Tố cáo trường gian lận vì con đạt điểm cao
Một phụ huynh đã tố cáo trường trung học dành cho trẻ khuyết tật ở Georgia (Mỹ) gian lận vì thường xuyên cho con trai mình điểm số rất cao.
Ông Wes DeWeese
Theo kênh truyền hình WSBTV, cậu bé Jared đang theo học tại Trường Trung học Gwinnett dành cho các học sinh đặc biệt. Do bị sinh non nên năm nay dù đã 18 tuổi nhưng Jared có năng lực tinh thần như một đứa trẻ 6 tháng.
Điều bất ngờ là trên lớp, Jared luôn đạt điểm số rất cao, từ 90-100 điểm cho hầu hết các môn, đặc biệt trong lĩnh vực đại số, sinh học và lịch sử thế giới.
Ông Wes DeWeese (bố cậu bé) chẳng những không tự hào mà còn nổi đóa vì cho rằng đó là sự giả dối đáng xấu hổ. Những con số vô nghĩa mà con trai ông nhận được chỉ để đánh bóng tên tuổi của nhà trường.
Video đang HOT
Học sinh Jared
Ông DeWeese nói rằng: “Trường học không mang lại những điều tốt đẹp bằng cách cho con trai tôi điểm cao đơn giản vì thằng bé chẳng hiểu được những điều đó… Tôi chỉ mong muốn thằng bé có thể đi được hay gọi tiếng “mẹ”, “cha” nhưng tôi biết điều đó chẳng bao giờ xảy ra”.
Trước cáo buộc trên, phát ngôn viên Sloan Roach của Trường Gwinnett nhanh chóng bác bỏ. Ông này cho biết điểm số dành cho các học sinh đặc biệt phải tuân theo hướng dẫn của Nhà nước. Nó đánh giá theo quá trình học tập của học sinh dù chương trình đã thay đổi khá nhiều để phù hợp với đối tượng đặc biệt.
Năm nay đã 18 tuổi nhưng Jared có năng lực tinh thần như một đứa trẻ 6 tháng
Tuy nhiên, lo ngại của ông DeWeese không phải vô căn cứ khi một nghiên cứu vào tháng 11-2012 cho thấy các giáo viên cảm thấy áp lực trong việc cải thiện thành tích của học sinh. Khoảng 1/5 giáo viên có xu hướng tự cho điểm học sinh mà không qua bất cứ bài kiểm tra hay giảng dạy nào.
Tại một trường tiểu học gương mẫu và nổi tiếng ở Dallas, người ta phát hiện có những giáo viên chỉ đứng lớp 3 lần trong môn toán và tập đọc mà đã cho điểm các môn nghiên cứu và khoa học xã hội.
Ngoài sức ép về thành tích, các trường cũng đang đau đầu với bài toán kinh phí dành cho các học sinh khuyết tật. Bởi vì sự đầu tư về cơ sở vật chất, thiết bị và đội ngũ nhân lực… ở các trường giáo dục đặc biệt đã nâng chi phí giảng dạy tăng lên gấp 4 lần so với các trường thông thường.
Theo người lao động
Đi bộ 2.500 km để kêu gọi hỗ trợ cho trẻ khuyết tật
Một chàng trai khuyết tật ở Hàn Quốc cùng người bố của mình đã hoàn thành 4 cuộc đi bộ với tổng cộng 2.500 km kể từ năm ngoái để kêu gọi cộng đồng chú ý hơn đến trẻ khuyết tật cũng như kêu gọi việc thực hiện luật thúc đẩy quyền lợi của người khuyết tật.
Korea Times cho biết anh Lee Gyun-do, 20 tuổi, bị chứng rối loạn phát triển, đã cùng bố của mình là ông Lee Jin-sub, 48 tuổi, đã thực hiện 4 cuộc đi bộ dài như vậy với một mục đích rõ ràng.
Ông Lee Jin-sub cho biết: "Hiện nay hầu như không có sự hỗ trợ của chính phủ cho những người bị chứng rối loạn phát triển. Phần lớn hỗ trợ dành cho người khuyết tật tập trung vào những người có khuyết tật thể chất".
