Tivi hay câu chuyện về “cánh cửa thần kỳ” của thế hệ millennials
Khi những đứa trẻ thuộc thế hệ millennials ra đời, chiếc tivi đã có mặt ở đó, đánh dấu những năm tháng đồng hành đầu tiên và kéo dài cho tới tận sau này.
Vào thập niên 80 – 90 của thế kỷ trước, khi mà smartphone hay Internet chưa xuất hiện và chi phối cuộc sống như ngày nay, thứ trân quý nhất đối với lũ trẻ chúng tôi lúc bấy giờ có lẽ là những chiếc tivi tuy nhỏ nhưng chứa đựng cả bầu trời những điều mới lạ.
Ngày ấy, một chiếc tivi đen trắng có giá trị tương đương cả một gia tài. Hầu hết tivi đều là “hàng bãi” được các tàu viễn dương đánh về. Vậy nhưng, nhà nào sắm được một chiếc tivi thì đã lấy làm hãnh diện lắm, dù màn hình vừa cong, vừa nhỏ, độ phân giải chỉ ngang bằng… điện thoại “cục gạch” ngày nay.
Nhà nào có tivi là nghiễm nhiên trở thành “trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế, xã hội” của cả xóm, trở thành nơi kết tinh và thăng hoa tình hàng xóm, láng giềng. Còn với lũ trẻ chúng tôi, tivi giống như “cánh cửa thần kỳ” của Doraemon, mở ra một thế giới mộng mơ và đầy ắp sự mới mẻ.
Nguồn: Internet
Ngày ấy, tivi chỉ có vài kênh để lựa chọn, các chương trình thì chiếu theo giờ chứ không phát 24/24 như thời nay. Thế nhưng, với những cô cậu bé 8x, 9x đang ở tuổi tò mò, “đói” thông tin lúc bấy giờ thì niềm vui được xem tivi vẫn hấp dẫn hơn tất thảy.
Khác với sách báo hay radio đơn điệu, tivi trở thành người bạn đồng hành đầy thú vị, cùng lũ trẻ chúng tôi miệt mài khám phá biết bao khoảng trời mới. Lần đầu tiên, chúng tôi mới biết tới nước Nga xa xôi bên kia bờ đại dương qua những thước phim chân thực, sống động thay vì hình ảnh mờ nhòe đăng trên các tờ báo giấy.
Lần đầu tiên, chúng tôi được thưởng thức trọn vẹn điệu cải lương đượm chất nghệ thuật trong vở kịch Lá Sầu Riêng nổi tiếng, để rồi cứ nhắc tới nghệ sĩ Kim Cương là hình ảnh cô Diệu năm nào bỗng ùa về cùng bao cảm xúc xưa cũ.
Nguồn: Internet
Video đang HOT
Thời ấy, tivi đen trắng không có điều khiển, hoặc sử dụng điều khiển chạy bằng… cơm. Thế nên, lũ trẻ con ngày đó cứ vừa xem vừa chạy qua lại để chuyển kênh, lúc thì để xem hoạt hình, lúc thì là chương trình thế giới động vật hay khoa học thường thức tràn ngập những điều mới lạ. Chúng tôi của ngày đó cứ mỗi lần xem là “ngấu nghiến”, cố gắng “nuốt” từng lời để có câu chuyện nhâm nhi với chúng bạn trong suốt vài ngày sau.
Vào thập niên 90, một chiếc tivi như vậy có giá trị bằng cả cây vàng, là món đồ xa xỉ mà không phải ai cũng sắm được. Thời điểm ấy, tivi đã đi kèm điều khiển tiện dụng, màn hình đã hiển thị đủ loại màu sắc dù vẫn chưa thực sự rõ nét. Sung sướng nhất có lẽ là lũ trẻ khi những thước phim “Sói & Thỏ”, “Tom & Jerry” trở nên sặc sỡ và “đã mắt” hơn nhiều.
