TKV xin giảm thuế tài nguyên: Quá vô lý…
Bất cứ DN nào đều phải có đóng góp cho đất nước, kể cả dù vào tay nhà nước không được nhiều, chứ không phải khó khăn là xin đặc cách.
Phải tự giải quyết
Phát biểu ý kiến tại Hội nghị giao ban ngành công thương tháng 7, ông Nguyễn Văn Biên, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) lý giải nguyên nhân vì sao than trong nước kém cạnh tranh hơn so với than nhập khẩu, ông Biên cho rằng, thuế tài nguyên của Việt Nam cao hơn các nước như Indonesia, Úc, Trung Quốc từ 5 – 7%.
Trong khi, theo Nghị quyết của Thường vụ Quốc hội, thuế tài nguyên sẽ tiếp tục tăng thêm từ ngày 1/7/2016. Theo đó, sản phẩm than khai thác lộ thiên sẽ tăng 12% và than khai thác hầm lò 10%. Theo tính toán, với mức thuế tài nguyên điều chỉnh tăng đồng nghĩa với việc TKV tăng chi phí phải nộp lên khoảng 1.200 tỷ đồng/năm.
Vì thế, TKV đề xuất giảm thuế tài nguyên trong nước, tránh để than nước ngoài tràn vào Việt Nam làm ảnh hưởng đến sản xuất, tình hình việc làm của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến an sinh xã hội.
Trước đề xuất trên của TKV, trao đổi với PV, ngày 10/8, PGS.TS Nguyễn Xuân Khiển, Nguyên Viện trưởng Viện Khoa học địa chất và khoáng sản cho biết: “Tôi đã được trực tiếp tham gia vào việc thẩm định Luật khoáng sản 2010, nếu tính về thuế tài nguyên thì đã tăng từ mức 1% đối với than hầm lò và 2% đối với than lộ thiên khoáng sản Việt Nam, nghĩa là nhà nước không thu lại được bao nhiêu, vì chỉ trích thuế 2%”.
TKV xin giảm thuế tài nguyên phục vụ xuất khẩu
Bên cạnh đó, theo ông Khiển, thuế tài nguyên hiện đang tính theo sản lượng khoáng sản khai thác được, điều đó cũng sẽ dễ gây ra tình trạng “dễ làm, khó bỏ” làm tổn thất tài nguyên, vì khu vực khai thác khó khăn có giá thành cao lại phải nộp thuế tài nguyên ngày càng cao làm cho doanh nghiệp bị lỗ nên họ sẽ bỏ lại, không khai thác.
Tại Điều 7 quy định khung thuế suất thuế tài nguyên của tất cả các loại khoáng sản rắn cho thấy mức thấp nhất là 3% và cao nhất là 30%. Như vậy, tất cả các loại khoáng sản rắn, bất kể khó khăn, thuận lợi, xấu, tốt thế nào đều phải nộp thuế tài nguyên.
Vì thế, ông Khiển khẳng định: “Bây giờ, cứ nói là tình hình khó khăn, thì sẽ không có Tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước nào báo cáo làm ăn có lãi mà sẽ là kinh doanh liên tục lỗ, nên lý do được đưa ra của TKV chỉ là một phần.
Về quan điểm cá nhân, tôi không đồng tình với đề xuất trên, thấy vô cùng bất hợp lý, vì bất cứ doanh nghiệp nào đều phải có đóng góp cho đất nước, tài nguyên, kể cả dù vào tay nhà nước không được nhiều.
Video đang HOT
Điều đáng nói, lợi ích có được hiện nay chủ yếu chỉ rơi vào một nhóm người – nghĩa là lợi ích nhóm. Trong khi, mỗi ngành phải chịu thiệt một chút thì mới kiến tạo được đất nước, nên để có một giải pháp phù hợp thì phải xem xét cho kỹ.
Không phải riêng TKV mà rất nhiều doanh nghiệp, đặc biệt DNNN luôn báo cáo khó khăn, báo lỗ, chưa có doanh nghiệp nào kinh doanh có lãi. Không nên để sự bao bọc của nhà nước làm hỏng các doanh nghiệp, nếu gặp khó thì phải tự giải quyết thay vì xin giảm hết thuế này, đến thuế khác, trong khi chi phí sản xuất than không hề lớn.
