Tình yêu tuổi 30: Hoàng tử sẽ tới, không tới cũng chẳng sao
Nếu bạn hỏi một người phụ nữ chạm ngưỡng 30 – hoặc hơn thế – có sợ không khi chia tay tình yêu ở thời điểm đó, câu trả lời chắc chắn là “có”.
Son Ye Jin và Jung Hae In trong phim “Chị đẹp mua cơm ngon cho tôi”
“Cuộc đời khom lưng không hợp với bạn đâu, hãy ngẩng cao đầu đi đừng sợ” là câu hát hai người phụ nữ đã ngoài 30, chưa lập gia đình an ủi nhau sau khi một người vừa bị người yêu chia tay.
Sau khi xem xong tập 1 bộ phim Chị đẹp mua cơm ngon cho tôi , tôi vẫn nhớ mãi câu hát này, bởi có lẽ sau khi đau buồn vì bị đá không rõ nguyên nhân, ngày mai họ vẫn phải làm việc để tiếp tục cuộc sống.
Tôi thích cách những người phụ nữ này giải quyết chuyện tình cảm. Yêu đấy, đau khổ đấy, nhưng họ chẳng làm hại bản thân. Không có lý do gì một người phụ nữ như vậy lại không được hạnh phúc thuộc về riêng mình.
Nỗi sợ mang tên “người ta nói”
Biết trước tương lai của mình là một điều rất đáng sợ, cũng giống như việc sống một cuộc sống bận rộn, chờ đợi thời cơ và một người thích hợp để kết hôn rồi sinh con. Đó là vòng xoay thường tình về cuộc đời của người phụ nữ mà người ta thường nói.
Họ sợ sẽ phụ sự kì vọng của gia đình, sợ lời bàn ra tán vào của đồng nghiệp, sợ hết lựa chọn, sợ cô đơn và sợ sẽ chẳng còn dành tình cảm cho ai được ở tuổi này nữa.
Video đang HOT
Thế nhưng con gái sinh ra đâu chỉ có việc lấy chồng và sinh con. Cứ yêu bản thân đi, rồi bạn sẽ có nơi xứng đáng để thuộc về.
Nhiều người hay nhắc đến hai từ “người ta”, thế nhưng họ đâu biết “người ta” không đau khổ thay mình, hạnh phúc thay mình, cho mình cơm ăn, áo mặc. Tại sao bạn lại phải quan tâm quá nhiều đến những người không đóng góp gì vào cuộc sống của bản thân mình đến vậy?
Cứ khóc nếu buồn, cứ nói nếu mệt, cứ từ chối nếu không muốn nghe, đó là cách bạn khẳng định bản thân, cách để nhẹ nhõm. Cuộc đời sẽ dễ thở hơn nhiều khi chẳng cần nhìn sắc mặt người khác để sống.
“Một ngày hoàng tử sẽ tới, không tới cũng chẳng sao”
Phụ nữ chạm ngưỡng 30, xinh đẹp, thành công trong công việc. Chẳng có lý do gì để họ không xứng đáng có được hạnh phúc của riêng mình.
Người ta thường nói, tổn thương, vấp ngã làm mỗi chúng ta mạnh mẽ, cứng rắn và bình tĩnh đối mặt hơn với mọi sóng gió cuộc đời. Vì thế, chinh phục họ cũng khó hơn, nhưng khi bạn có được rồi, đó là cả một gia tài không ngờ đến.
Tôi có cô bạn đã 30 tuổi nhưng vẫn lẻ bóng, mặc bạn bè xung quanh đều đã yên bề gia thất. Tôi hỏi cô ấy có buồn không. Bạn tôi bảo đôi khi cũng chạnh lòng khi nhìn ngắm gia đình người khác hạnh phúc, vui vẻ. Nhưng cô ấy vẫn ổn.
Bạn tôi chấp nhận cô đơn chứ chẳng vì người ta nói mà gật đầu với một người đàn ông bất kỳ. Tôi khâm phục sự mạnh mẽ của bạn, bởi cô ấy ý thức được giá trị thật sự của bản thân, và biết mình xứng đáng với điều gì.
Khoảng cách về tuổi tác giữa “bà chị” Song Hye Kyo và “cậu em” Song Joong Kisau khi đóng phim Hậu duệ mặt trời chẳng thể làm giảm đi sự ngọt ngào trong tình yêu mà họ dành cho nhau. Chỉ cần chung nhịp đập, chung một cảm giác là có thể trở thành tình yêu và gắn bó với nhau suốt một đời.
Bộ phim về tình cảm chị em đang được dân tình xôn xao quan tâm, bàn tán – Chị đẹp mua cơm ngon cho tôi. Nhân vật chính là một phụ nữ 35 tuổi, tìm được hạnh phúc thật sự với chàng trai kém mình cả chục tuổi.
Cuộc đời đương nhiên chẳng dễ được như phim ngôn tình. Thế nhưng từ bộ phim, tôi cho rằng phụ nữ hãy cứ sống là chính mình, ý thức được giá trị của bản thân thì hoàng tử có tới hay không cũng không sao.
Nếu may mắn, biết đâu một ngày nào đó, hoàng tử của riêng bạn sẽ đến và đánh thức những cảm xúc đã bị bào mòn lâu năm. Bạn sẽ lại sống như một cô gái mới yêu lần đầu.
