Tips giúp teen tiết kiệm tiền hiệu quả
Chỉ toàn những việc cực đơn giản mà ai cũng làm được nhé.
Tiết kiệm là một chuyện cực kỳ tốt nhưng quan trọng là không phải ai cũng làm được. Nhiều teen cho rằng kết quả của việc tiết kiệm có tốt hay không chỉ là phụ thuộc vào từng người thôi. Nếu bạn nào được bố mẹ cho nhiều tiền ắt hẳn sẽ có tiền dư, chứ còn với những ai chỉ được bố mẹ cho không tới 100 nghìn phí sinh hoạt một tuần thì nội việc uống trà sữa ăn quà bánh cũng không đủ chứ nói chi đến việc tiết kiệm, nuôi thêm con heo “rỗng ruột” ở nhà!
Chính vì thế, chúng tớ sẽ gợi ý cho các bạn một vài cách tiết kiệm rất khả thi, dù đấy chỉ là những thứ cực kì nhỏ trong cuộc sống thôi nhá, cả cách thúc đẩy động lực để nuôi chú heo ngày càng béo ú hơn phòng trường hợp cần thiết.
Tránh nhìn những thứ mình thích
Nghe thì có vẻ hơi bị kì cục đúng không nào. Tuy nhiên, dù đó chỉ là một cái áo, cái nón hay là bất cứ thứ gì nằm trong gu sở thích của bạn thì tốt hơn hết không nên chú ý, tuyệt đối “vẫy khăn” chào chào “em ấy” để tránh tình trạng “động lòng” rung rinh con tim mà phút chốc không kịp suy nghĩ cứ thế mà xòe tiền ra mua thì khổ lắm.
Giảm cân cho bé bao tử
Với thế giới ẩm thực đa dạng và “sống động” của teen mà nói thì ăn vặt, hàng rong, uống trà sữa… chính là những thứ không thể thiếu, thậm chí chúng tớ còn biết đối với nhiều bạn mà nói tiền sinh hoạt cho một ngày đã chiếm hết 70% khoảng cung cấp “nhiên liệu” cho bé bao tử. Vì thế đã đến lúc cần phải cho em ấy “thư giãn” và giảm cân đi nhé.
Các bạn có thể nhịn một chút tiền mua bánh tráng, nước ngọt hay snack… để nhét vào con heo, cũng nên hạn chế việc tụ họp bạn bè ở những buổi trong tuần. Thế là lại kiếm được một mớ tiền kha khá “bón” cho chú heo nhà ta rồi!
Video đang HOT
Sử dụng điện thoại cũng phải khéo léo
Đây sẽ là cách tiết kiệm nhiều nhất dành cho những bạn nào đang nghiện chat chit với bạn bè, hay người yêu đây.
Với người nghiện dùng điện thoại thì khoảng thời gian nhắn tin, trò chuyện với nhau dường như là vô tận, bất kể đang ở trên lớp hay nửa đêm cũng có thể ngồi “tút tít” hàng giờ, tâm sự hay bàn chuyện phiếm. Cho nên các bạn phải cố nhín lại một ít thời gian như thế đi, nhất là mỗi khi đang ngồi trong lớp học.
Một bạn tên Trang (Q.Tân Phú) cho chúng tớ biết, ngày xưa bạn í cũng có thói quen nghiện nhắn tin với bạn trai kinh khủng, nội tiền phí sinh hoạt bố cho mỗi ngày là 50 nghìn cũng không đủ xài, có khi một ngày nạp vào tài khoản điện thoại hơn 60 nghìn nên một tuần tiền điện thoại của Trang không đã lên đến hơn 400 nghìn, đó là chưa kể cần phải sắm sửa dụng cụ học tập, ăn uống, chơi bời với đám bạn. Thế nên Trang đã cố hạn chế lại, mỗi ngày hai đứa chỉ nhắn tin vào ban đêm, và mỗi khi thật sự cần thiết. Sau tuần đầu tiên, Trang đã có được 200 nghìn cho vào quỹ đen của mình.
Làm sổ nhật ký trong ngày
Rất đơn giản nhé, bạn nào đang có ý định làm theo thì hãy mau chóng sắm cho mình một quyển sổ tay đi là vừa. Bắt đầu từ bây giờ, bạn sẽ có nhiệm vụ ghi chép lại toàn bộ và thật chi tiết trong ngày bạn đã mua những gì, chi gì, sắm gì. Đây cũng là một cách để bạn nhìn thấy mỗi tuần, hoặc mỗi tháng bạn đã chi tiêu như thế nào.