Cái nghịch lý tài nguyên đất nước thì nhiều, nhưng đất nước thì không được hưởng lợi mà chỉ có một nhóm người cụ thể cần phải được nhìn nhận và xóa bỏ”.
Chỉ bán cho Trung Quốc?
Ở một góc độ khác, theo ông Khiển, đề xuất của TKV càng bất hợp lý, khi thực trạng thiếu than đã được dự báo theo Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030, Chính phủ cũng đã nêu vấn đề, nhu cầu than trong nước đang ngày càng tăng cao: Năm 2015 là 56,2 triệu tấn, năm 2020 là 112,3 triệu tấn, năm 2025 là 145,5 triệu tấn, và cho đến năm 2030, Việt Nam sẽ phải tiêu thụ tới 220,3 triệu tấn.
Cùng với đó là việc xây dựng ồ ạt các nhà máy nhiệt điện, nên nhu cầu than càng nhiều, dẫn đến việc phải nhập than, tiềm ẩn quá nhiều hệ lụy.
“Tôi mong muốn chúng ta sẽ có hướng đầu tư vào năng lượng sạch, năng lượng hóa thạch. Việt Nam có nhiều tiềm năng về nguồn năng lượng sạch như năng lượng địa nhiệt, năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng thủy triều nhưng chưa được quan tâm.
Tôi đã từng rất băn khoăn vì sao Việt Nam có rất nhiều năng lượng khác như địa nhiệt nhưng lại không đầu tư vào, năng lượng gió, mặt trời tiềm năng, lớn quá lại không chịu đầu tư, tôi nghĩ hoàn toàn không ổn.
Việc sử dụng các nhà máy nhiệt điện chỉ là giải pháp tình thế bởi chúng không bền vững, vừa gây hại môi trường vừa là nguồn năng lượng hạn chế.
Từ lâu, Việt Nam đã nhập khẩu than của Indonesia, chủ yếu là than antraxit. Nguồn than ở trong nước chỉ đáp ứng được 30% và đến năm 2025 sẽ hết than nếu khai thác như mức hiện nay”, ông Khiển nói rõ.
Theo ông, tài nguyên khoáng sản rất giàu nhưng quản lý kém, nên thất thoát tài nguyên nhiều, thế hệ sau không thu hồi được giá trị của khoáng sản.
Mặt khác, Nguyên Viện trưởng Viện Khoa học địa chất và khoáng sản phân tích thêm: “Giờ chúng ta đang cào cạn kiệt tài nguyên để bán tháo cho Trung Quốc, khi cần lại đi nhập khẩu, cho nên khó khăn của TKV tôi không tin là thật.
Muốn thay đổi, TKV phải tổ chức lại, đầu tư công nghệ, chuyển hướng đầu tư, chứ không phải đòi nhà nước đầu tư giảm thuế là không ổn.
Đây là vấn đề quản lý doanh nghiệp, các DN phải đứng trước hoàn cảnh này phải có hướng đi mới cho mình. Đừng nên trông mong vào khối lượng than ở ĐBSH, dù nó có trữ lượng lớn, nhưng khó khai thác vì ở độ sâu lớn, nhiệt lượng thấp”.
Về trong tình trạng như hiện nay, nếu xuất khẩu ra ngoài thị trường thế giới khó khăn, thiết nghĩ không nên xuất khẩu đi quá nhiều, vì nhu cầu sử dụng than của Việt Nam thiếu trông thấy.
“Đặc biệt, dù có thế mạnh về tài nguyên than, nhưng nhiều thập kỷ qua, Việt Nam chỉ chú trọng khai thác để xuất khẩu, chủ yếu là xuất sang Trung Quốc, nhưng trong tương lai chúng ta sẽ phải nhập một lượng than giá đắt có khi từ chính Trung Quốc”, ông Khiển khẳng đhnh.
Theo_Báo Đất Việt
Không ưu đãi thuế cho khoáng sản xuất khẩu sang Trung Quốc
Theo giới doanh nghiệp Hà Giang, hiện nay có trên 11 loại thuế và phí là
Các doanh nghiệp kiến nghị tính thuế xuất khẩu phù hợp với khoáng sản xuất khẩu sang Trung Quốc tuy nhiên lãnh đạo Bộ Tài chính cho rằng, việc áp thuế cao với tài nguyên thô để đảm bảo nguyên liệu cho sản xuất trong nước.
