Tổ bay trước khi đi, sau khi về đều được giám sát sức khoẻ
Các hãng hàng không Việt Nam đã triển khai các biện pháp nhằm ngăn chặn các nguy cơ lây nhiễm bệnh viêm phổi cấp do chủng virus corona mới gây ra (nCoV), đặc biệt với các tổ bay, tàu bay đi/đến Đài Loan, Hồng Kong, Ma Cao (Trung Quốc).
Các thành viên tổ tiếp viên của Vietnam Airlines được kiểm tra sức khoẻ trước khi lên tàu bay làm nhiệm vụ. Ảnh: VNA.
Sau khi thông báo khai thác trở lại các đường bay giữa Việt Nam và Đài Loan, Hồng Kong, Ma Cao, các hãng hàng không Việt Nam đang áp dụng biệt pháp đặc biệt để đảm bảo sức khoẻ cho tổ bay, hành khách, ngăn ngừa lây lan dịch nCoV.
Theo đó, với Vietnam Airlines và Jestar Pacifi Airlines, từ chiều 2/2, Đoàn tiếp viên, Đoàn bay đã chính thức triển khai kiểm tra sức khỏe tiếp viên, phi công trước các chuyến bay đi Đài Loan, Hồng Kong, Ma Cao. Đảm bảo tổ bay có sức khoẻ tốt nhất khi thực hiện nhiệm vụ.
Với các chuyến bay về, sau khi kết thúc nhiệm vụ, đoàn bay cũng được kiểm tra sức khoẻ, tàu bay được khử trùng.
Vietnam Airlines cho hay, hiện các tổ bay thực hiện các chuyến bay đi/đến giữa Việt Nam và Đài Loan, Hồng Kong, Ma Cao vẫn được luân phiên, do hiện các vùng này dịch bệnh chưa quá phức tạp. Tuy nhiên, trường hợp cần thiết, như diễn biến dịch bệnh tại các vùng này có chiều hướng phức tạp, hãng có thể thực hiện cố định các tàu bay, đoàn bay cho các đường bay này.
Trường hợp trên chuyến bay bất kỳ phát hiện có người nghi nhiễm nCoV, khi chuyến bay kết thúc tổ bay sẽ được cách ly để theo dõi sức khoẻ.
Vietjet Air cũng cho biết, để ngăn ngừa sự lây lai của nCoV, hãng đang áp dụng nghiêm ngặt khuyến cáo của Bộ Y tế, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) với các chuyến bay đi/đến vùng có dịch.
Quan trọng hơn, các hãng hàng không Việt Nam đề khuyến cáo phi công, tiếp viên, nhân viên phục vụ áp dụng biện pháp phòng chống tích cực nhất là giữ gìn sức khỏe của chính mình, có trách nhiệm với gia đình, đồng nghiệp và cộng đồng.
Việc duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh, tập thể dục hàng ngày, đảm bảo chế độ dinh dưỡng, giữ ấm và vệ sinh thân thể đúng cách sẽ góp phần tạo nên lớp “áo giáp” trước mối nguy hiểm từ dịch bệnh.
Theo kế hoạch đã thông báo, dự kiến từ ngày 6/2, Vietnam Airlines sẽ dừng khai thác đường bay Hà Nội – Hồng Kông, Hà Nội – Ma Cao. Cùng ngày này, Jetstar Pacific cũng dừng khai thác đường bay Hà Nội – Hồng Kông.
Video đang HOT
LÊ HỮU VIỆT
Theo Tiền phong
Lo cúm A/H5N1 xâm nhập từ Trung Quốc, Bộ NNPTNT ra công điện khẩn
Trong bối cảnh dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra tác động mạnh đến xuất khẩu nông sản, Bộ NNPTNT lại phải lên kế hoạch ngăn chặn cúm A/H5N1 xâm nhập qua biên giới khi tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc) vừa phát hiện một ổ dịch cúm gia cầm.
Nguy cơ lây lan giữa các nước rất cao
Do được thúc đẩy phát triển mạnh trong năm 2019, đến nay tổng đàn gia cầm của Việt Nam đang ở con số rất lớn, khoảng 467 triệu con. Năm 2019, sản lượng thịt gia cầm đạt gần 1,3 triệu tấn, tăng 15%. Cùng với đó, sản lượng trứng ước đạt 13,0 tỷ quả, tăng 12%.
Thế nhưng, đàn gia cầm lớn mạnh ấy đang bị đe dọa bởi nguy cơ dịch cúm gia cầm A/H5N1 xuất hiện, lây lan cao và có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, đặc biệt trong điều kiện dịch bệnh viên phổi cấp do chủng virus mới corona (nCoV) gây ra.
