Tình yêu tuổi hoàng hôn
“Bước đi bước nữa” bao giờ cũng khó khăn. Với người có tuổi và con cái đã lớn, chuyện tái giá hoặc tục huyền còn cam go gấp bội.
Tết này chú tôi kỷ niệm tròn 10 năm cuộc hôn nhân lần thứ hai của chú. Ngày ấy dì tôi qua đời được hơn hai năm thì chú cũng bắt đầu tìm hiểu một người đàn bà tuổi ngoài 60 đã góa chồng, bà kém chú tôi 5 tuổi. Mối quan hệ đặc biệt này bị con cái nói ra nói vào với vẻ khó chịu.
Bốn người con trai thay nhau tranh luận với bố đôi khi rất gay gắt. Hai cô con gái thì khóc lóc, than vãn bởi bố già rồi, làm vậy là “bôi tro trát trấu” lên mặt con cái. Ngoài ra, các con của chú tôi còn lo ngại bà ấy sẽ thay chú thâu tóm quản lý tiền bạc của cải trong gia đình. Nhiều người trong họ tộc và xóm giềng cũng xì xầm chê bai chú tôi “già đầu mà không nên nết”. Nhưng trước sau chú vẫn không thay đổi ý định. Trong một lần họp mặt đông đủ con cái, chú tôi tuyên bố: “Nếu các con đồng ý thì bố sẽ đưa bà ấy về đây ở. Còn không thì bố sẽ đến ở với bà ấy”. Tất nhiên là mấy người con không đồng ý cho bố đưa mẹ kế về, thế là giáp Tết năm ấy chú tôi bỏ nhà ra đi.
Có mạo hiểm không khi rời bỏ cuộc sống tuy tẻ nhạt nhưng an toàn để dấn thân vào một hành trình mới mà không được người thân ủng hộ. Ảnh: TL.
Thời gian sau, thấy bố mình ngày càng khỏe mạnh tươi tắn, mà người mẹ kế cũng chẳng nhòm ngó động chạm tới của cải tiền bạc của họ, mấy người con của chú mới thôi căng thẳng. Hai ông bà sống vui vẻ hòa thuận. Hạnh phúc ngời lên trong hoàng hôn cuộc đời ông.
Khi tuổi càng cao, người ta càng thấm thía nỗi cô đơn và càng cần có người bạn đời bên cạnh để cùng chia sẻ vui buồn, để chăm sóc nhau khi trái gió trở trời. Với những người góa bụa, nhu cầu ấy càng tăng lên gấp bội. Đây chính là lý do để chú tôi yêu và có ý định tục huyền ở tuổi 65. Nhưng vì không thấu hiểu, cảm thông với nỗi niềm của cha, cộng với sự ích kỷ cá nhân nên con cái chú ra sức ngăn cản.
Chú tôi là người quyết đoán. Trong khi nhiều người không đủ dũng khí vượt qua trước sự phản đối quyết liệt của con cái. Họ cam chịu tiếp tục sống một cuộc sống buồn tẻ.
Video đang HOT
Hạnh phúc cuối đời, cần lắm chứ.
Bà Y. cùng tổ hưu trí với tôi. Chồng bà Y. qua đời năm bà 49 tuổi, khi ấy hai người con lớn của bà đều có gia đình riêng, còn cậu con trai út mới 16 tuổi. Bốn năm sau ngày chồng qua đời, có một ông thường lui tới và ” đặt vấn đề” với bà. Sự xuất hiện của ông khiến các con bà để ý và bắt đầu nói bóng nói gió xa xôi, tỏ ý không bằng lòng khi mẹ có “bạn trai”. Còn cậu út bỗng trở nên ngang bướng lầm lì khó bảo. Mấy bà hàng xóm và trong tổ hưu trí cũng xầm xì bình luận. Họ cho rằng đã có cháu nội cháu ngoại rồi thì nên ở nhà với con cháu cho yên thân, “đi bước nữa” liệu có được hạnh phúc không hay lại phải chịu đắng cay, lúc đó có quay về với con cái cũng muối mặt.
Là người cả nghĩ nên khi nghe đủ những lời bàn ra tán vào của những người xung quanh, bà Y. không khỏi nghi ngại, lưỡng lự. Ai mà biết trước được tương lai của cuộc hôn nhân tuổi xế chiều sẽ ra sao. Có mạo hiểm không khi rời bỏ cuộc sống tuy tẻ nhạt nhưng an toàn để dấn thân vào một hành trình mới mà không được người thân ủng hộ? Vì vậy, bà Y. không đủ can đảm để tái giá. Câu nói của cậu con trai út: “Mẹ đừng làm mất niềm kính trọng yêu thương mà chúng con vẫn dành cho mẹ” đã đưa bà Y. đến quyết định khước từ lời cầu hôn của người đàn ông mà bà có cảm tình.
Không có gì tuyệt vời hơn nếu người già có bạn tâm tình vào những năm cuối đời
Thời nay, tuy tư tưởng đã thoáng hơn xưa, nhưng việc người già “đi bước nữa” xem ra vẫn ít được ủng hộ, rào cản lớn nhất khiến cha/mẹ khó vượt qua chính là sự phản đối của con cái.
Theo chuyên gia tâm lý Đinh Đoàn, nhiều người cho rằng nếu người cao tuổi kết hôn nghĩa là người đó còn ham hố chuyện chăn gối, nhưng không hẳn là như vậy. Nhu cầu có bạn già rất quan trọng bởi nỗi sợ lớn nhất của người già là bị bỏ rơi, bị cô đơn. Chính vì vậy không có gì tuyệt vời hơn nếu người già có bạn tâm tình vào những năm cuối đời. Nếu có cơ hội các cụ đừng cố dập tắt, không thừa nhận tình cảm dù trái tim vẫn rực lửa yêu thương.
