Tiny & Big – Game để thư giãn khi căng thẳng
Nếu bạn muốn có một game để giải trí nhẹ nhàng sau những buổi làm việc căng thẳng thì Tiny & Big: Grandpa’s Leftovers có thể là thứ bạn đang tìm kiếm. Tiny & Big có gameplay khá mới và mang đậm chất indie khi người chơi sẽ sử dụng phương pháp cắt các tảng đá để giải được những câu đố trên đường đi. Khiếu thẩm mĩ đặc biệt của các nhà phát triển cùng tông màu vàng dịu của cát sa mạc là nét cuốn hút kì lạ mà Tiny & Big: Grandpa’s Leftovers tạo ra cho những ai lần đầu nhìn thấy tựa game này.
Dù cho lỗi kĩ thuật xảy ra thường xuyên và một vài câu đố chưa được suy nghĩ thấu đáo là điểm yếu của game thì nhìn chung, Tiny & Big vẫn mang đến cho người chơi nhiều niềm vui mới mẻ, nhẹ nhàng trong cuộc phiêu lưu kéo dài 4 tiếng.
Bởi game chủ yếu mang tính giải trí nên câu chuyện dẫn dắt cuộc chơi khá đơn giản và có cảm giác ngớ ngẩn. Nhân vật chính của trò chơi, Tiny, sẽ tham gia vào cuộc truy đuổi đối thủ truyền kiếp Big với lý do tên này đã đánh cắp chiếc quần lót ma thuật của ông Tiny và đội trên cái đầu to quá khổ của hắn. Để có thể bắt kịp được Big, Tiny sẽ phải vượt qua nhiều thử thách, trở ngại của thiên nhiên trên đường đi mà chỉ với sức vóc người thường thì không thể đạt tới được. Do đó, các nhà phát triển đã trang bị cho Tiny bốn năng lực cơ bản để giúp nhân vật này có thể vượt qua mọi chướng ngại không chỉ bằng kĩ thuật mà còn nhờ trí tuệ.
Bốn năng lực đó bao gồm nhảy cao, đẩy vật thể bằng tên lửa, kéo vật thể bằng dây móc và hữu ích hơn cả là máy cắt laze để chia nhỏ mọi thứ. Máy cắt laze là dụng cụ mạnh mẽ nhất, được sử dụng nhiều nhất và cũng là nhân tố giúp cho tựa game này có được một gameplay độc đáo. Nó có thể cắt được gần như bất cứ thứ gì xuất hiện trong game theo một đường thẳng. Từ những bức tường, những tảng đá to, cánh cổng của tòa thành cổ hay những bức tượng đều có cảm giác mềm như cục bơ trước sức mạnh của tia laze.
Video đang HOT
Tuy rằng Tiny & Big không thể sánh được với Minecraft về sự sáng tạo trong dẫn dắt game nhưng nó cũng đã chạm tới tiêu chuẩn cho một game sandbox. Môi trường được xây dựng xung quanh các câu đố của Tiny & Big mở với nhiều đồ vật để người chơi có thể tác động tới theo nhiều phương diện khác nhau tùy vào mục đích sử dụng. Cùng một lối đi, cùng một tảng đá để sử dụng nhưng mỗi người sẽ có một cách cắt khác nhau để tạo nên một đường đi phù hợp để đạt đến cánh cửa thành công. Một tảng đá cực to cao gấp 10 lần chiều cao của nhân vật sẽ trở nên dễ dàng để vượt qua nếu một đường cắt tinh tế được thực hiện và một cái dốc thoải xuống được tạo ra.
Thêm nữa, những tảng đá được cắt vụn sẽ xây nên một chiếc cầu thang chắc chắn dẫn người chơi vào bên trong của ngôi đền đã bị đổ nát. Ngoài ra, cảm giác được chém đôi tảng đá lớn đang rơi xuống đầu bạn với chỉ một cú click chuột cũng thật gay cấn và tuyệt vời không khác gì trong phim hành động viễn tưởng. Những lúc như vậy, bạn sẽ thấy sức mạnh của mình trong thế giới game thật là to lớn.
