TNS McCain đề nghị trừng phạt Trung Quốc vì gây bất ổn ở Biển Đông
Thượng nghị sĩ John McCain gọi hoạt động gây hấn của Trung Quốc như của “kẻ đầu gấu”, yêu cầu chính phủ Mỹ có biện phạt trừng phạt các công ty Trung Quốc liên quan hoạt động cải tạo đất, phá hủy môi trường ở Biển Đông.
Thượng nghi sĩ John McCain đề nghị trừng phạt Trung Quốc gây bấn ổn ở Biển Đông – Ảnh: AFP
Trong buổi điều trần trước Ủy ban quân vụ Thượng viện Mỹ hôm 23.2, thượng nghị sĩ John McCain, Chủ tịch Ủy ban quân vụ Thượng viện, đề nghị có biện pháp cứng rắn đối với Trung Quốc và cho rằng chính phủ Mỹ cần áp đặt lệnh trừng phạt đối với các tổ chức gây bất ổn ở Biển Đông.
“Tôi nghĩ đã đến lúc chính phủ Mỹ sử dụng biện pháp trừng phạt đối với các công ty Trung Quốc liên quan đến việc cải tạo đất, gây bất ổn và hủy hoại môi trường ở Biển Đông”, hãng tin Sputnik dẫn lời thượng nghị sĩ McCain trong buổi điều trần của Bộ chỉ huy hạm đội Thái Bình Dương (Mỹ).
“Trong nhiều năm qua, Trung Quốc hành xử không giống ‘bên có trách nhiệm’ đang cố lập lại trật tự ở châu Á – Thái Bình Dương mà giống ‘đầu gấu’ hơn”, ông McCain nói, theo Press Trust of India ngày 24.2.
Video đang HOT
Ngoài ra, thượng nghị sĩ McCain còn cảnh báo Trung Quốc đang cố gắng đẩy nước khác ra khỏi vùng biển nước này tuyên bố chủ quyền phi lý như ở bãi Cỏ Mây (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam) hoặc xây dựng cơ sở hạ tầng mới ở những khu vực như bãi cạn Scarborough (Philippines và Trung Quốc đang tranh chấp).
“Chúng ta cũng nên xem xét các bước tiếp theo để nâng cao vị thế, cải thiện cơ sở hạ tầng, tài trợ cho các cuộc tập trận, triển khai trước thiết bị, khí tài và nâng cao năng lực cho đối tác ở vùng Châu Á – Thái Bình Dương”, ông McCain đề xuất.
Sau khi cải tạo đất, xây dựng phi pháp đảo nhân tạo và đường băng ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, Trung Quốc tiếp tục hoạt động quân sự hóa bằng việc triển khai tên lửa, radar ở khu vực này bất chấp sự phản đối của các nước trong và ngoài khu vực.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Mỹ kêu gọi tăng cường thách thức tuyên bố của Trung Quốc ở Biển Đông
Một đô đốc Mỹ hôm qua kêu gọi Australia cùng các quốc gia khác nên làm theo Mỹ và triển khai các hoạt động hải quân "tự do đi lại" trong phạm vi 12 hải lý quanh những đảo có tranh chấp ở Biển Đông.
Phó đô đốc Joseph Aucoin. Ảnh: AP.
Phó đô đốc Joseph Aucoin, chỉ huy Hạm đội 7 Hải quân Mỹ, đang ở Australia tham gia đàm phán cấp cao với các lãnh đạo quốc phòng và thảo luận về mối quan ngại ngày càng tăng liên quan đến hoạt động mở rộng quân sự của Bắc Kinh trong khu vực, Australian Broadcasting Corporation đưa tin.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với phần lớn diện tích Biển Đông, chồng lấn lên vùng biển các nước láng giềng như Việt Nam, Philippines. Mỹ trong năm ngoái đã điều tàu và máy bay tuần tra gần những đảo nhân tạo Trung Quốc cải tạo phi pháp tại khu vực.
"Chúng tôi đang làm những gì từng làm trong suốt nhiều thập kỷ, đảm bảo những tuyến đường biển không bị cản trở", ông Aucoin nói. "Tôi thực sự hy vọng điều đó không bị hiểu thành Mỹ đối đầu với Trung Quốc. Chúng tôi đang thực hiện quyền tự do đi lại theo luật biển".
Theo ông Aucoin, việc Australia cùng các nước khác điều tàu chiến thực hiện hoạt động tương tự trong phạm vi 12 hải lý quanh nơi có tranh chấp là "quan trọng".
"Điều chúng tôi đang cố gắng đảm bảo là mọi quốc gia, bất kể quy mô hay sức mạnh, có thể theo đuổi lợi ích của họ dựa trên luật pháp về biển và không gặp nguy hiểm bởi những hành động của mình", ông cho biết thêm. "Điều này phụ thuộc vào các nước nhưng tôi nghĩ các tuyến đường biển cần không bị cản trở vì lợi ích tốt nhất của chúng ta".
Trung Quốc trong tuần trước bị tố đã đưa hệ thống tên lửa đất đối không tới đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng từ năm 1974. Việt Nam đã nhiều lần yêu cầu Trung Quốc chấm dứt các hoạt động phi pháp ở Hoàng Sa và Trường Sa.
Bắc Kinh hiện vẫn không thừa nhận hay bác bỏ cáo buộc điều tên lửa ra Biển Đông. Tuy nhiên, Global Times dẫn thông tin từ Bộ Quốc phòng Trung Quốc xác nhận nước này "đã triển khai các vũ khí trên đảo từ lâu" nhưng không nói cụ thể loại vũ khí trên đảo. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry khẳng định đây là bằng chứng cho thấy "sự gia tăng quân sự hóa" và là "mối quan ngại nghiêm trọng".
Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, trao công hàm phản đối các hoạt động của Bắc Kinh vi phạm chủ quyền Việt Nam ở Hoàng Sa. Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc cũng có công hàm gửi Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon đề nghị lưu hành chính thức công hàm trên.
Như Tâm
Theo VNE
Trung Quốc bị nghi đặt radar tần số cao tại Trường Sa Ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc có thể đã bố trí một hệ thống radar mới trên đá Châu Viên, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc có thể đã triển khai radar tần số cao ở đá Châu Viên, quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: CSIS Gregory Poling, người đứng đầu...