Mặt khác, cũng theo chuyên gia tâm lý Đinh Đoàn, con cháu cũng không được nói nặng lời, không nên phản đối kịch liệt hay hỗn hào khi cha/mẹ của mình muốn “đi bước nữa”. Bởi điều đó không vi phạm pháp luật, không vi phạm đạo đức, văn hóa. Nếu thấy hai cụ còn khỏe và “xứng đôi vừa lứa” thì hãy tác thành cho họ nên vợ nên chồng, bởi không có liều thuốc trường xuân nào dành cho các cụ quý hơn tình yêu.
Theo thegioitiepthi.vn
Mẹ sống 'nổi loạn' sau lỗi lầm của ba
Gia đình tôi đã từng rất hạnh phúc. Nhưng sau những biến cố, sai lầm, mọi thứ trở nên vô cùng tồi tệ.
Tôi đang là sinh viên năm hai của một trường đại học ở Hà Nội. Nhà tôi cách thành phố khoảng 2 tiếng đi ô tô. Nhưng vào những ngày lễ tết, tôi rất ít khi về nhà. Trong khi bạn bè trông chờ ngày nghỉ để về quê còn tôi chỉ quan tâm sẽ kiếm được việc gì làm thêm trong những ngày đó. Tôi sợ cái cảm giác về nhà khi phải đối diện với sự thật bẽ bàng của gia đình mình.
Gia đình tôi từng rất hạnh phúc. (Ảnh minh họa)
Ba tôi là hiệu trưởng của một trường tiểu học còn mẹ làm giáo viên cùng trường. Trước đây, gia đình tôi rất êm ấm và hạnh phúc nhưng từ khi em trai tôi qua đời vì bị u não thì mọi chuyện trở nên tồi tệ.
Ba tôi chán nản suy sụp, mẹ tôi áp lực khi nhà nội hối thúc sinh thêm con. Bởi cả dòng họ nhà nội chỉ có ba là con trai nối dỗi. Trong khi đó, mẹ đã hơn 40 tuổi còn ba ngoài 50 tuổi, chưa kể mẹ mới mổ u nang cách đây không lâu. Ba mẹ không tìm được tiếng nói chung trong việc này, mẹ không muốn sinh nữa còn ba bằng mọi giá phải có đứa con nối dõi.
Giữa lúc đó, ba cặp kè cùng một cô giáo cùng trường đã góa chồng nhưng trẻ hơn mẹ. Tôi không hiểu, mục đích của ba là kiếm con trai hay vì tình cảm. Nhưng khi sự việc vỡ lỡ, mẹ đã trở nên gần như điên loạn. Các cú sốc liên tiếp biến mẹ trở thành một con người hoàn toàn khác.
Từ một người chỉ biết đi dạy và làm việc nhà, mẹ đã lao vào những cuộc vui một cách bất chấp. Đi đâu mẹ cũng mặc váy xòe ngắn, áo hai dây, người ta lời ra tiếng vào cho rằng mẹ không đứng đắn.
Mẹ sử dụng facebook thường xuyên, kết bạn giao lưu với hàng nghìn người trên mạng nhưng không kết bạn với bên nội và các đồng nghiệp khác ở trường. Mẹ hay đăng những tấm ảnh mát mẻ, tán tỉnh những người đàn ông khác ngày trên mạng xã hội.
Vì ba làm hiệu trưởng nên công việc giảng dạy của mẹ khá nhẹ nhàng. Ngoài mấy buổi lên lớp, mẹ thường xuyên tổ chức những buổi họp mặt những nhóm bạn trên mạng. Họ kéo về nhà tôi hát hò, ăn uống, quàng vai bá cổ nhau đùa giỡn. Nói chung, cách sống của mẹ bị bàn tán rất nhiều.
Sau khi phát hiện ba ngoại tình, mẹ trở nên sống nổi loạn. (Ảnh minh họa)
Tôi còn phát hiện mẹ ngoại tình từ năm học lớp 10. Hàng đêm, mẹ nhắn tin qua lại với một người đàn ông khác. Tôi lén đọc tin nhắn của mẹ và biết hai người đang hẹn hò. Ba tôi biết chuyện nhưng cũng không can thiệp gì. Ba và mẹ như hai thế giới riêng, còn dùng dằng chỉ vì vướng bận tôi.
Sống trong hoàn cảnh gia đình như thế làm tôi rất chán nản. Đã từ rất lâu, nhà tôi đã không còn những bữa cơm hạnh phúc. Mẹ tôi không chăm lo cho gia đình nữa, ba càng khép mình hơn. Tôi như một đứa con mồ côi ngay cả khi ba mẹ đang sống sờ sờ trước mắt.
Bởi thế, tôi rất sợ những ngày lễ tết bởi ai cũng có một mái ấm để trở về còn tôi chỉ có nhà chứ không có tổ ấm. Đôi lúc, tôi muốn ba mẹ mình ly hôn giải thoát cho nhau còn hơn sống vật vờ vì trách nhiệm như thế. Những nỗi đau, sai lầm kế tiếp khiến ba mẹ tôi như mắc kẹt trong ngõ cụt hôn nhân.
Thanh Phong
Theo phunuonline.com.vn
Gây đại họa vì ghen Vì ghen, từ việc chỉ muốn dằn mặt người tình của chồng, bà đã đi từ sai lầm này đến sai lầm khác. Không chỉ mang tiếng oan hại chồng, bà còn vướng vòng lao lý, các con tan đàn xẻ nghé. Chỉ 2 ngày sau khi mãn hạn tù, bà liền nhấc máy chia sẻ nỗi niềm với Thanh Tâm. Bà và...