Ngày ấy, còn nhớ cứ trước chương trình “Thời sự”, lũ trẻ chúng tôi lại tranh nhau ngồi trước tivi để đón xem “Những bông hoa nhỏ” – nơi khởi nguồn của tâm hồn sáng tạo, nghệ thuật và nền tảng tri thức của thế hệ millennials sau này. Chương trình ban đầu chỉ có thời lượng phát sóng vỏn vẹn 15 phút, sau đó tăng lên thành 30 phút.
Bao giờ chương trình cũng mở màn bằng mục “Thời sự thiếu nhi”, tiếp đó là các chương trình ca hát, diễn kịch, rồi tới mục chiếu phim hoạt hình (phần mà chúng tôi mong chờ nhất). Sau này còn có thêm mục “Khoa học vui”, chuyên phát sóng vào ngày thứ Bảy hàng tuần. Những chuyên mục giản dị ấy tưởng như chỉ phục vụ mục đích giải trí, nhưng kỳ thực đã tác động rất lớn đến thế hệ trẻ em năm xưa, ươm mầm những ước mơ và tô tạo nên những lớp nhân tài mới trong nhiều lĩnh vực.
Nguồn: Internet
Với lũ trẻ chúng tôi là vậy, còn với người lớn, tivi màu không chỉ đồng hành cùng những trải nghiệm nghe-nhìn mới mà đôi khi là cả những tình huống dở khóc dở cười. Tivi màu đời cũ bắt sóng bằng ăng-ten treo trên mái nhà (chỗ cao thì bắt sóng tốt hơn). Vì vậy, gắn liền với thói quen xem tivi thời đó chính là công việc chỉnh ăng ten.
Mỗi khi gió hoặc mưa làm ăng-ten bị lệch, gia đình sẽ cử một đại diện đảm nhiệm trọng trách cao cả: trèo lên mái nhà để chỉnh lại ăng ten. Những người còn lại sẽ theo dõi màn hình tivi để báo hiệu ăng-ten đã vào đúng vị trí.
Nếu tivi đang chiếu một trận bóng gay cấn mà trời bỗng nổi gió, thì một thành viên trong gia đình (thường là các bố) có thể sẽ phải hy sinh đứng giữ ăng-ten cho cả nhà xem. Chiếc tivi đã gắn kết tình cảm gia đình trong ký ức của thế hệ millennials như thế đó.
Thi thoảng, tivi sẽ có hiện tượng bị lệch màu. Bởi vậy nên mới có thủ thuật lấy cục nam châm di lên màn hình để chỉnh lại màu. Đó là bí quyết chỉ những người già mới biết. Còn thế hệ millennials chúng tôi thì chỉ biết “vỗ, đập” lên tivi mỗi khi màn hình bị nhiễu. Cho đến giờ, thói quen ấy đôi khi vẫn đồng hành cùng các millennials. Các 8x, 9x thi thoảng vẫn quen tay vỗ lên… màn hình laptop khi máy bị lag với hy vọng phục hồi nguyên trạng.
Sang đến những năm 2000, tivi màn hình cong bắt đầu bị chiếm ngôi bởi tivi màn hình phẳng, truyền hình cáp cũng bắt đầu xuất hiện. Hàng loạt các phụ kiện giải trí khác đi kèm với tivi như đĩa CD, máy chơi game thời thượng cũng được sắm thêm để phục vụ cho các millennials ở độ tuổi thanh thiếu niên hoặc vừa mới bước qua ngưỡng cửa trưởng thành.
Tivi màn hình cong bỗng chốc được “chuyển giao” sang phòng bố mẹ hoặc phòng ông bà, nhường vị trí trang trọng ở phòng khách cho thế hệ tivi mới. Dù vậy, chiếc tivi cũ vẫn là người đồng hành tận tụy, bầu bạn cùng ông bà với những tiết mục dân ca, cải lương hoài cổ, đồng hành cùng mẹ xem phim Hàn Quốc những lúc bố mải mê xem bóng đá trên chiếc tivi mới.
