Tips đi chơi dịp Tết dương vừa vui lại không hại ví tiền: Tưởng đơn giản nhưng nếu không biết sớm thì sẽ hối hận lắm đó!
Mỗi năm đến mùa lễ Tết là nhu cầu du lịch lại tăng cao và nỗi sợ bị hét giá cả gấp đôi, gấp ba cũng xuất hiện.
Cả năm bị cầm chân trong nhà, được dịp nghỉ Tết dương là mọi người liền rục rịch du lịch ngay. Lướt khắp nơi thấy bạn bè check-in đây đó nhìn mà chân tay lại “ngứa ngáy” chỉ muốn xách ba lô lên mà đi liền.
Nhưng mà khoan, đi chơi thì cũng vui đấy nhưng đi chơi mà lại tiết kiệm được tiền thì càng vui hơn. Dưới đây là một số lưu ý giúp mọi người tránh bị chặt chém khi tận hưởng hành trình ăn chơi của mình. Và một điều quan trọng nữa, ngoài bảo vệ túi tiền thì cũng nhớ bảo vệ sức khỏe của mình nha các bạn ơi!
Tìm hiểu kỹ điểm đến du lịch
Nếu bạn chọn điểm du lịch cần phải di chuyển xa như Vũng Tàu hay Hội An thì tốt nhất hãy dành thời gian trước chuyến đi để đặt vé xe cũng như khách sạn để có được lựa chọn tốt nhất. Điều đó không chỉ giúp bạn tiết kiệm thời gian mà còn tiết kiệm được kha khá tiền đấy.
Cân nhắc địa điểm du lịch thích hợp
Thử nghĩ xem nếu xuống xe lúc nửa đêm mà không tìm được khách sạn nào, lúc đó dù họ có hét giá gấp 2 gấp 3 thì bạn vẫn phải bấm bụng chịu đựng, nếu không thì chỉ còn cách ngủ ngoài đường. Chưa kể vào những thời gian du lịch cao điểm, tình trạng hết vé máy bay và phòng khách sạn là điều thường thấy. Nên hãy chuẩn bị thật kỹ càng để không tự đẩy bản thân vào tình thế khó khăn nha.
Chọn hàng quán được niêm yết giá cả, kiểm tra kỹ hóa đơn trước khi thanh toán
Là người từ nơi khác tới, bạn không biết nhà hàng nào ngon, bổ, rẻ? Theo kinh nghiệm của hội người thích du lịch thì dựa vào đánh giá của những người đi trước là một lựa chọn không tồi. Trên mỗi trang chủ của nhà hàng đều hiển thị mục đánh giá, hãy dành ít phút đọc và chọn ra những nơi hợp túi tiền cũng như sở thích của mình.
Một mẹo hay nữa là hãy chọn các nhà hàng niêm yết giá cả và công khai menu trên website để tránh hiện tượng bị chặt chém giá cả. Không ít trường hợp dở khóc dở cười khi gọi đĩa mì xào lúc tính tiền thì tận 200k. Bạn và gia đình cũng nên kiểm tra kỹ hóa đơn trước khi thanh toán. Đặc biệt trong trường hợp gọi quá nhiều món ăn hãy kiểm tra số lượng món thật kỹ nhé!
Video đang HOT
Phát huy kinh nghiệm mặc cả giá cả
Đừng ngại mặc cả khi bạn đi mua đồ ở chợ. Đa số các món đồ sẽ được tiểu thương hét giá gấp đôi thậm chí vượt xa nhiều lần giá trị thực của nó. Mạnh dạn trả xuống một nửa giá tiền, biết đâu bạn lại chốt đơn được ngay ấy chứ. Bên cạnh đó, nếu được đi với các bà hoặc các mẹ thì quá tốt vì bạn có thể học hỏi kinh nghiệm mặc cả từ những người phụ nữ của gia đình.
Làm quen với dân địa phương tuy nhiên cẩn trọng với “cò mồi”
Nếu bạn không có người thân quen nào tại nơi du lịch thì cách tốt nhất là nên lân la làm quen với người dân tại đây. Đa số mọi người đều rất hiếu khách và tốt bụng, nếu may mắn bạn có thể tìm được hướng dẫn viên du lịch miễn phí nữa đấy. Người dân địa phương sẽ có am hiểu nhất định về những nơi nên đến và không nên đến, bạn hãy hỏi ý kiến họ để nhận được những gợi ý bổ ích.
Tuy nhiên, bạn cũng cần cẩn trọng với “cò mồi” những người trung gian dịch vụ du lịch. Nhiều người có thói quen dùng dịch vụ thông qua người trung gian vì sự tiện lợi và không mất nhiều thời gian, công sức. Thế nhưng số tiền tổng cộng mà bạn phải trả sẽ gấp hơn nhiều lần nếu bạn là tay mơ du lịch. Bạn cũng cần chuẩn bị đầy đủ vật dụng cần thiết tránh mua đồ phát sinh trên hành trình như mũ, găng tay, nước uống và đồ ăn nhẹ…
Chúc các bạn có 1 chuyến du lịch năm mới vui vẻ!
10 thói quen tiết kiệm "nhỏ mà có võ" giúp bạn tránh lâm vào cảnh cháy túi mỗi cuối tháng, ai cũng có thể áp dụng ngay
Nếu cảm thấy việc quản lý tài chính cá nhân là quá đỗi phức tạp và khó thực hiện, bạn có thể bắt đầu bằng cách thay đổi những thói quen nhỏ bên dưới đây để không phải đối mặt với tình trạng "cháy túi".