Nhưng đừng vội buồn nếu hoàng tử không đến, bởi được sống là chính mình đã là một điều rất hạnh phúc rồi
Theo Baophapluat
Con dâu phải chăm sóc chu đáo ba mẹ chồng, vậy con rể có cần quan tâm ba mẹ vợ?
Lấy chồng được 7 năm, chưa bao giờ tôi thấm thía sự bất công trong cách đối xử với bố mẹ chồng và bố mẹ vợ như bây giờ. Tôi viết những dòng chia sẻ này gửi đến những người đã và sẽ trở thành chồng của một người phụ nữ:"Bạn cho đi như thế nào sẽ nhận lại như thế".
Ảnh minh họa
Là phụ nữ sinh ra đã phải chịu nhiều thiệt thòi, đến khi lấy chồng, sinh con lại càng vất vả hơn. Đã thế ngoài việc phục vụ chồng chăm sóc con cái, họ lại còn có nghĩa vụ phục vụ cả bố mẹ chồng. Phục vụ bố chồng chưa hết còn thêm nghĩa vụ quan tâm, chăm lo cho cả gia đình nhà chồng, từ anh chị em trong nhà đến cô bác, chú thím trong họ.
Kể như có giỗ chạp nhà chồng mà quên không gửi lễ, không gọi điện hỏi han hay không có mặt xem, chẳng bị cả họ nhà chồng kể tội. Rồi như nhà ở phố mà anh em, chú bác nhà chồng có đến chơi, nhỡ quên không mua vài ba món quà cho họ đem về quê là y như rằng có cái tiếng keo kẹt, bủn xỉn. Trong khi đó, mình chầy chật vay mượn đầm đìa chẳng ai lên tiếng giúp đỡ một câu.
Nghĩ cũng buồn cười, những nhà có con trai, đẻ con nuôi con như thế nào thì nhà sinh con gái cũng như vậy, có đứa trẻ nào tự dưng mà lớn rồi trưởng thành, đi học, đi làm, kiếm tiền được đâu.
Con trai trưởng thành báo hiếu cha mẹ cho đến những ngày cuối đời, còn con gái chưa làm gì được cho bố mẹ, đi lấy chồng là xác định "mất con" luôn, thậm chí còn phải cho chứ chẳng mong nhận được gì.
Người bố người mẹ nào chẳng mong con cái sống tốt. Bố mẹ có con gái thì chỉ mong gả con vào được một gia đình tử tế, cho con sống sung sướng. Bố mẹ vất vả sinh con, nuôi con khôn lớn bao nhiêu năm, nay phải để con đến ở một gia đình khác. Để con phải xem ngôi nhà xa lạ là nhà mình; phải coi gia đình chồng là gia đình mình; phải chăm sóc bố mẹ chồng như (thậm chí là hơn) bố mẹ mình.
Xã hội này cũng thật kỳ lạ. Người ta cứ bắt con dâu có nghĩa vụ chăm sóc bố mẹ chồng, vậy sao không ai nghĩ đến việc con rể cũng phải đối xử, báo hiếu lại bố mẹ vợ?
Chẳng thế mà nhiều nhà, sắm sửa mua hết cái này, cái kia cho bố mẹ chồng thì công khai còn vợ muốn chăm lo, giúp đỡ bố mẹ đẻ thì cứ phải lén lút, giấu giếm. Thậm chí có khi bị phát hiện ra là cả nhà chồng đành hanh rằng giấu của cho bố mẹ đẻ.
Nực cười chưa, chồng kiếm được tiền, vợ cũng vất vả ngày 8 tiếng đi làm kiếm tiền cơ mà, có ngửa tay ăn xin của ai, có lấy của nhà chồng cho đâu. Mà cho dù vợ không làm ra tiền thì người chồng cũng không có quyền như thế. Vì vợ đã hi sinh ở nhà chăm con cho chồng yên tâm ra ngoài kiếm tiền rồi. Không ít thì nhiều, tiền mà chồng kiếm ra cũng có một phần mồ hôi nước mắt của vợ bỏ ra đó. Vậy nên, vợ có dùng một phần tiền chồng đưa về đó cũng là lẽ đương nhiên mà thôi.
Thế mới nói, "muốn nhận được nụ cười thì hãy cười với người trước đã". Anh mong được người khác đối xử tử tế với mình thì mình cũng phải đối tốt với người ta trước. Chồng trước khi muốn vợ đối xử với bố mẹ mình tử tế thì cũng đừng quên quan tâm bố mẹ vợ như quan tâm bố mẹ mình. Họ dứt ruột gả con đi chứ không ai cho không hoặc bán con cả.
Vợ chồng lấy nhau là để cùng nhau xây dựng tổ ấm, cùng chia ngọt sẻ bùi, cùng đi hết quãng đường đời còn lại. Muốn vậy, trước hết cần có sự công bằng trong mối quan hệ vợ chồng trước đã.
Theo Phunutoday
Đưa bồ đi khám thai thì gặp vợ vô sinh đang lọ mọ, chồng mỉa mai Chuyện của anh, chị đã biết, chị còn không thèm cười cợt anh thì thôi, thế mà anh lại. Không nóng vội, chị nhìn anh nhếch mép rồi từ từ kéo áo lên cho anh nhìn... ảnh minh họa Hôn nhân là do trời định và không phải ai cũng có may mắn, có nhân duyên để tìm đến được với nhau. Có...