‘Tổ ấm’ của người già chuyển giới tại Indonesia
Khoảng chục phụ nữ lớn tuổi ngồi bên trong ngôi nhà màu hồng nằm trên một con đường đất hẹp ở khu ngoại ô bụi bặm của thủ đô Jakarta. Họ cùng nhau may vá, làm bánh và trò chuyện.
Bà Yulianus Rettoblaut (áo xanh) là người đã biến nhà mình thành ngôi nhà chung cho những người chuyển giới có tuổi không nơi nương tựa. Ảnh: AFP
Mới liếc nhìn qua, trông họ giống một nhóm những phụ nữ có tuổi thường thấy, nhưng đôi má hõm xuống và những nếp nhăn trên gương mặt họ lại mách bảo về những câu chuyện thương tâm.
Tất cả họ đều là “waria”, một thuật ngữ được dùng để chỉ người chuyển giới ở Indonesia và ngôi nhà mà họ đang sống này được các nhà hoạt động ca ngợi là ngôi nhà đầu tiên dành cho những người đã có tuổi trong cộng đồng chuyển giới.
Từ “waria” là sự kết hợp của từ phụ nữ (wanita) và đàn ông (pria) trong tiếng Indonesia. Nó được dùng để miêu tả một bản sắc giới tính, dù thường là đề cập đến những người có vẻ ngoài đàn ông nhưng bên trong lại là phụ nữ, và được áp dụng bất kể người đó đã trải qua phẫu thuật và tiêm hooc môn chuyển giới hay chưa.
Ngôi nhà chung
Ngôi nhà dành cho người già chuyển giới này là điển hình cho những mâu thuẫn ở một đất nước mà cho đến cách đây hai năm, chính phủ vẫn đưa ra phương châm rằng những người chuyển giới bị bệnh tâm thần.
Video đang HOT
Như một phần trong những nỗ lực nhằm hướng đến sự công nhận của xã hội, chính phủ Indonesia từ tháng sau sẽ bắt đầu hỗ trợ cho nhà của người già chuyển giới một chương trình dinh dưỡng cơ bản, đồng thời cấp vốn làm ăn cho 200 người chuyển giới trong thành phố.
Tuy nhiên, hầu hết nguồn ngân sách để hỗ trợ cho ngôi nhà chung này xuất phát từ người sáng lập nó, Yulianus Rettoblaut, một phụ nữ chuyển giới và là một nhà hoạt động có tiếng tăm được biết đến với biệt danh Má Yuli, người đã biến nhà riêng của mình thành ngôi nhà chung của người chuyển giới hồi năm ngoái.
“Chúng tôi tập trung vào những người chuyển giới có tuổi, vì các tổ chức phi chính phủ thường chỉ chú trọng vào những người trẻ tuổi”, người phụ nữ 51 tuổi nói. Bà Yuli nảy ra ý tưởng này sau khi chứng kiến nhiều người đồng cảnh ngộ với mình lang thang trên đường phố trong bệnh tật, thất nghiệp và nghèo khổ.
Trong khi một số người chuyển giới tìm được chỗ đứng của mình trong nước với vai trò như dẫn chương trình, thì hầu hết người chuyển giới già ở quốc gia lớn nhất Đông Nam Á với 240 triệu dân này đều bị người thân hắt hủi và không quan tâm.
“Cuộc sống của họ khó khăn lắm, nhiều người thậm chí còn rất đói khổ. Họ chẳng có lựa chọn nào khác ngoài ngủ dưới gầm cầu”, bà Yuli nói.
Vì vậy, dù thiếu thốn nhưng bà Yuli vẫn cố gắng cung cấp cho mọi người đủ ba bữa ăn một ngày và cho họ học may vá, làm bánh và làm tóc nếu họ không có nghề nghiệp. 12 người cùng chen chúc ngủ trên những chiếc đệm cũ trong một phòng ngủ nằm trên cầu thang dốc và hẹp.
Khi bà Yuli không kiếm đủ 350.000 rupiah (36 USD) một ngày để nuôi cả nhà, bà sẽ tổ chức các buổi biễn diễn trên đường phố với những màn múa hát của những người chuyển giới trong nhà. Dù đã lớn tuổi, họ vẫn mong muốn được làm việc để kiếm sống khi còn có thể.
Bà Yuli cho biết có 70 nhà thờ tại Jakarta ủng hộ cho những người bạn của bà, cho họ tạm trú trong lúc lụt lội, nhưng chỉ có 4 nhà thờ hỗ trợ tiền.
Dù còn nhiều khó khăn lớn, bà vẫn hy vọng một ngày có thể đưa cả 800 người già chuyển giới của Jakarta về đây và mở rộng căn nhà ra khoảng sân trống bên cạnh.
