Tình yêu và nỗi nhớ với bao người trẻ
Cà phê ‘bệt’, cơm tấm vỉa hè, cơn mưa bất chợt ghé qua TP.HCM đã trở thành nỗi nhớ và tình yêu của nhiều người trẻ…
Phan Ngọc Ánh (ngồi, bìa trái) trong một lần đưa du khách đi thăm TP.HCM – NVCC
Cô học trò từ tỉnh thành khác tới học tập, anh du khách một lần tới thăm, người chọn nơi này mưu sinh và cả người sinh ra và lớn lên trong thành phố, họ đã bộc bạch với PV Thanh Niên bao thương nhớ về nơi này.
Nhớ nhất là hẻm…
Đó là tâm sự của Lê Nhựt Mi (21 tuổi), sinh viên ngành quan hệ công chúng, Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM, cô cũng là người giành giải khuyến khích cuộc thi viết Thành phố tôi yêu do Báo Thanh Niên mới đây tổ chức.
Quê ở xã Bình Hòa, H.Châu Thành, An Giang, gắn bó với TP.HCM 3 năm nay từ ngày học đại học, có nhiều thất bại, nếm trải nhiều nỗi buồn, Mi có lúc nghĩ rằng sẽ chẳng yêu thành phố. Cho đến một ngày, cô lang thang trong những con hẻm nơi đây, lặng nhìn cách người dân trong hẻm thương nhau.
Nhớ TP.HCM những ngày trước tết sôi động, trong tâm trí anh Hùng – THÚY HẰNG
“Những con hẻm trong trung tâm thành phố mộc mạc, gần gũi. Nhà cửa trong hẻm san sát nhau, hai nhà chung vách, sáng mở cửa đụng mặt nhau, nhà hàng xóm làm gì, ăn gì cũng nghe được hết. Nhưng sống san sát nhau vậy mà khoảng cách giữa hàng xóm kéo lại gần nhau hơn”, Mi kể.
Video đang HOT
Ở trong một xóm trọ mà Mi ví như “một Việt Nam thu nhỏ”, khi có tất cả mọi người từ mọi vùng miền đến TP.HCM học tập, mưu sinh, nữ sinh viên năm 3 cảm nhận được hơi ấm của tình người khi mọi người san sẻ cho nhau món quà quê, thăm hỏi nhau khi đau ốm.
“Đặc biệt nhất, sau tết, em trở lại thành phố làm thêm và bị tai nạn trên đường, khi mà gia đình chưa thể lên chăm sóc, những hàng xóm của xóm trọ đã ân cần thăm nom, coi em như người thân”, Mi chia sẻ.
Cà phê “bệt” rất thú vị ở TP.HCM, nỗi nhớ của nhiều người khi đi xa – ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH
Đi đâu cũng nhớ cơm tấm
“Nhớ nhất cơm tấm TP.HCM, cà phê quán cóc, cả những cơn mưa chợt đến rồi chợt đi. Ở Mỹ cũng có cơm tấm nhưng không đúng vị TP.HCM, cũng có cà phê nhưng không có hơi thở của quán cà phê, nơi bạn nhìn được nhịp sống hối hả trôi bên ly cà phê mát lạnh”, Huỳnh Thị Yến Nhi, 30 tuổi, đã định cư 5 năm nay tại bang New Jersey (Mỹ) bộc bạch.
Sinh ra, lớn lên ở TP.HCM, trải qua tuổi thơ ở con đường Nguyễn Duy, Q.8, những năm tháng học phổ thông và đi làm ở Q.5, Q.1 và những chiều cà phê, ăn vặt, dạo phố cùng bạn bè khắp các con đường của thành phố, Nhi “gói ghém” hết những kỷ niệm đó vào va li, mang qua trời Mỹ. Để rồi, ngày đầu tiên thức dậy ở nơi xa, cô đã khóc như mưa vì thương nhớ thành phố.
Từ Mỹ trở về TP.HCM thăm nhà vào giữa tháng 3, đúng thời điểm Covid-19, phải cách ly 14 ngày tại nhà, Nhi chia sẻ: “Tôi cảm nhận được sự cẩn trọng và chu đáo của đội ngũ y tế địa phương, tinh thần trách nhiệm và ý thức cộng đồng của tất cả người dân khi cùng chung tay để chống lại dịch bệnh rất hiệu quả”.
Con người phóng khoáng
32 tuổi, sinh ra và lớn lên ở TP.HCM, anh Nguyễn Anh Hùng, trú chung cư 481 Ba Đình, Q.8, TP.HCM kể: “Tôi đến nhiều nước trên thế giới, ngày đầu và ngày thứ 2 đều rất vui, nhưng tới ngày thứ 3 đã nhớ quay quắt thành phố. Nhớ và yêu thành phố của mình không phải từ những gì vĩ mô, to tát mà từ những điều rất nhỏ bé, đó là những quán ăn với đủ món ăn mọi miền trên khắp VN, cà phê góc phố, những gánh hàng rong và những con người cởi mở, phóng khoáng, sẵn sàng giúp đỡ nhau”.
