TLBB rộn ràng dạ tiệc tình nhân 2012
Khâu chuẩn bị cho đêm tiệc đã gần được hoàn tất, vào ngày 23/2/2012, những game thủ may mắn của Thiên Long Bát Bộ sẽ được tham dự một đêm tiệc lãng mạn, hoành tránh mang tên Dạ Tiệc Tình Nhân cùng bạn bè và người mà họ yêu thương.
Gala Royale.
Dạ Tiệc Tình Nhân sẽ được tổ chức vào lúc 16h00 tại nhà hàng Gala Royale số 63 Mạc Đĩnh Chi, Phường Đa Kao, Quận 1, Tp. HCM. Dự kiến, hơn 200 game thủ may mắn sẽ trở thành khách mời danh dự của dạ tiệc lãng mạn này. Cụ thể, 32 trong số 200 khách mời là những cặp đôi may mắn chiến thắng trong cuộc thi chụp ảnh tình nhân trong game với tên gọi “Hình ảnh bất ly – Nhận quà như ý” được tổ chức từ ngày 8/2 đến 19/2/2012 tại forum Thiên Long. Các khách mới còn lại là những game thủ đã gắn bó và dành nhiều tình cảm cho Thiên Long Bát Bộ trong suốt thời gian qua.
Đêm tiệc đặc biệt này sẽ được tổ chức trong một không gian lãng mạn, ngọt ngào, theo phong cách kiếm hiệp tình duyên đậm chất Thiên Long Bát Bộ. Âm nhạc du dương cùng hình ảnh những đôi tình nhân sánh bước bên nhau ngay từ lối vào chắc chắn sẽ đem đến cho khách tham dự những ấn tượng khó quên.
Dạ Tiệc Tình Nhân còn là một bữa tiệc nghệ thuật sắc màu, nơi mà các tiết mục trình diễn cosplay, kịch sân khấu, ca nhạc, tấu hài… đều phảng phất nét kiếm hiệp đặc sắc của Kim Dung. Ngoài ra, buổi dạ tiệc còn có sự tham dự của nhiều ngôi sao như: MC – diễn viên Trấn Thành, nghệ sỹ hài Hà Linh, ca sỹ – diễn viên hài Ngố Duy Khiêm, cosplayer được yêu thích Mitu Kat,…
Video đang HOT
Danh hài Hà Linh.
MC Trấn Thành.
Cosplayer Mitu Kat.
Tất cả khách mời đến tham dự đêm tiệc còn nhận được quà kỷ niệm là những hộp Chocolate Graphics mang hương vị đặc biệt, ngọt ngào. Toàn bộ giải thưởng và quà tặng chương trính do Thiên Long Bát Bộ, Hnammobile và Chocolate Graphics phối hợp tài trợ.
Vui lòng xem thông tin chi tiết tại website: http://tl.gate.vn
Thông tin về FPT Online
FPT Online tập trung vào các mảng hoạt động: Game online, nhạc số, dịch vụ gia tăng trên điện thoại, hộ chiếu điện tử, lưu trữ file trực tuyến, chia sẻ hình ảnh, mạng xã hội…. Bên cạnh đó, công ty còn tham gia vào thị trường quảng cáo trực tuyên từ năm 2000 với sản phâm chính là báo điện tử VnExpress.net.
Về lĩnh vực trò chơi trực tuyến, hiện nay, FPT Online đang sở hữu 6 game online tên tuổi tại thị trường Việt Nam: MU Việt Nam – Xứng Danh Anh Hùng (MU), Thiên Long Bát Bộ (TLBB), Bá Chủ Thế Giới – Granado Espada (GE), Tây Du Ký (TDK) và Thần Võ (TV) và các webgame hấp dẫn như: Vua Bếp, Kungfu Bóng Đá.
Thông tin về Chocolate Graphics
Thương hiệu Chocolate Graphics ra đời vào tháng 7 năm 1999 và hiện tại, đã trở thành một thương hiệu uy tín toàn cầu với 30 chi nhánh trên toàn thế giới. Tháng 7 năm 2009, Công ty TNHH TM Lá Phong tự hào là doanh nghiệp Việt Nam được cấp bản quyền sản xuất và giới thiệu tới công chúng thương hiệu Chocolate Graphics. Từ năm 2009 đến nay, Chocolate Graphics Việt Nam đã xây dựng được một thương hiệu sô cô la quốc tế được yêu mến và ưa dùng tại Việt Nam. Chocolate Graphics đã có một chỗ đứng vững chắc tại thị trường Thành phố Hồ Chí Minh và đang không ngừng vươn xa ra thị trường Miền Trung và Miền Bắc.
