Tờ báo năm 1912 dự đoán chính xác đến rợn người về những gì Trái đất đang phải đối mặt ngày nay
Khi những lời tiên tri trở nên quá đúng, ai nấy cũng tỏ ra ngao ngán lắc đầu.
Chẳng thể phủ nhận rằng cuộc sống của chúng ta sẽ dễ dàng hơn rất nhiều nếu như phần nào dự đoán chính xác được tương lai. Chẳng thế mà các nhà dự đoán kinh tế luôn được trọng vọng và nghề thầy bói luôn có đất sống. Đến “nắng mưa là chuyện của trời” cũng được con người đoán định với ngành nghề dự báo thời tiết cơ mà.
Đã gọi là tương lai thì chẳng có gì cố định, nên dự sai cũng là điều bình thường. Nhưng hiếm có lời tiên tri nào có thể đạt được độ chính xác như tờ báo đến từ New Zealand này. Và biết gì không, tờ báo ấy có niên đại từ năm 1912 – tức 106 năm trước.
Cụ thể thì vào ngày 14/8/1912, tờ báo với cái tên khá dài “Rodney and Otamatea Times, Waitemata and Kaipara Gazette” của New Zealand đã in một bản tin mang tính chất dự báo khoa học. Mô tả một cách ngắn gọn thì bản tin cảnh báo rằng khí quyển Trái đất đang thay đổi, vì nền kinh tế quá tập trung vào nhiên liệu hóa thạch.
“Than đá gây ảnh hưởng đến khí hậu” – đó là tiêu đề của bản tin ấy.
Bản tin ngắn dự báo tình hình khí hậu Trái đất (Ảnh từ Thư viện Quốc gia New Zealand)
Video đang HOT
“Các lò nung trên thế giới đang tiêu thụ 2 tỷ tấn than đá mỗi năm. Khi đốt, nó hút oxy và thải ra thêm 7 tỷ tấn CO2 vào khí quyển.” - trích trong bản tin.
“Quá trình này sẽ khiến không khí ngày càng giống như một cái chăn trùm lên Trái đất, làm tăng nhiệt độ lên. Hiệu ứng ấy đang xảy ra, và hậu quả sẽ tới trong thế kỷ tới.”
Đó là toàn bộ những gì được giải thích trong bản tin. Rất ngắn gọn, nhưng cực kỳ chính xác về tình hình xảy ra với khí hậu Trái đất ngày nay.
Trên thực tế, tờ báo của xứ sở chim Kiwi không phải nơi đầu tiên đăng tải bản tin dự báo này. Vào tháng 7/1912, tờ Braidwood Dispatch của Úc cũng đăng một tin tương tự. Trước đó nữa, vào tháng 3/1912, tờ Popular Mechanic có lẽ là nơi đầu tiên đưa ra lời tiên đoán này.
Tỷ lệ gia tăng nhiệt độ và mật độ CO2 trong không khí
Nếu truy xuất xa hơn nữa, các báo cáo đầu tiên về hiệu ứng biến đổi khí hậu do than đá cũng đã có rồi. Như năm 1850, tờ New York Times đã đưa ra một bản báo cáo về hiệu ứng của than lên khí hậu, nhưng không nhận được nhiều sự ủng hộ.
Và buồn thay, mọi dự đoán của con người khi ấy đã thành sự thật.
Năm 2016, cả thế giới tiêu thụ hơn 5,3 tỉ tấn than đá. Còn khí quyển Trái đất ngày nay có chứa mật độ CO2 quá khủng khiếp: trên 411 phần triệu – cao nhất trong vòng 800.000 năm trở lại đây.
Tỷ lệ ô nhiễm không khí cao cũng tấn công sức khỏe, giết chết nhiều sinh mạng con người với tốc độ đáng báo động. Đó là chưa kể đến việc nhiệt độ tăng lên dễ gây cháy rừng, khiến nước biển dâng cao, và hủy hoại hệ sinh thái.
Hiện tại, tỷ lệ sản xuất và sử dụng than đá đang dần giảm đi ở các nước phát triển, nhưng xu thế ngược lại thì đang diễn ra ở các nước đang phát triển. Vẫn có tới hàng tỉ tấn than đang được đốt, và hậu quả vẫn cực kỳ nghiêm trọng.
Theo Trí Thức Trẻ
Đại học Hawaii 'tẩy chay' nhiên liệu hóa thạch
Đại học Hawaii ở Maui vừa gia nhập danh sách một số ít các đại học Mỹ cam kết sử dụng hoàn toàn 100% năng lượng tái tạo cho mọi hoạt động trong khuôn viên trường rộng 32 ha.
Hệ thống bản điện mặt trời đang được lắp đặt tại khuôn viên Đại học Hawaii REUTERS
Phát ngôn viên đại học Michael Unebasmi cho hay quyết định trên của Đại học Hawaii trên đảo Maui thuộc bang Hawaii nhằm phản ánh xu hướng mới và cần thiết trong bối cảnh giá nhiên liệu tăng cao tại tiểu bang Mỹ, theo Reuters ngày 21.3.
Lâu nay, Đại học Hawaii vẫn dựa vào nguồn nhiên liệu hóa thạch, trong khi giá xăng dầu ở tiểu bang này cao hơn gấp 2 lần so với mức trung bình của toàn quốc, theo dữ liệu do Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ cung cấp.
Với kế hoạch thay thế điện từ xăng dầu bằng điện mặt trời vào năm 2019, đại học ở Maui đã tham gia phong trào "xanh hóa" khuôn viên trường mà chỉ có một số ít đại học đang theo đuổi, có thể kể đến như Đại học Hampshire ở Amherst, bang Massachusetts và trụ sở chính của Đại học New Hampshire ở Durham.
Chuyên gia Bronte Payne thuộc tổ chức phi lợi nhuận môi trường nước Mỹ, trụ sở tại Denver, đánh giá trong vài năm gần đây, các trường đại học của nước này đang ngày càng nâng cao nhận thức về môi trường.
Từ 2 năm trở lại đây, có khoảng 6 trường đại học tại Mỹ muốn hoàn toàn chuyển sang năng lượng tái tạo, trong khi hơn 500 trường hướng đến cái gọi là "đền bù carbon", tức sử dụng năng lượng tái tạo bên cạnh nhiên liệu truyền thống.
Theo TNO
Nhà có mùi khó chịu, cứ dùng những thứ này đảm bảo hết mùi ngay Hỗn hợp mùi thuốc lá, ẩm mốc, thức ăn... trong nhà luôn khiến không gian trở nên ngột ngạt. Bạn hoàn toàn có thể nói lời tạm biệt với những loại mùi phiền toái này với những mẹo đơn giản sau. 1. Khử mùi sơn nhà mới Mùi sơn gây khó chịu với nhiều người, nếu mùi quá hắc còn có thể dẫn...