TNK: Thỏa thuận với Libya không có điều khoản triển khai binh sỹ
Phát biểu họp báo tại Ankara, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Cavusoglu nêu rõ: “Thỏa thuận an ninh không bao gồm bất cứ điều khoản nào về việc gửi binh sỹ.”
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu. (Nguồn: ekathimerini)
Reuters đưa tin, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu ngày 11/12 cho biết, một thỏa thuận an ninh giữa nước này với Libya không bao gồm một điều khoản cho phép Ankara triển khai binh sỹ tới quốc gia Bắc Phi này.
Ông Cavusoglu đã đưa ra tuyên bố trên sau khi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan tuyên bố Ankara có thể điều thêm lực lượng nếu có yêu cầu của Tripoli.
Hai tuần sau khi chính phủ Libya được quốc tế công nhận và Thổ Nhĩ Kỳ ký một hiệp ước an ninh và quốc phòng mở rộng, cùng một bản ghi nhớ về biên giới biển.
Video đang HOT
Trong tuần này, ông Erdogan đã phát biểu rằng, theo thỏa thuận an ninh và quốc phòng nêu trên, Thổ Nhĩ Kỳ có thể điều thêm binh sỹ tới Libya nều chính phủ của Thủ tướng Fayez al-Serraj có trụ sở tại Tripoli yêu cầu Ankara.
Động thái như vậy sẽ không vi phạm lệnh cấm vận vũ khí của Liên hợp quốc đối với Libya, và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không “tìm kiếm sự chấp thuận của bất cứ ai.”
Tuy nhiên, Ngoại trưởng Cavusoglu khẳng định thỏa thuận này chủ yếu tập trung vào việc huấn luyện.
Phát biểu họp báo tại Ankara, ông Cavusoglu nêu rõ: “Thỏa thuận an ninh không bao gồm bất cứ điều khoản nào về việc gửi binh sỹ. Trước đây chúng tôi đã có những thỏa thuận tương tự như vậy, và đây chỉ là thỏa thuận được nâng cấp. Không có việc triển khai binh sỹ… Tuy nhiên, Tổng thống của chúng ta đã nói rằng chúng ta có thể định lượng lại điều này nếu có một đề nghị theo cách của chúng ta”./.
Theo vietnamplus.vn
Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố sẽ trả đũa nếu Mỹ trừng phạt vì mua S400 của Nga
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu tuyên bố nước này sẽ trả đũa nếu Mỹ áp dụng biện pháp trừng phạt Ankara về quyết định mua hệ thống phòng không S-400 của Nga.
Căng thẳng giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ đã leo thang trong những tháng gần đây liên quan đến việc Ankara mua hệ thống phòng không S-400 của Nga. Chính quyền Washington cho rằng, việc làm này đã khiến Mỹ phải áp đặt lệnh trừng phạt và gửi thư cảnh báo rằng Ankara sẽ bị rút ra khỏi chương trình sản xuất máy bay phản lực F-35 của Mỹ.
Căng thẳng giữa Mỹ - Thổ Nhĩ Kỳ đã leo thang trong những tháng gần đây liên quan đến việc Ankara mua hệ thống phòng không S-400 của Nga.
Bộ trưởng Ngoại giaoThổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu hôm 14/6 cho biết, nước này sẽ trả đũa nếu Mỹ thực thi lệnh trừng phạt đối với Ankara liên quan đến việc mua các hệ thống phòng không S-400 của Nga.
"Một quốc gia không có quyền ban bố hướng dẫn cho nước khác cần hành động như thế nào. Mỹ nên từ bỏ lối hành xử đang làm mọi người lo ngại. Việc này sẽ đi xa đến đâu? Nếu Mỹ tiến hành bước đi chống chúng tôi, chúng tôi buộc phải làm điều tương tự. Chắc chắn là sẽ không ai chịu im lặng nhìn người Mỹ thao túng", Ngoại trưởng tuyên bố trong cuộc phỏng vấn của NTV.
Trước đó, ông Cavusoglu nói rằng "không ai" có thể đưa ra tối hậu thư đối với Thổ Nhĩ Kỳ liên quan đến chính sách của Ankara.
Những tuyên bố trên được Ngoại trưởng Cavusoglu được đưa ra ngay sau khi người phát ngôn của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, ông Ibrahim Kalin chỉ trích lá thư của quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan gửi Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ có nội dung đe dọa để loại bỏ Ankara khỏi chương trình huấn luyện phi công F-35 liên quan đến thỏa thuận S-400.
Như tin đưa trước đây của tạp chí Foreign Policy dẫn nguồn từ bức thư ngày 6/6 mà quyền lãnh đạo Lầu Năm Góc Patrick Shanahan gửi cho Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar, nói rằng các phi công Thổ Nhĩ Kỳ đang học điều khiển F-35 cần rời Mỹ trước ngày 31/7 tới, và Washington sẽ không nhận đào tạo phi công mới.
Trước đó Ankara nhấn mạnh rằng sẽ không từ chối mua S-400, và lô đầu tiên hệ thống tên lửa loại này cần được đưa đến Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 7 tới.
Mỹ tuyên bố rằng S-400 không tương thích với hệ thống phòng thủ của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), đe dọa trừng phạt Ankara nếu quyết định mua và nhiều lần khẳng định phía Mỹ có thể trì hoãn hoặc hủy bỏ việc bán máy bay F-35 mới nhất cho Thổ Nhĩ Kỳ.
Vào cuối tháng 5 vừa qua, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus tuyên bố rằng việc Thổ Nhĩ Kỳ mua hệ thống phòng không S-400 của Nga sẽ gât ra "hậu quả rõ ràng và rất nghiêm trọng".
Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã ký thỏa thuận mua hệ thống phòng không S-400 trị giá 2,5 tỷ USD từ tháng 12/2017. Các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ cho biết việc chuyển giao đợt đầu tiên hệ thống tên lửa S-400 được ấn định vào tháng 7/2019 theo đúng kế hoạch./.
Theo Datviet
Chỉ cần "tất tay" trừng phạt S-400, Mỹ sẽ "chết lặng" trước sự đáp trả thích đáng của Thổ Nhĩ Kỳ? Ngay khi Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt liên quan đến S-400, sự hiện diện của nước này ở các căn cứ quân sự tại Thổ Nhĩ Kỳ cũng sẽ bị đe dọa. Thổ Nhĩ Kỳ có thể yêu cầu Mỹ rời khỏi căn cứ Incirlik. Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu tuyên bố, Ankara có thể yêu cầu Mỹ rời khỏi...