Những quán cà phê bên đường ở TP.HCM, nỗi nhớ của nhiều người – THÚY HẰNG
Với anh Hùng, khoảnh khắc anh luôn thấy đặc biệt, nghĩ tới lại thấy lòng lâng lâng, đó chính là những ngày giáp tết và những ngày trong tết của thành phố. Anh nói: “Giáp tết mọi thứ sôi động, lòng người cũng hân hoan, nhộn nhịp chợ trên bến dưới thuyền. Tết thì ngược lại, đường sá sôi động giờ tĩnh lặng, yên ả, để mọi người cùng sống chậm, suy ngẫm về những điều nên làm trong năm mới”.
Thành phố bao dung với người trẻ
Đó là cảm nhận của Phan Ngọc Ánh, 21 tuổi, sinh viên Trường ĐH Kinh tế – Luật TP.HCM, Trưởng ban Nhân sự câu lạc bộ Saigon Lovers (giúp bạn bè quốc tế trải nghiệm vẻ đẹp của TP.HCM qua ẩm thực, kiến trúc, nhịp sống địa phương).
Cô gái đến từ H.Lâm Hà, Lâm Đồng bộc bạch: “TP.HCM luôn bao dung với tất cả người trẻ chúng em. Không phân biệt bạn đến từ đâu, xuất phát điểm ra sao, chỉ cần bạn nỗ lực phấn đấu, dám nghĩ dám làm, tự tin năng động, bạn chắc chắn sẽ được ghi nhận. Những ngày mới lên TP.HCM, em choáng ngợp khi đứng trước những bạn trẻ đang sống, học tập ở thành phố này khi ai cũng tự tin, năng động, nổi bật với những năng khiếu khác nhau. Nhưng chính những người trẻ đó đã tiếp thêm cho em năng lượng, động lực để cố gắng nhiều hơn, hoàn thiện chính mình”.
Trường đại học tại TP.HCM phát gạo cho người dân khó khăn
Nhằm giúp đỡ người dân có hoàn cảnh khó khăn vượt qua dịch Covid-19, ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM tổ chức mô hình cây ATM gạo ngay trong khuôn viên trường.
Từ ngày 15/4 đến 17/4, ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM thực hiện phát gạo miễn phí cho người dân có hoàn cảnh khó khăn, dựa trên mô hình cây ATM gạo.
Trường dự kiến phát 13 tấn gạo trong 3 ngày cho người dân khó khăn. Ảnh: UEF.
Trường dự kiến mỗi ngày có trên 1.000 người dân đến nhận hỗ trợ. Mỗi người sẽ nhận một túi gạo 3 kg. Nếu người dân đến nhận hỗ trợ đông, trường sẽ phát trực tiếp.
Để thực hiện hoạt động này, nhà trường huy động đóng góp từ giảng viên, nhân viên, phụ huynh, các mạnh thường quân và đối tác.
Sau 2 ngày thực hiện, 1.500 trường hợp khó khăn nhận được sự hỗ trợ. Người dân đến nhận gạo đều được đo thân nhiệt, giữ khoảng cách phát - nhận an toàn và đảm bảo trật tự.
Người dân đến nhận gạo được đo thân nhiệt, xếp hàng đúng cự li. Ảnh: UEF.
UBND phường 15, quận Bình Thạnh, TP.HCM, cũng hỗ trợ nhà trường thông tin hoạt động này đến người dân có hoàn cảnh khó khăn, bị ảnh hưởng trong giai đoạn dịch bệnh.
Người dân có thể đến nhận hỗ trợ từ 15h đến 17h mỗi ngày, tại ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM, số 141-145 Điện Biên Phủ, phường 15, quận Bình Thạnh.
Tại Hà Nội, ĐH Kinh tế Quốc dân cũng triển khai chương trình "Cây gạo - NEU giúp người nghèo vượt qua dịch Covid-19". Hơn 15 tấn gạo được phát từ ngày 16/4 đến 30/4 tại trường (số 207 đường giải phóng, quận Hai Bà Trưng - Hà Nội).
Nguyễn Hằng
Thêm cây ATM gạo "mọc" ở cổng trường đại học giữa dịch Covid-19 Hơn 13 tấn gạo được phát tại "cây ATM gạo" ngay cổng Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF) nhằm giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19. Người dân khó khăn xếp hàng lấy gạo tại ATM gạo. (Ảnh: UEF) Đây là hoạt động chung tay góp sức từ quý thầy cô là...