Bà Yoti Oktosea, 70 tuổi, từng là gái mại dâm. Ảnh: AFP
Quấy rối và kỳ thị
Theo ước tính, Indonesia hiện có 35.000 người chuyển giới, nhưng các nhà hoạt động cho rằng con số này phải cao hơn nhiều. Phần lớn họ đều là mục tiêu quấy rối và bắt nạt, dù xã hội đang ngày một cởi mở hơn với họ.
Sự phân biệt đối xử đẩy nhiều người vào con đường mại dâm, làm gia tăng tỷ lệ nhiễm HIV trong người chuyển giới từ 6% lên 34% trong 10 năm 1997-2007 ở Jakarta.
Ở tuổi 70, Yoti Oktosea là phụ nữ chuyển giới từ đàn ông và là một trong những người đang sống ở nhà của bà Yuli. Mặc quần sooc ngang gối và áo phông rộng thùng thình, bà tự hào khoe một tấm ảnh chụp thời còn trẻ.
Thời đó, bà là một gái mại dâm đắt khách, nhưng “bây giờ mọi thứ xuống cấp rồi”, bà cười lớn.
Má Yuli cũng từng là gái mại dâm suốt 17 năm nhưng đã kịp bỏ nghề để làm lại cuộc đời, trở thành người chuyển giới đầu tiên có bằng luật của một trường đại học Hồi giáo ở tuổi 46.
Dù không xóa bỏ được sự kỳ thị của phần đông xã hội, những tia sáng le lói vẫn mang đến hy vọng cho cộng đồng người chuyển giới của bà Yuli.
Năm 2008, trường Hồi giáo đầu tiên dành cho người chuyển giới dạy về cầu nguyện và kinh Quran mở cửa. Và sự thành lập ngôi nhà chung của bà Yuli là một thắng lợi nữa của cộng đồng “waria”.
Theo VNE
Phận già ở xứ sở Kim chi
Khi góa phụ Yoon Sook-Hee, 62 tuổi qua đời sau một đợt viêm phổi vào giữa tháng 1 vừa qua, bà đã "gia nhập" số lượng ngày càng tăng những người già ở xứ sở Kim chi chết một mình trong cô đơn và việc hậu sự phải nhờ vào những tổ chức từ thiện.
Cụ Kong Kyung Soon sống cô quạnh trong căn nhà 2m2
Chết cô đơn
Hàn Quốc ngày càng giàu có hơn, nhưng văn hóa truyền thống cũng đang dần mai một. Có rất nhiều người già ở xứ sở Kim chi sống cô đơn và chết trong hiu quạnh cho dù họ vẫn còn người thân và con cháu. Bà Yoon Sook Hee qua đời do viêm phổi hồi giữa tháng 1-2013. Trong suốt thời gian ốm đau và ngay cả đến lúc nhắm mắt xuôi tay, bà Yoon không hề có người thân nào bên cạnh. Chồng cũ của bà Yoon, người ly dị bà cách đây 40 năm, khi nhận được thông báo của bệnh viện đã từ chối lo liệu cho người vợ cũ. Bà Yoon có một người con trai nhưng từ lâu đã không còn liên lạc với mẹ. Cuối cùng bà được những người không quen biết mai táng. Sự ra đi cô quạnh của bà Yoon Sook Hee chỉ là một phần trong bức tranh những người già ở Hàn Quốc sống neo đơn những năm tháng cuối đời và chết trong cô đơn.
"Ngày càng có rất nhiều người già sống cuối đời trong tuyệt vọng vì họ không có một nơi để chôn cất sau khi chết. Họ dành dụm được một số tiền nhỏ và đến gặp chúng tôi nhờ lo liệu sau khi qua đời" - anh Kang Boong Hee, một tình nguyện viên của Công ty Dịch vụ tang lễ cho người già neo đơn nói. Những trường hợp như bà Yoon Sook Hee không phải là hiếm gặp ở xứ sở Kim chi. Trong tổng số 50 triệu dân, Hàn Quốc có tới 1,2 triệu người già có hoàn cảnh tương tự. Anh Kang cho biết, hiện nay có khoảng 234.000 cụ già trên 65 tuổi (tương đương 19,7%) sống độc thân cần giúp đỡ, trong số đó có khoảng 20% cụ bệnh tật nặng qua đời bất cứ lúc nào, trong khi kinh phí hỗ trợ mai táng của tổ chức từ thiện này đã cạn kiệt và rất cần sự trợ giúp của chính phủ.
Sống cô quạnh
Căn hộ nhỏ bé của cụ Kong Kyung Soon nằm sát khu Kangnam, một khu dân cư giàu có ở Seoul, nơi giờ đã trở nên nổi tiếng sau khi bản hit Kangnam style được biết đến trên toàn thế giới. Tuy nhiên có một điều mà nhiều người còn chưa biết về Kangnam, đó là nơi đây có rất nhiều người già sống hiu quạnh dù dư thừa vật chất. Theo thống kê, con số này vào khoảng 7.000 cụ - một con số không nhỏ so với dân số ít ỏi của khu vực giàu có nhất nhì Seoul.