Theo tháng năm, những cô cậu bé 8x, 9x khi xưa nay đã chính thức nhường lại ngôi vị “tuổi trẻ” cho thế hệ 10x. So với các millennials, lớp trẻ sinh ra trong thế kỷ 21 may mắn được tiếp xúc với tivi từ rất sớm. Ở thời điểm này, tivi không chỉ đơn thuần là người bạn đồng hành mà còn là con đường đầu tiên đưa trẻ tiếp cận với văn minh hiện đại. Chiếc tivi giống như một kho kiến thức đẹp đẽ, trong lành, cung cấp cho trẻ nguồn tri thức phù hợp nhất cho những năm tháng đầu đời. Ngoài ra, nó còn trở thành sợi dây gắn kết tình cảm gia đình, giữa ông bà với cháu, giữa cha mẹ với con. Thay vì ôm điện thoại một mình lạc lõng, được quây quần cùng gia đình trước màn hình tivi sẽ thật ấm cúng và náo nhiệt biết bao. Xem, không chỉ để thưởng thức những chương trình truyền hình hấp dẫn, mà còn là để tranh thủ được nghe ông bà kể chuyện thời tivi chưa có điều khiển, nghe mẹ khoe biết hết những bí quyết nấu nướng trên tivi vừa dạy, nghe bố kể đi kể lại vài (trăm) lần chuyện đứng canh ăng-ten trên mái nhà. Nghe, là để biết thêm về thế hệ sinh thành, để khâm phục và học hỏi những kinh nghiệm “gia truyền” giản dị mà cũng thật quý giá.
Không chỉ đem đến những giá trị ý nghĩa và truyền thống, những chiếc tivi của thế hệ 10x còn nhanh chóng “thay da đổi thịt”, biến hóa muôn màu để kịp bắt nhịp với lối sống ngày càng năng động và hiện đại. Chiếc tivi ngày nay có thể biến thành một không gian giải trí đa dạng ngay tại nhà, hoặc thậm chí là một rạp hát tại gia với công nghệ smart TV màn hình 3D, UHD 4K đem lại hiệu ứng nghe nhìn sống động.
Dù phải cạnh tranh với Internet, smartphone và hàng loạt những phát kiến công nghệ khác trong thời đại 4.0, tivi vẫn luôn là không gian của những ý tưởng và nội dung mở mang tầm mắt. Đó có thể là những chương trình truyền hình bổ ích, đa dạng và hấp dẫn như “Cà phê khởi nghiệp”, “Điều ước thứ 7″; những tác phẩm phim ảnh tạo “bão trend” như “Về nhà đi con” hoặc những TV Show phá cách đúng chất thời hiện đại, đem lại những khoảnh khắc thư giãn thoải mái sau những giờ phút học tập, làm việc mệt nhoài.
Bởi vậy, sẽ chẳng quá lời khi nói chiếc tivi đã, đang và vẫn sẽ là một phần quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống.
Cho tới tận bây giờ, chiếc tivi năm xưa và những phiên bản trẻ hơn của nó vẫn đang tiếp tục thực hiện sứ mệnh của mình – một người bạn đồng hành tận tụy với thế hệ millennials, thế hệ 10x và lâu hơn thế nữa. Qua bao tháng năm, người bạn ấy vẫn không ngừng cải thiện, trau dồi giá trị, vẫn tận tụy ươm mầm ước mơ cho thế hệ 10x, cho “tuổi trẻ kéo dài” của những cô cậu bé millennials năm nào.
Theo Trí Thức Trẻ
9X liệu có phải thế hệ cô đơn nhất: 22% thừa nhận mình không hề có bạn, 27% không biết khái niệm bạn thân là gì
Không chỉ là thế hệ mất ngủ, 9X - hay chính xác hơn là thế hệ Millennials thừa nhận họ rất khó tìm kiếm bạn bè, thậm chí chưa hề có một người gọi là bạn thân trong đời.