Những câu đố được thiết kế trong game đa số là đơn giản và trực quan. Người chơi sẽ không cần suy nghĩ nhiều về những ẩn số khó lường hay mục đích mập mờ của câu đố mà hầu hết chúng đều có mục tiêu rõ ràng và có sẵn những sự hỗ trợ cần thiết để giải đố. Một khi người chơi đã nắm bắt và thành thạo được khả năng ứng dụng của các công cụ cơ bản có trong tay, việc vượt qua các chướng ngại bằng cách tạo ra các con dốc hay những cây cầu tự nhiên sẽ không làm tốn nhiều nơ ron thần kinh. Trái lại, nó trở thành một bài tập tư duy hình khối nhẹ nhàng và giúp cho cuộc phiêu lưu có nhiều hứng thú hơn. Những cảnh hội thoại ngắn với animation vui tính và ngộ nghĩnh xen giữa các bàn đóng vai trò như một giờ nghỉ giải lao cho người chơi sau hàng loạt những thử thách chém, kéo, đẩy liên tục.
Một trong số những cảnh ấy diễn ra khi Big ở trên cao ném đá xuống đầu Tiny khi người chơi vẫn đang tập trung vào các cú nhảy trên vách đá. Về mặt nội dung, không có vấn đề gì với những phân đoạn ngắn như vậy nhưng dường như các nhà phát triển đã không đầu tư nhiều cho các ý tưởng mới và kết quả là chúng được sử dụng lại khá nhiều trong suốt nửa sau của cuộc phiêu lưu. Dù chưa phải lỗi nghiệm trọng nhưng ít nhiều người chơi cũng sẽ không thích phải nhìn thấy những thứ bị lặp lại như vậy.
Tương tự, con trùm cuối cũng không đòi hỏi một lối chơi mới mẻ từ phía người chơi mà họ vẫn có thể sử dụng cách đánh cũ từ các bàn trước để hạ gục kẻ thù. Điều này phần nào làm giảm giá trị của gameplay bởi kì vọng của người chơi đối với con trùm cuối luôn luôn phải là một thứ khó khăn và đặc biệt hơn tất cả những gì họ đã trải qua nhưng Tiny & Big đã thất bại trong việc đáp ứng sự trộng đợi này. Giá như đội ngũ phát triển đầu tư thêm sức sáng tạo vào phần này thì có lẽ game sẽ có dư vị tuyệt vời hơn rất nhiều.
Tiny & Big là một game ngắn nên đa số người chơi đều có thể hoàn thành game trong thời gian dưới năm tiếng. Khoảng thời gian ngắn ngủi ấy có lẽ phù hợp mới mục đích và ý đồ xây dựng một game giải trí, thư giãn đơn thuần của các nhà phát triển. Nó không bắt bộ óc vốn đang trì trệ của bạn phải làm việc vất vả, không khiến cho những ngón tay phải bấm đến rã rời vì những câu đố không quá phức tạp mà số checkpoint lại cực kì hào phóng. Với thế giới mở được xây dựng tỉ mỉ trong cơ chế vật lý, Tiny & Big: Grandpa’s Leftover là một lựa chọn tốt giúp bạn bớt căng thẳng trong giờ giải lao.
Theo Game Thủ
"Lật tẩy" những chiêu quảng bá game của các NPH
Thời thế càng phát triển, thị trường càng đa dạng, các chiêu trò quảng bá của NPH game cũng đa dạng theo.
Qua rồi cái thời của những quảng cáo thô sơ mời gọi trực tiếp game thủ tại các phòng máy "bạn chơi game này đi, game này hay lắm", các nhà phát hành game ngày càng "tinh vi" hơn trong cách đưa sản phẩm tiếp cận với người tiêu dùng.
Muôn hình vạn trạng
Đi cùng với sự phát triển của các phương tiện truyền thông, chiêu bài quảng cáo, marketing sản phẩm của các nhà phát hành game tại Việt Nam cũng thay đổi theo xu hướng tinh vi hơn, áp dụng nhiều xảo thuật hơn khiến người tiêu dùng đôi khi bị "mắc bẫy" mà không biết. Dù là theo cách nào thì tựu chung các quảng cáo game đều đánh vào trí tò mò, ham thích mới lạ, độc đáo và đánh vào cả lòng tham của game thủ.
Chắc hẳn cộng đồng game thủ vẫn còn nhớ trang teaser lạ xuất hiện vào ngày 28/4/2011 với câu slogan vừa gây tò mò vừa thú vị: "Tuyển nữ nuôi thú dữ. Yêu cầu: Trẻ đẹp, tự tin". Chính trang teaser này đã mang đến một kết quả khả quan cho sản phẩm Dragonica khi có khá nhiều người tò mò, dẫu rằng thực tế không có gì ghê gớm.
Kiếm Rồng cũng có một trang teaser khá sốc.
