng thực chất, tư tưởng này giống hệt với Captain America: Civil War.
Sức mạnh của chúng ta mời gọi thử thách.
Thử thách kích động xung đột và xung đột gây ra thảm họa.
Các fan Marvel hẳn còn nhớ nhóm Avengers vì quá “quậy phá” mà tướng Ross (William Hurt) bắt họ phải tuân theo Hiệp định Sokovia nhằm khai báo tên tuổi và chịu sự quản lý của chính phủ. Phe ủng hộ do Iron Man (Robert Downey Jr.) cho rằng họ phải bị kiểm soát để tránh gây ra những cái chết của người dân vô tội, phe phản đối theo Captain America ( Chris Evans) không muốn bị bắt làm những việc sai trái.
Trong đó, Vision (Paul Bettany), với trí tuệ từ Viên đá Tâm trí, đã nói rằng sức mạnh của họ “mời gọi” thử thách. Những tên ác nhân xuất hiện từ đó và ngày càng “bá đạo” hơn để đối trọng với sức mạnh dần tăng cao của các siêu anh hùng. Điều này khiến cuộc chiến ngày càng trở nên ác liệt và số dân thường thiệt mạng lớn dần.
Câu nói trên khá đúng với Tony Stark khi cả ba phản diện chính đều từ chính anh mà ra.
Trong The Avengers (2012), Thor (Chris Hemsworth) cũng từng nói rằng việc xây dựng vũ khí hiện đại của S.H.I.E.L.D vô tình biến Trái đất thành một mối đe dọa với các chủng tộc có công nghệ phát triển vượt bậc. Nếu cứ mãi “ngu ngơ” thì có lẽ Kree hay Skrulls cũng chẳng thèm tìm tới ta.
Nếu nhìn xuyên suốt lịch sử thì đúng là kẻ thù lớn nhất của siêu anh hùng đều sinh ra từ chính họ. Nếu không có Superman thì Lex Luthor chỉ mãi là một tay tỉ phú hơi xấu tính một tí, Captain America được tạo ra từ cùng loại huyết thanh với Red Skull hay phản diện từ cả hai phần Iron Man đầu tiên đều dùng chung một công nghệ với Tony Stark.
Vậy thì, tư tưởng siêu anh hùng tạo ra phản diện hay ngược lại không hề sai. Nếu muốn yên bình chi bằng… lấy mạng luôn cả hai cho nhanh. Liệu bạn có đồng ý với ý kiến trên của Glass và Captain America: Civil War không?
Theo trí thức trẻ
Cảnh báo: Cẩn thận khi xem xong "Glass" bỗng... đa nhân cách vì đèn chớp loá liên hồi suốt phim
Những ai từng mong chờ "Glass" tiếp nối được thành công và màu sắc như "Split" thì hãy cẩn trọng nếu bạn là người có đôi mắt "mong manh".
Split từng là một bộ phim kinh dị hay bất ngờ vào năm 2016 khi khai thác căn bệnh đa nhân cách của Kevin Wendell Crumb (James McAvoy). Tới cuối cùng, tác phẩm hóa ra là hậu truyện của Unbreakable từ tận... năm 2000 và được đạo diễn M. Night Shyamalan chốt hạ bằng phần ba mang tên Glass ( Bộ Ba Quái Nhân). Tuy nhiên, phần phim cuối cùng này lại mang đến cho người xem cảm giác muốn... đa nhân cách theo phần lời thoại dài dòng và ánh đèn chớp tắt liên tục.
Trailer "Glass"
Có lẽ, M. Night Shyamalan xây dựng được một nhân vật đa nhân cách như Kevin Wendell Crumb hay như thế là vì ông cũng mắc chứng bệnh đó chăng? Nhìn vào bảng thành tích của vị đạo diễn này, người xem dễ dàng nhận ra chất lượng phim lên xuống đều đặn như đồ thị hàm số vậy. Ông có những phim xuất sắc ổn như Unbreakable (2000) rồi tới hay như Signs (2002) nhưng lại tiếp nối bằng thảm họa Lady in the Lake (2006).
"Bảng điểm" của M. Night Shyamalan lên xuống đều đặn theo chu kỳ.
Sau thành công của Split, nhiều người đã bắt đầu nghi ngại cho chất lượng của Glass nếu M. Night Shyamalan giữ "đúng phong độ". Cuối cùng thì tất cả những lo lắng đều trở thành hiện thực sau khi phim ra rạp. Thay vì một bộ phim siêu anh hùng pha lẫn kinh dị với những màn hành động màn nhãn giữa hai "quái thú", tác phẩm trở thành bài diễn văn dài lê thê về ý nghĩa của... truyện tranh của Tiến sĩ Ellie Staple (Sarah Paulson).
Việc cái nhân vật nhìn "trân trối" vào màn hình như thế này không hề hiếm trong phim.
Vị đạo diễn dành tới hơn 1 tiếng đồng hồ chỉ để giải thích thông điệp nếu bạn tin rằng mình biết bay thì chỉ việc leo lên nóc Landmark 81 rồi nhảy xuống, trí tưởng tượng (hoặc trọng lực) sẽ làm phần việc còn lại. Tình tiết dài dòng, lê thê với phong cách quay cận mặt diễn viên kéo dài sẽ khiến bạn muốn chìm vào giấc ngủ. Đó là chưa kể Elijah (Samuel L. Jackson) và David Dunn (Bruce Willis) cũng chẳng có mấy biểu cảm trong hơn nửa đầu phim.
Hơn nửa đầu phim khá buồn ngủ bởi phần thoại dài lê thê.
Nhưng không, đúng lúc này thì những chiếc đèn bắt đầu chớp liên hồi. Số là nhân cách nào của Kevin muốn xuất hiện thì phải giữ được "cột sáng" trong tâm trí. Mỗi lần dùng đèn cao áp chớp tắt, Ellie Staple có thể buộc anh chàng thay đổi nhân cách ngay lập tức. Cùng với số lượng thoại dài dòng như hát ru thì số ánh đèn để bạn "không thể ngủ" cũng nhiều không kém.
Xem phim bạn sẽ được chứng kiến đèn chớp liên hồi như thế này đây!
Biết đâu chừng ánh sáng đó cũng giúp các bạn khám phá ra những nhân cách khác bên trong mình thì sao? Hoặc có khi chính M. Night Shyamalan cũng dùng tới ánh đèn này để làm Glass đấy. Bởi lẽ vài chục phút cuối phim lại chứa đầy những cảnh hành động và nút thắt liên hồi như một người khác chỉ đạo vậy. Khó trách nếu có khán giả nào xem xong lại muốn đa nhân cách như các nhân vật trong phim.
Glass công chiếu trên toàn quốc từ ngày 18/01/2019.
Theo Trí thức trẻ
Cú chốt đầy bối rối sau 20 năm dệt mộng siêu anh hùng của "Glass" M. Night Shyamalan đã khép lại câu chuyện về bộ ba quái nhân của mình bằng "Glass" với chút kinh dị, bí ẩn và băn khoăn để lại cho khán giả. Thuộc thể loại siêu anh hùng - kịch tính, Glass ( Bộ Ba Quái Nhân) là phần hậu truyện của Unbreakable (2000) và Split (2016), khép lại bộ ba quái nhân của...