Đây là trả lời của ngành tài chính cho kiến nghị của Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Hà Giang gửi tới Thủ tướng Chính phủ trước đó.
Bộ Tài chính bác đề xuất ưu đãi thuế cho khoáng sản xuất khẩu sang Trung Quốc
Theo hiệp hội này, Hà Giang là tỉnh miền núi nơi địa đầu của Tổ quốc gần với Trung quốc nhưng xa các trung tâm công nghiệp. Điều này dẫn tới chi phí vận tải về các khu công nghiệp trong nước quá xa, tăng phí trong giá thành, không đem lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp và xã hội.
"Vì vậy các doanh nghiệp kiến nghị với Thủ tướng tính thuế xuất khẩu cho phù hợp để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được phép xuất khẩu các loại khoáng sản sang Trung Quốc", kiến nghị có nêu.
Ngoài ra, giới doanh nghiệp Hà Giang cũng đề nghị Chính phủ rà soát lại các loại thuế và phí đối với các loại khoáng sản. Theo đại diện hiệp hội, hiện nay có trên 11 loại thuế và phí là "quá nhiều và quá cao gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp".
Một số loại thuế, phí được nhắc tới như: Thuế giá trị gia tăng 10%, thuế tài nguyên 10-12%, thuế thu nhập doanh nghiệp 32-50%, phí môi trường khoảng 6-14% giá bán,...
Trả lời cho những kiến nghị trên, lãnh đạo Bộ Tài chính cho rằng, thuế xuất khẩu các sản phẩm ở Việt Nam về cơ bản ở mức 0%, riêng các sản phẩm tài nguyên thô xuất khẩu thì áp dụng mức thuế suất cao trong phạm vi cam kết quốc tế "để đảm bảo nguyên liệu cho sản xuất trong nước".
Khẳng định tài nguyên là một trong những nguồn lực có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, lãnh đạo ngành tài chính cũng dẫn lại Luật khoáng sản có quy định "Nhà nước bảo đảm khoáng sản được bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả".
Theo lãnh đạo Bộ Tài chính, mỗi chính sách thu hiện hành liên quan đến tài nguyên đều được gắn với mục tiêu điều chỉnh riêng, là công cụ tài chính, thể hiện vai trò sở hữu nhà nước đối với tài nguyên quốc gia.
Nhận xét của ngành tài chính cho rằng, các khoản thu đối với khai thác khoáng sản hiện hành (trong đó có chính sách thu từ thuế, phí, lệ phí) trong thời gian qua được ban hành, sửa đổi, bổ sung để đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp khai thác và địa phương.
"Việc điều tiết các khoản thu từ khoáng sản luôn hướng các doanh nghiệp thực hiện khai thác khoáng sản tiết kiệm, hiệu quả; có chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào chế biến sâu, nâng cao giá trị sản phẩm tài nguyên", lãnh đạo Bộ Tài chính lên tiếng.
Nguyên liệu khoáng sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Trung Quốc. Từ lâu, giới chuyên gia đã cảnh báo về việc Việt Nam bị cạn kiệt nguồn tài nguyên và sẽ không có đủ nguồn tài nguyên và nguyên liệu đầu vào để phục vụ chiến lược công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước.
Đáng lưu ý, Việt Nam xuất khẩu tài nguyên rồi lại phải nhập khẩu ngược lại chính tài nguyên đó với giá đắt hơn mà ngành than là một ví dụ. Ths Phạm Quang Tú, Phó Viện trưởng Viện tư vấn phát triển (CODE) khẳng định: "Nếu chúng ta tiếp tục với lối tư duy ngắn hạn, ăn xổi như thế này sẽ phải trả giá đắt trong tương lai".
Cuối năm 2015, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về mức thuế suất thuế tài nguyên, theo đó từ ngày 1/7/2016, thuế suất thuế tài nguyên của hàng loạt tài nguyên, khoáng sản sẽ tăng lên.
Minh Thái (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Tăng thuế tài nguyên, doanh nghiệp muốn có lộ trình Dự thảo Nghị quyết sửa đổi bổ sung Nghị quyết 712 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về ban hành biểu thuế suất thuế tài nguyên vừa được đưa ra lấy ý kiến đã và đang gây nhiều tranh luận trái chiều. Dự kiến, mức thuế suất đối với các loại khoáng sản đều được điều chỉnh tăng từ 2-12% Cơ quan...