Một quyển sổ tay là rất công hiệu đấy.
Từ trước đến nay không có bạn nào tự để ý đến việc này. Nhưng thật sự nếu bạn chịu khó tỉ mỉ ghi lại hết như một quyển nhật ký thì chắc chắn bạn sẽ phải “giật bắn” cả người khi nhìn lại các khoảng tiêu tiền không hợp lý của mình đấy. Như thế để còn lần sau mà rút kinh nghiệm, và luyện khả năng cẩn thận, suy nghĩ thật kỹ trước khi mua một món nào đó nữa.
Tự đặt giới hạn cho bản thân
Đây cũng là biện pháp tốt nhất dành cho bạn nào không có động lực để tiết kiệm. Phải tự đưa ra giới hạn cho bản thân một ngày phải cho chú heo “ăn” bao nhiêu, và sau một tháng phải có được bao nhiêu. Nghe có vẻ “áp đảo” tinh thần một tý, nhưng đây lại là biện pháp rèn luyện thói quen tiết kiệm cực kỳ tốt đấy.
Không được xem trước tiền tiết kiệm
Nhiều bạn nói rằng mỗi ngày tớ cần phải đếm xem mình đã tiết kiệm được bao nhiêu trước khi bỏ thêm tiền mới. Tuy nhiên nếu làm như thế thì bạn sẽ rất mau chán, và sẽ không cố gắng nữa.
Nên mua những chú heo đất không có lỗ móc tiền ra nhé.
Tuyệt đối không nên ngồi lật chú heo ra đếm mỗi ngày, giống như nuôi heo chưa lớn mà đã đem đi cân thì quả là không có ổn lắm nhỉ. Tốt nhất sau một vài tháng thì ngồi tổng kết để còn biết mà quản lý tiền của mình. Đấy cũng là nguyên nhân vì sao các chú heo đất ngày xưa không có cái lỗ lấy tiền giống như mấy chú heo ngày nay đấy!
Đấy chỉ là một vài cách cơ bản, tất nhiên còn phải tùy thuộc vào ý chí của từng bạn thôi. Tiết kiệm được là cực kỳ tốt, còn bạn nào vẫn đang chi tiêu một cách không hợp lý, đụng đâu mua đó thì cũng nên làm thử để cái thiện thói quen của mình đi nhé.
Theo Kênh14
Hà Nội xử lý nhiều trường hợp hàng rong đeo bám khách du lịch
Kiên quyết dẹp bỏ tình trạng người bán hàng rong đeo bám khách du lịch, từ đầu năm 2011 đến nay, Công an quận Hoàn Kiếm đã xử lý 25 trường hợp vi phạm.
Hàng ngày, ở khu vực hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội) có lưu lượng khách trong và ngoài nước đến tham quan du lịch đông nên thường xảy ra tình trạng người bán hàng rong đeo bám khách du lịch tập trung đến đây để hoạt động.
Nhiều trường hợp hàng rong đeo bám khách du lịch bị xử lý.(Ảnh: Hữu Nghị)
Trong thời gian từ ngày 1/1/2011 đến nay, Công an quận Hoàn Kiếm chỉ đạo Công an các phường quanh hồ phối hợp Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm tổ chức công tác tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh, tuyên truyền lưu động nhắc nhở và thường xuyên tổ chức lực lượng kiểm tra xử lý các vi phạm trật tự giao thông đô thị, vệ sinh môi trường.
Công an quận đã xử lý 25 trường hợp, trong đó có 23 trường hợp bán hàng rong đeo bám khách du lịch (14 người thuộc địa bàn Hà Nội, 9 người thuộc tỉnh ngoài, chủ yếu là tỉnh Hưng Yên).
Đến nay, hiện trạng người bán hàng rong, đeo bám khách du lịch xung quanh hồ Gươm đã giảm cơ bản. Công an quận Hoàn Kiếm tiếp tục tăng cường kiểm tra, xử lý để chấm dứt nạn bán hàng rong đeo bám khách tại khu vực nhạy cảm này.
Theo Dân Trí
3 kiểu "giải quyết" tiền lì xì hậu tết của teen Dù ít hay nhiều nhưng có bạn nào đã thử hình dung ra được "kế hoạch" chi tiêu khoản tiền mừng tuổi này như thế nào chưa? Không khéo lại vô tình "quăng tiền qua cửa sổ" thì có mà tiếc đứt ruột đấy. Sau Tết, không phải teen nào cũng rủng rỉnh hầu bao, có bạn thì được vài chục, vài trăm...