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến đi kiểm tra tình hình phát triển đàn gia cầm ở Phú Thọ. Ảnh: K.Lực
Theo thông tin của Tổ chức Thú y thế giới (OIE) và của các nước, từ đầu tháng 1 đến nay, thế giới đã ghi nhận nhiều ổ dịch bệnh cúm gia cầm tại 11 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đó là: chủng cúm A/H5N1 tại Ấn Độ, Trung Quốc; cúm A/H5N6 tại Nigeria; cúm A/H5N8 tại Cộng hòa Séc, Đức, Hungary, Ba Lan, Rumania, Slovakia, Nam Phi; tại Đài Loan cũng ghi nhận các ổ dịch cúm gia cầm cúm A/H5N2 và cúm A/H5N5. Nguy cơ bệnh lây lan giữa các nước rất cao.
Tại Việt Nam, từ đầu tháng 1/2020 đến nay, cả nước chỉ có 1 ổ dịch cúm gia cầm A/H5N6 chưa qua 30 ngày tại huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh, hiện đã tiêu hủy toàn bộ 3.000 con gà mắc bệnh và đến nay không phát sinh thên gia cầm bệnh.
Dù vậy, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường tỏ ra lo lắng khi mật độ đàn gia cầm tại Việt Nam và Trung Quốc đều rất lớn. Trong khi đó, diễn biến thời tiết năm 2020, nhất là trong quý I và quý II/2020 rất phức tạp. Dự báo tiết rét lạnh và mưa phùn sẽ diễn ra.
Năm nay lại nhuận 2 tháng 4 nên diễn biến thời tiết cực kỳ phù hợp với các loại bệnh, nhất là bệnh trên gia cầm. "Những điều kiện thời tiết như vậy là bạn đồng hành cùng với virus cúm A/H5N1. Do đó, nếu chúng ta không phòng trừ cẩn thận, kỳ này tiếp tục xảy ra dịch bệnh này thì rất phức tạp" - Bộ trưởng đánh giá.
Chính vì thế, theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, ngay từ bây giờ lãnh đạo các tỉnh biên giới phải nêu cao tinh thần, tăng cường kiểm soát để ngăn chặn cúm gia cầm A/H5N1 tràn vào. Trong tuần tới, Bộ NNPTNT sẽ triển khai một hội nghị chuyên đề về vấn đề này.
Khẩn trương ngăn chặn cúm A/H5N1 xâm nhập
Trong ngày 3/2, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường đã khẩn cấp yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh cúm gia cầm.
Bộ NNPTNT đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo các Sở, ngành và chính quyền các cấp tập trung hướng dẫn chủ chăn nuôi gia cầm tăng cường áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, các biện pháp chủ động phòng dịch, tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm cho đàn gia cầm.
Tổ chức triển khai chủ động giám sát, lấy mẫu xét nghiệm bệnh cúm gia cầm để kịp thời cảnh báo, áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, sử dụng có hiệu quả các loại vắc xin phòng bệnh cúm gia cầm. Tổ chức tiêm vắc xin cúm gia cầm phòng bệnh cho đàn gia cầm, bảo đảm đạt tỷ lệ tối thiểu trên 80% tổng đàn có nguy cơ và thuộc đối tượng tiêm phòng.
Tập trung tổ chức triển khai, đồng thời kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh động vật theo hướng dẫn của Bộ NNPTNT về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh động vật trước, trong và sau Tết Nguyên đán Canh Tý; Chỉ thị về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm vụ Đông Xuân.
Cùng với đó, tổ chức Tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường tại các vùng trọng điểm, vùng nguy cơ cao của tỉnh, thành phố để tiêu diệt các loại mầm bệnh. Thời gian thực hiện đồng loạt ngay từ đầu tháng 2/2020.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường yêu cầu Cục Thú y và các đơn vị thuộc Cục tổ chức các đoàn đến các địa phương để kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc tổ chức thực hiện; chủ động phối hợp 3 với các tổ chức quốc tế, các nước để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và giải pháp phòng, chống dịch bệnh; khẩn trương tổ chức giám sát, cảnh báo và kịp thời hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cúm gia cầm.
Cục Chăn nuôi và Trung tâm Khuyến nông quốc gia tổ chức thành lập các đoàn công tác đến các địa phương đôn đốc, hướng dẫn cụ thể các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, vệ sinh phòng dịch.
Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban 389 địa phương) tổ chức ngăn chặn, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn quản lý, đặc biệt đối với các trường hợp vận chuyển trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm từ nước ngoài vào Việt Nam.
Theo Danviet
Phụ huynh đảo lộn vì con nghỉ học tránh dịch Corona Hơn 20h ngày 2/2, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội thông báo cho hơn hai triệu học sinh từ mầm non tới THPT nghỉ học từ ngày 3 đến 9/2 để phòng dịch nCoV. Trước thông tin có phần bất ngờ này, nhiều gia đình ở Thủ đô cuống cuồng tìm người giữ trẻ hoặc bàn phương án trông giữ con....