Trong khi đó, chứng rối loạn phát triển là một chứng rối loạn trong đó có việc thiểu năng trí tuệ do tổn thương não. Ông Lee cho biết những người bị rối loạn như vậy đòi hỏi sự chăm sóc toàn diện dài hạn hơn và lớn hơn.
Anh Lee Gyun-do (bên trái) và người cha Lee Jin-sub chụp ảnh trong chuyến đi bộ từ Busan đến Seoul. Hai cha con ông Lee đã thực hiện 4 chuyến đi bộ với tổng cộng 2.500 km để kêu gọi cộng đồng chú ý hơn đến người bị chứng rối loạn phát triển cũng như kêu gọi việc thực hiện luật thúc đẩy quyền lợi của những người này. (Ảnh: Yonhap)
Với chứng rối loạn phát triển, anh Lee Gyun-do sở hữu trí thông minh tương đương với một người 4 tuổi. Anh Lee Gyun-do tốt nghiệp một trường giáo dục đặc biệt vào tháng 2 năm ngoái, nhưng đã không có cơ sở hoặc nơi làm việc nào muốn nhận anh.
Sau đó, vào tháng 3 năm ngoái, ông Lee Jin-sub đã dắt tay cậu con trai mình và thực hiện cuộc đi bộ dài 600 km mất 40 ngày từ Busan đến Seoul bằng chân. Ông Lee cho biết ông muốn chỉ cho con trai mình thấy một thế giới bên ngoài khác với thế giới mà cậu đang sống.
Được biết, ông Lee đã thực sự được chẩn đoán bị bệnh ung thư đại trực tràng ngay trước khi bố con ông bắt đầu cuộc đi bộ, nhưng ông đã không để bệnh tật làm mình nhụt chí.
Sau cuộc đi bộ đầu tiên, hai bố con ông Lee đã hoàn thành thêm ba cuộc đi bộ khác, mỗi cuộc kéo dài khoảng 600 km trên những tuyến đường khác nhau. Chuyến đi bộ gần đây nhất bắt đầu vào đầu tháng 10 và kết thúc vào tháng trước.
Ông Lee đã kêu gọi các người dân, các chính trị gia và các công chức mà ông gặp trong chuyến đi và kết quả là, ông đã đóng một vai trò quan trọng trong việc có điều luật về phúc lợi và hỗ trợ cho trẻ em khuyết tật được thông qua tại Quốc hội Hàn Quốc.
Tuy nhiên, các nhiệm vụ lớn vẫn còn ở phía trước. Hiện nay ông Lee đang đặt mục tiêu để điều luật về người bị chứng rối loạn phát triển được thực thi đồng thời bãi bỏ quy định trong đó người bị chứng rối loạn phát triển sẽ không được hỗ trợ tài chính nếu họ sống với các thành viên trong gia đình là những người có thu nhập.
Năm ngoái, ông Lee đã học xong bằng về Phúc lợi xã hội và trở thành một nhân viên xã hội toàn thời gian.
"Tôi tin rằng một thế giới hạnh phúc thực sự là một thế giới mà trong đó tất cả các thành viên đều hạnh phúc", ông Lee nói.
Ông Lee cũng cho biết ông sẽ sẵn sàng bắt đầu một cuộc hành trình thứ năm để thúc đẩy sự quan tâm của cộng đồng tới những người bị chứng rối loạn phát triển.
Xuân Vũ
Theo dân trí
Phạt tiền 5 giáo viên hút thuốc trong giờ dạy Năm giáo viên một trường trung học ở Osaka (Nhật Bản) đã bị phạt nặng vì tội trốn dạy và lẻn ra ngoài hút thuốc lá. Hình minh họa Internet Một quan chức Nhật Bản cho biết Hội đồng giáo dục đã nhận được báo cáo và hình chụp bắt quả tang 5 giáo viên cùng 2 nhân viên của một trường trung...