Chúng ta cũng không quên, cuối năm 2011, cộng đồng game thủ khắp các forum bàn tán xôn xao, đồn đoán về sự quay về của Hiệp Khách Giang Hồ, game đỉnh một thời của Asiasoft. Lợi dụng độ hot của game này, Webgame Thập Niên Nhất Kiếm đã chớp ngay cơ hội và phát hành phiên bản mang tên Hiệp Khách Giang Hồ ngay trong thời điểm dầu sôi lửa bỏng khiến nhiều fan của Hiệp Khách đứng ngồi không yên. Sau phiên bản này, lượng máy chủ của Thập Niên Nhất Kiếm không ngừng tăng lên và quan trọng hơn là dấu ấn thương hiệu của Thập Niên đã ghi điểm cao trong thời điểm webgame ra đời ào ạt.
Dựa lưng người khổng lồ
Việc đứng trên vai người khổng lồ không còn là chiêu thức mới trong quá trình quảng bá game của các nhà phát hành. Vào khoảng cuối năm 2011, thị trường game Việt đã có một khoảng thời gian náo động khi tựa game Kiếm Thế Web xuất hiện. Trong suốt thời gian đó, hàng loạt những dấu hỏi đặt ra trên khắp các diễn đàn game, liệu đó có phải là một phiên bản của tựa game đình đám Kiếm Thế hiện tại. Tuy nhiên, vì liên quan đến vấn đề bản quyền tên gọi nên Kiếm Thế Web đã không thể xuất hiện tại Việt Nam mà thay vào đó là cái tên dễ nhớ và gây sốc Võ Lâm Chi Mộng (VLCM).
Cái tên của người khổng lồ Chinh Đồ vẫn còn uy lực khi trong những tháng vừa qua, việc xuất hiện cùng lúc của Chinh Đồ Web và Chinh Đồ Miễn Phí khiến cho không ít game thủ nhầm lẫn về hai tựa game này. Tuy nhiên thực tế cho thấy, chỉ có Chinh Đồ Miễn Phí là hàng thật, còn Chinh Đồ Web chỉ là "cáo mượn oai hùm".
Trước mê hồn trận của các nhà phát hành thì điều cần nhất của người tiêu dùng là sự tỉnh táo và biết lựa chọn thông minh. Điều này quyết định bạn sẽ được "nhẹ đầu" hay bị "nặng đầu".
Đâu là kiểu quảng bá ưu việt nhất?
Ngành game - một ngành đặc thù thì cách PR, quảng cáo cho sản phẩm cũng có nhiều sự lạ. Quảng bá sản phẩm bằng slogan sốc, sử dụng hình ảnh của hot girl, tặng quà khủng cho game thủ, spam thông tin khắp các forum lớn nhỏ, lập fanpage, thậm chí là "đánh đập" ngay cả chính "đứa con" của mình... là cách mà đa số nhà phát hành áp dụng để ghi dấu ấn của sản phẩm với cộng đồng game thủ. Tuy nhiên, với lượng game phát hành khá nhiều như hiện nay thì sự sáng tạo trong ý tưởng quảng cáo, PR của các nhà phát hành cũng đang dần đi vào lối mòn, dễ đoán và không còn hấp dẫn game thủ như trước.
Lập fanpage trên các trang xã hội đã trở thành trào lưu trong việc quảng bá game
Vì thế, để trả lời cho câu hỏi về cách quảng bá ưu việt nhất là điều không dễ dàng nếu không muốn nói là không thể. Mỗi sản phẩm game ra đời đều có đối tượng khách hàng riêng, quảng bá game cho giai đoạn trước và trong giai đoạn vận hành sản phẩm là việc phải làm nhưng điều tiên quyết là chất lượng sản phẩm và cách điều hành. Nếu đáp ứng những điều kiện cần này thì nhất định sẽ "hữu xạ tự nhiên hương" và quảng bá chỉ là điều kiện đủ để cộng đồng dễ dàng tiếp cận hơn sản phẩm hơn mà thôi.
Vâng, "hữu xạ tự nhiên hương", cộng đồng game thủ sẽ biết tự "chọn mặt gửi vàng", tìm đến với những sản phẩm phù hợp, những sân chơi giải trí thật sự và hữu ích.
Theo Game Thủ
'Mổ xẻ' một trò chơi dở tệ Khen game hay thì dễ nhưng chê game dở mới khó. Mỗi người có một quan điểm riêng, cách đánh giá và nhìn nhận riêng về trò chơi yêu thích của mình. Việc tranh cãi việc game này tốt hơn, hay hơn game kia luôn gây ra những trận tranh cãi nảy lửa và thường không có tiêu chuẩn để phán xét. Vì...