Cụ Kong Kyung Soon, 73 tuổi, sống một mình trong căn hộ siêu nhỏ với diện tích khoảng 2m2, hàng ngày đun nước nóng bằng nồi cơm điện để tiết kiệm gas. Cụ Kong đã ly dị chồng cách đây hơn 30 năm sau khi phát hiện chồng có quan hệ lăng nhăng với nhiều cô gái khác. "Nếu tôi bị ốm, thì chắc là tôi sẽ chết" - cụ nói và thêm rằng, hàng tháng cụ phải trả 360.000 won (340 USD) tiền thuê nhà và các chi phí sinh hoạt khác trong số 500.000 won bà được nhận từ trợ cấp. Cụ Kong rất lo lắng về chuyện hậu sự của mình "Tôi nói với chị gái tôi rằng tôi muốn về với tiên tổ. Chị ấy bảo, tôi có thể làm điều tôi muốn sau khi tiết kiệm đủ 5 triệu won để lo chuyện hậu sự" - cụ Kong Kyung Soon tâm sự. Khi được hỏi tại sao không kêu gọi hỗ trợ từ con cháu, cụ Kong cho biết, giờ thời thế đã thay đổi, cụ chỉ trông cậy vào khoản phúc lợi xã hội.
Theo số liệu thống kê, dân số Hàn Quốc đang ngày càng già đi. Số người già ở quốc gia phát triển này tăng từ 3,8% năm 1980 lên 11,8% năm 2012. Con số này dự kiến sẽ tăng lên 24,3% vào năm 2030. Năm 2050, cứ 10 người Hàn Quốc sẽ có 4 người trên 65 tuổi. Với tuổi thọ của người dân ngày càng cao và tỷ lệ sinh thấp, Hàn Quốc sẽ vượt qua Nhật Bản để trở thành quốc gia có tỷ lệ người già cao nhất hành tinh.
Giải pháp "hộp sữa"
Một khảo sát mới đây cho thấy, cứ 100.000 người già trên 65 tuổi ở Hàn Quốc thì có 71 cụ tự kết liễu đời mình. Tỷ lệ người già tự tử ở Hàn Quốc cao gấp 2 lần so với Nhật Bản và gấp 7 lần so với Mỹ. Chính phủ Hàn Quốc đang tìm cách giúp đỡ, nâng cao chất lượng cuộc sống của người già. Tuy nhiên, sự trợ giúp cũng chỉ có hạn, bởi ngân sách dành cho phúc lợi của nước này được xếp ở vị trí thấp thứ hai trong số các nước OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, gồm 34 thành viên trong đó hầu hết là các quốc gia có thu nhập cao).
Hàn Quốc đã thông qua luật về phúc lợi cho người già đầu tiên trên phạm vi rộng từ năm 1981, tập trung vào việc phát hiện sớm và điều trị bệnh cũng như các phúc lợi khác cho người cao tuổi. Để ngăn chặn tình trạng các cụ già qua đời mà không ai biết tới, chính phủ Hàn Quốc đã có chương trình thăm viếng người già bắt đầu từ năm 2007. Mỗi tuần ít nhất một lần, một nhân viên chăm sóc sức khỏe được cử đến thăm nhà những người già sống một mình. Mỗi nhân viên chăm sóc luôn liên lạc thường xuyên với trung bình 30 người già và cũng hướng dẫn cho họ cách gọi điện để giữ liên lạc.
Ở một số nơi, chính quyền địa phương còn có cách tiếp cận khác, chẳng hạn như mỗi ngày họ đều để một hộp sữa chua ở trước cửa. Nếu phát hiện thấy không có người nhận sữa, đồng nghĩa với việc có điều bất thường xảy ra trong căn nhà cần được hỗ trợ. Tuy nhiên, những điều này cũng không giải quyết được vấn đề chính của những người cao tuổi. "Ở đâu cũng vậy, những người già chỉ muốn có một người nào đó để nói chuyện"- anh Kang nói, yếu tố quan trọng nhất giúp hạn chế nguy cơ tự tử ở người lớn tuổi là sự thương yêu và chăm sóc của những người thân trong gia đình dành cho họ.
Theo ANTD
Đi lừa, gõ cửa đúng nhà nữ cảnh sát Bịa ra một câu chuyện thương tâm, nói rằng mình là đại diện cho một hội từ thiện, đi quyên góp tiền và đồ vật cho em trai một người bạn bị bại liệt, một cậu thanh niên đi khắp nơi xin tiền, anh ta lợi dụng lòng tốt mọi người, nhằm vào những người già dễ bị cảm động. Sự việc chỉ...