Tình yêu trốn đi đâu?
Thật ra, tình yêu không đi đâu cả. Chỉ là tình yêu trốn vào những nhọc nhằn cuộc sống và quan hệ vợ chồng “mất sóng”.
Xa rồi cái thời ta hí ha hí hửng đọc tin nhắn của ai đó rồi lựa cả tiếng đồng hồ mới ra bộ cánh tự cho là vừa mắt mà hẹn hò. Mẹ có bắt gặp và thắc mắc vì sao lúc này ta điệu quá, thì thế nào cũng chống chế “con gái mà mẹ”.
Xa luôn cái thời hẹn nhau để ngồi im nhìn nhau hoặc nói vài ba câu gì đó trên trời dưới đất rồi đưa nhau ăn bò bía, uống nước mía mà vui như người khác dự một bữa tiệc ở nhà hàng năm sao. Chàng đã nói “Mai này có nhau, chỉ cần ngày ngày ăn bò bía là đủ vui rồi”. Ta tâm đầu ý hợp đến nỗi đáp: “Không uống nước mía, trà đá cho đỡ tốn cũng được anh hén?”.
Rồi mua được nhà riêng.
Rồi một đứa con ra đời.
Chàng tập tành pha sữa dù bốn lần thì hết ba bận sữa cứ vón cục, dù ta đã dặn phải cho nước ấm vào trước rồi mới tới bột sữa. Chàng gãi đầu gãi tai: “Anh quên… mà đường nào cũng về La Mã”. Khi giặt quần áo con trẻ thì không được bỏ vào máy, mà phải giặt tay với xà bông dành cho bé, bởi vải mềm, da bé nhạy cảm. Ta dặn bao nhiêu lần, nhưng chàng cứ lén lén dồn vào máy giặt.
Video đang HOT
Con chập chững đi, con biết đòi ăn, ta đã dặn chàng bao lần là đừng chiều chuộng quá, ví như con muốn một ly kem to, một xâu cá viên đầy. Nhưng chàng cứ cãi “Có bao nhiêu đâu, chiều cho con vui”. Để rồi khuya đó con sốt viêm họng do ăn quá nhiều đồ lạnh hoặc đồ chiên. Đưa con đi bác sĩ mà ta cứ chằm vằm cái mặt với chàng bằng điệu bộ “chút nữa về sẽ biết tay tôi”. Chàng thì… phớt tỉnh ra chiều chuyện nhỏ như con thỏ.
Rồi con sốt cao, phải nhập viện, ta loay hoay với những cú điện thoại xin nghỉ phép vào ngày mai, cậy nhờ chị cùng phòng viết giùm bảng báo cáo cho xong, nhờ nhỏ em qua nhà lấy tã, sữa, mùng, mền… cho hai mẹ con. Trong khi điện thoại chàng thì ò í e và sau đó là chống chế: “Buồn quá, đi làm vài ly, máy hết pin nên không biết em gọi”. Ta tức điên nhưng phải tập trung lo cho sức khỏe con trước đã.
Đứa lớn bốn tuổi, ta ngán tới cổ việc chăm em bé, nhưng chàng cứ giục sinh thêm đứa nữa cho có anh có em. Ta trù trừ, chàng ra đòn quyết định: “Em để qua ba lăm tuổi là con hết thông minh đó”. Vậy là… tất cả vì tương lai con em chúng ta, đội tiếp cái bụng bầu nữa. Rồi lại tấp nập với vòng xoay tã, sữa, đưa đón, nấu nướng, giặt giũ…
Ta không nhớ cả việc mấy năm nay mình đã soi gương mấy lần, đã sắm cho mình mấy bộ quần áo mới. Và cũng không biết được chàng đã thăng tới cấp gì, tăng lương mấy “phẩy” khi ta cứ lẹt đẹt “hai phẩy tám” nhưng vẫn “tự sướng” hơn khối người khác.
Rồi một ngày ta phát hiện chàng lạnh nhạt với gia đình. Không còn cau mày khi ta làm bếp đứt tay, không cưng chiều con dù bé xin một con siêu nhân lắp ráp suốt mấy tháng. Chàng hay bảo “phiền quá” khi ta hỏi chàng sao về muộn, sao ăn ít, sao ngủ trễ? Ta cũng quên luôn việc hình như lâu lắm rồi ta và chàng không ngủ chung phòng. Bởi lúc sinh đứa thứ hai, ta an tâm với lý do “nhường phòng cho ba mẹ con thoải mái”.