Thế hệ Millennials, hay còn gọi là thế hệ Y vẫn được biết đến như thế hệ giao hòa giữa truyền thống, đồng thời cũng được tiếp cận với xã hội công nghệ hiện đại, phát triển đầu tiên, chính vì vậy đây phải nói là thế hệ... cực kì thú vị. Thế nhưng, Gen Y, thu gọn hơn một chút là thế hệ 9X cũng được coi là thế hệ đầy trăn trở, thậm chí có thống kê còn cho biết đây là thế hệ thiếu ngủ nhất.
Tuy nhiên, chưa dừng lại ở đó đâu, vẫn những người trẻ Millennials, những người được coi là nguồn nhân lực dồi dào đáng quý nhất lại ngày ngày thiếu đi một yếu tố vô cùng quan trọng: Bạn bè. Có thể bạn không tin nhưng các cuộc khảo sát gần đây đã chỉ ra rằng, tới 30% các thành viên của thế hệ Millennials luôn cảm thấy cô đơn.
Thế hệ Millennials là thế hệ cô đơn nhất?
Theo đó, những người ở độ tuổi 20-30 thừa nhận bản thân gặp rất nhiều khó khăn trong việc kết bạn. Điều này dẫn đến việc, 22% thế hệ 9X cho biết họ không hề có bạn bè, 27% ngậm ngùi chia sẻ họ không biết khái niệm bạn thân là gì bởi chưa từng có một người bạn như vậy trong đời. Ngoài ra, 30% không có bạn thân nhất và 25% không hề có người-gọi-là-quen-thân.
Nghe thì có vẻ hơi phũ phàng nhưng sau khi kết quả này xuất hiện, rất nhiều người trẻ, đặc biệt là những người đã trải qua những ngày tháng cô đơn cùng cực đều phải ngậm ngùi rằng nó rất đúng.Có lẽ bởi cái khoảng thời gian giữa 20 - 30 tuổi của chúng ta thường chông chênh, bận rộn với lý tưởng, cuống cuồng chạy theo những mối quan hệ hoặc không thì cũng tất bật với chuyện vợ chồng con cái, thành thử ra thời gian dành cho bạn bè cứ ngày một ít đi. Có những người bạn rõ ràng cái thời còn đi học thân nhau tưởng chết, ấy thế mà ra trường đi làm một vài năm, liên lạc ngày càng ít đi, rồi thậm chí quên nhau từ lúc nào chẳng hay. Thói quen ngại giao tiếp, lười kết bạn cũng là lý do số lượng bạn bè của mỗi ngày ít đi hẳn.
Linh Mai: "Mình cũng không biết vì sao, mình vẫn có bạn nhưng mối quan hệ cứ hời hợt, chẳng thân đến mức có thể chia sẻ mọi thứ".
Hùng Nguyễn: "Rõ ràng list friend cũng đông, danh bạ điện thoại cũng dài mà tới lúc cần chẳng biết gọi ai cả".
Văn Minh Nguyễn: "Buồn nhỉ? Trước mình cũng có mấy đứa bạn thân mà sau đi làm, mỗi đứa một công ty. Hẹn mãi mới được một buổi mà gặp cũng chẳng còn chủ đề chung mà nói. Lâu dần ai cũng ngại đi".
Kim Anh: "9X là thế hệ thiếu ngủ nhất, nay còn là thế hệ cô đơn nhất, nghe tội thực sự luôn đấy!".
Theo Helino
Bosch phát triển màn hình 3D không kính trên xe hơi Công nghệ màn hình 3D của Bosch - Ảnh: TechCrunch Với công nghệ hiển thị hình ảnh ba chiều (3D) trên màn hình màn hình kỹ thuật số trong xe hơi không yêu cầu các tiện ích bổ sung, ví dụ như kính thực tế ảo, lái xe có thể tập trung chú ý vào đường sá, thực sự cảm nhận được không...