Thông tin về Hnammobile:
Tháng 03 năm 2006, hệ thống bán lẻ điện thoại di động Hnammobile được chính thức thành lập với định hướng kinh doanh phát triển bền vững và trở thành nhà bán lẻ điện thoại di động chính hãng có chất lượng và dịch vụ hàng đầu tại Việt Nam. Sau 6 năm kinh doanh, Hnammobile hiện đã có 6 cửa hàng chính thức và 1 cửa hàng sắp khai trương vào cuối tháng 2/2012. Hiện tại, thương hiệu Hnammobile đã trở nên quen thuộc với người tiêu dùng thành phố nói riêng và cả nước nói chung. Hnammobile cũng là một trong những trung tâm kinh doanh điện thoại di động trẻ mạnh dạn áp dụng mô hình thương mại điện tử vào những hoạt động kinh doanh của mình bằng việc cho ra mắt website riêng tại địa chỉ: http://www.hnammobile.com, và trong 4 năm liên tiếp, website luôn lọt vào top 500 Website hàng đầu Việt Nam
Theo Bưu Điện Việt Nam
Nhạc số và những nghịch lý
Việc nhóm HKT, Phạm Trưởng đứng đầu danh sách tải nhạc, nhạc chuông nhạc chờ của một nhà mạng trong năm 2011 đã khiến không ít người "ngã ngửa". Thực tế, nhiều người sẽ còn "ngã ngửa" hơn nữa nếu biết số tiền mà những cái tên lạ hoắc này thu về trong năm là vài tỷ đồng.
Đây cũng là năm lên ngôi của nhạc số trên thế giới, khi doanh thu nhạc số tăng 8,4% còn doanh thu băng đĩa giảm 5% - theo số liệu của Nielsen và Billboard.
Không giống với xu hướng thế giới, theo một số đơn vị kinh doanh nhạc số tại Việt Nam, doanh thu trong năm 2011 lại giảm từ 10 - 20% so với năm trước. Sự sụt giảm này cũng cho thấy tại thống kê của Trung tâm bảo vệ tác quyền âm nhạc Việt Nam (VCPMC) với số tiền tác quyền thu về được trong năm khoảng 850 triệu đồng (đối với nhạc chuông) và gần 2,5 tỷ đồng (đối với nhạc trực tuyến trên các website). Tuy nhiên, sự sụt giảm được cho chỉ là một cú chững tạm thời, sau thời gian choáng ngợp vì sự mới mẻ của nhạc số của người nghe Việt Nam. Riêng với VCPMC, doanh thu giảm bởi nhiều ca sĩ đã chọn cách tìm đến thẳng với CP (đơn vị cung cấp nội dụng cho các mạng điện thoại) mà không qua đơn vị này.
Phạm Trưởng, một ca sĩ mới nhưng lại nằm trong top 3 ca sĩ có ca khúc được tải nhiều nhất.
Thực tế, nhạc số vẫn là miếng bánh cực kỳ béo bở ở hiện tại và tương lai, nếu không muốn nói là hoàn toàn đủ khả năng thay thế nhạc đĩa. Và theo đại diện một CP, thị phần nhạc chuông nhạc chờ tại các tỉnh cao hơn nhiều so với tại thành phố lớn. Đó cũng chính là lý do khiến bí quyết để "ăn" nhạc chuông nhạc chờ là phải có nhiều sô diễn tại tỉnh, và những cái tên xa lạ và liệt vào hàng "thảm họa" như HKT, Phạm Trưởng, Saka Trương Tuyền... trở thành những từ khóa hot được tìm kiếm nhất của nhạc số.
Theo đại diện của ca sĩ Nam Cường - người đứng trong top 3 ca sĩ có số người tải về (cùng HKT và Phạm Trưởng), số tiền ca sĩ này nhận được trong năm 2011 từ nhạc chuông nhạc chờ khoảng vài trăm triệu đồng. Tuy nhiên, con số nhà mạng thu về từ việc tải nhạc chuông nhạc chờ lên đến hàng tỷ, và với nhóm HKT là hàng chục tỷ đồng. Tùy theo hợp đồng và hình thức bán (thời gian bao lâu, độc quyền hay không độc quyền?...) sẽ quyết định tỷ lệ ăn chia giữa ca sĩ và các CP, giữa các CP và nhà mạng. Tuy nhiên, thường thì con số thực mà các ca sĩ nhận được là rất ít so với doanh thu thực tế mà nhà mạng đạt được. Bởi lẽ, các CP có thể giám sát được lượt tải của các nhà mạng, nhưng ca sĩ thì lại không. Con số mà ca sĩ biết được hoàn toàn phụ thuộc vào CP - một rủi ro không có khả năng kiểm soát.
Một điều đáng suy ngẫm khác là nếu như với các nước trên thế giới, nhạc trực tuyến được xem là xu hướng tương lai chứ không phải nhạc chuông nhạc chờ, thì tại Việt Nam, hiện tại nhạc trực tuyến vẫn là con số không to tướng: không doanh thu, không kiểm soát bởi do người nghe tự do đăng tải.
Theo Báo Đất Việt
Google đi làm "thương buôn" nhạc số? Theo thông tin mới nhất, có vẻ như Google đang rất hứng thú với một dự án hoàn toàn mới đó là mở kho bán nhạc số trong thời gian tới. Thậm chí, ai cũng biết đây là một bước đi khá muộn của Google nhưng xem ra Google vẫn rất quyết tâm để giành được lợi ích từ thị trường nhạc số...