Lãnh lương bao nhiêu tiêu sạch bấy nhiêu, sao không thử áp dụng 10 mẹo tiết kiệm cực đơn giản giúp bảo vệ túi tiền?
Ở những năm tháng thanh xuân son trẻ, con người ta thường đau đáu với câu hỏi: Nên tiết kiệm để dự phòng cho những tháng ngày về sau hay chi tiêu tận hưởng cuộc sống?
Mỗi một cách sống, phương án lựa chọn đều có ưu nhược điểm riêng. Tuy nhiên dù chọn tiết kiệm hay chi tiêu thì bài toán đầu tiên ai cũng cần phải học đó chính là khả năng quản lý tài chính cá nhân.
Dù đang không được nhiều người quan tâm cũng như chú trọng, nhưng việc quản lý tài chính cá nhân là kỹ năng vô cùng cần thiết, mang lại không ít những lợi ích. Nếu không muốn phải đối mặt với tình trạng túi tiền luôn trống rỗng, làm thì nhiều mà tiết kiệm lại chẳng được mấy đồng, bạn có thể bắt đầu bằng cách thay đổi những thói quen nhỏ bên dưới đây để
1. Nấu ăn tại nhà
Trong rất nhiều bài viết kể về câu chuyện của những bạn trẻ có đủ điều kiện để mua nhà, mua xe từ sớm đều có yếu tố "tự nấu ăn ở nhà". Thật vậy, nấu ăn tại nhà giúp bạn tiết kiệm được một khoản kha khá trong danh sách chi tiêu hàng tháng. Hơn nữa, việc nấu ăn tại nhà còn đảm bảo thực đơn dinh dưỡng cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm.
2. Cất tiền lẻ
Nhiều người thường không có thói quen cất giữ tiền lẻ bởi "coi thường" mệnh giá của chúng. Tuy nhiên, tích tiểu thành đại, năng nhặt chặt bị, những đồng lẻ bị bỏ quên nếu biết cách tích cóp sẽ mang đến một khoản tiết kiệm khá lớn.
3. Mang theo tiền có mệnh giá nhỏ
Mang theo tiền mệnh giá lớn sẽ khiến chúng ta gặp khó khăn trong việc kiểm soát chi tiêu và thường xuyên rơi vào trạng thái vung tay quá trán. Hãy mang theo tiền có mệnh giá nhỏ để kiểm soát thu nhập của bản thân mình.
4. Tích cực tham gia hoạt động cộng đồng
Không phải là để kiếm thêm tiền, nhưng việc tham gia và các hoạt động cộng đồng là cách để chúng ta giảm thiểu khoản thời gian vào những hoạt động vui chơi giải trí khác. Thay vì đi xem phim, hãy đến các lễ hội, buổi ca nhạc ngoài trời, dạo công viên hoặc đến thư viện để đọc sách.
5. Tập thể thao miễn phí
Nếu không có đủ kinh phí để đầu tư cho việc luyện tập chuyên nghiệp hoặc đến các câu lạc bộ, hãy chạy bộ, đạp xe hoặc tập thể dục tại nhà dưới sự hướng dẫn của các bài tập trên Youtube.
6. Mua đồ giảm giá
Nhiều người nghĩ hàng sale là hàng kém chất lượng, tuy nhiên, nếu biết cách lựa chọn, chúng ta vẫn kiếm được những món hàng ưng ý với mức giá vừa tầm. Một gợi ý khác là hãy đi mua đồ đông/hè khi hết mùa, như vậy cũng dễ dàng kiếm được những món hời.
7. Từ bỏ thói quen không tích cực
Ăn uống vô độ, nhậu nhẹt thả ga, chè chén quà vặt là những thói quen có thể khiến chúng ta rơi vào tình trạng rỗng ví. Hãy thử thách bản thân trong vòng 30 ngày. Sau 30 ngày bạn sẽ nhận ra, thực sự việc từ bỏ những thói quen này là điều không quá khó.
8. Thay vì bỏ, hãy sửa chữa
Khi một món đồ bị hư hỏng, hãy cố gắng sửa chữa nó trước khi quyết định thay cái mới. Đương nhiên, chúng ta nên xem xét việc sửa chữa so với mua mới có lợi nhiều hay không.
9. Liệt kê những thứ cần thiết và mua theo danh sách
Khi mua sắm đừng "cưỡi ngựa xem hoa". Việc mua hàng theo danh sách giúp chúng ta đảm bảo về chi tiêu và không mất tiền cho những thứ không cần thiết.
10. Lên ngân sách
Hãy thực hiện tiết kiệm tiền hiệu quả bằng cách ghi lại những khoản chi - thu trong tháng. Sau một thời gian hãy đặt cho mình mức ngân sách phù hợp và cố đừng "vung tay quá trán".
Ngoài những thói quen nhỏ này, chúng ta còn cần có ý chí mạnh mẽ để tránh "cám dỗ", mua những món đồ không cần thiết. Ban đầu có thể rất khó nhưng nếu quyết tâm, dần dần chúng ta có thể thay đổi thói quen chi tiêu của mình.
Gia chủ thông minh nắm chắc 7 quy tắc chọn rèm này, chẳng cần nội thất đắt tiền không gian vẫn "sang chảnh" hơn khối nhà Chỉ cần chọn rèm cửa hợp lý, bạn sẽ tạo nên sự khác biệt tuyệt đối cho không gian nhà cửa của mình. 1. Chọn độ dài phù hợp với phong cách của nhà Việc đầu tiên bạn cần quyết định là nên treo rèm dài hay ngắn. Điều này phụ thuộc vào hình dạng của cửa sổ cũng như chiều cao và...