Và ta giật mình, hình như từ lâu lắm ta và chàng đã “tuyệt chủng” quy ước rằng tối nào ta mặc váy hồng là chàng dọn bếp thật gọn. Tình yêu đã biến đi đâu khi ta túi bụi với con cái và việc trong việc ngoài, còn chàng cứ như một khách trọ với tháng tháng “nộp” một khoản tiền là xem như hết trách nhiệm?
Thật ra, tình yêu không đi đâu cả. Bằng chứng là ta còn chăm sóc cho chồng con, đó là còn yêu. Bằng chứng là chàng còn biết chiều chiều về nhà, tháng tháng không phó mặc ta đối phó với bọn “giặc dữ” gas, nước, điện, net… đó là còn yêu. Chỉ là tình yêu trốn vào những nhọc nhằn cuộc sống và quan hệ vợ chồng “mất sóng”.
Theo Phunuonline
Nỗi lòng của người con xa quê hương
Tình yêu của bố, mẹ...xa gần, nhớ thương ! Con đường con chọn ai hiểu thấu?
Sáu tháng tuổi, con rời vòng tay mẹ về ở với bà để bố mẹ có thời gian đi làm. Cuộc sống lúc ấy chắc khó khăn lắm nên mẹ mới đành lòng xa con như thế dù quãng đường từ nhà mình đến nhà bà cũng chỉ vài cây số. Bà chăm sóc và yêu thương con nhiều lắm!
Bà coi con là vật quý của bà và con cũng vậy, trong lòng con lúc ấy chỉ có ông bà và dì thôi, hình bóng bố mẹ mờ nhạt lắm dù lần nào đi tàu về, bố cũng chở mẹ lên thăm con. Mẹ à, có lần con đã làm mẹ khóc sau câu trả lời vô tư của mình. Lúc ấy làm sao con hiểu được lòng mẹ, con chỉ nghĩ đơn giản là đang chờ bà đi Hà Nội về chứ không nghĩ là con chờ mẹ lên thăm. Nhưng bây giờ, con biết lúc ấy mẹ rất đau lòng khi đứa con yêu dấu lại không hề nhớ mình chút nào.
Khi bắt đầu đi học, con hiểu hơn về sự hy sinh của bố mẹ. Bởi sợ con khổ, sợ con không được chăm sóc chu đáo, sợ con không được đi học tử tế mà mẹ đã gửi con lên ở với bà. Con tự hào lắm mỗi khi bố lên thăm con, đưa con đi chơi và mua cho con bao nhiêu truyện Đô-rê-mon mà con thích. Con cũng không biết mình có bao nhiêu búp bê nữa vì con nghịch quá nên hay vứt lung tung. Sau này, khi tát ao, bố còn vớt lên được bao nhiêu là búp bê con đã vứt xuống đó.
Năm lớp 5, con được đón về nhà ở với bố mẹ. Lúc này mẹ đã có em bé rồi. Con thích em vì em rất đáng yêu. Món quà đầu tiên bố mẹ dành cho con là một chiếc xe đạp nhỏ màu xanh có cái giỏ xinh xinh phía trước. Con nói rằng con sẽ tập đi để chở em đi chơi. Con thật sự bất ngờ và hạnh phúc vì món quà này.
Ngày tháng dần trôi, con và em lớn lên trong vòng tay thương yêu của bố mẹ, dù vất vả nhưng bố mẹ cũng không để chúng con thiếu thốn thứ gì. Con đủ lớn để hiểu về cuộc sống, tự lập, ngoan ngoãn không đua đòi để làm gương cho em. Vì vậy, dù bố mẹ bận rộn, không có nhiều thời gian để chăm lo từng miếng ăn giấc ngủ cho chúng con, dù nhà mình nghèo thì con cũng chẳng thấy buồn bởi con hiểu bố mẹ đã vì chúng con mà hy sinh quá nhiều.
Biết bao nhiêu kỷ niệm cứ ùa về trong con. Con nhớ cả cây roi, cây táo nhà mình, nhớ cả những lúc hai chị em bắc ghế trèo lên cây hái roi ăn. Con nhớ những chiều hè hai chị em nô đùa, nhớ cả lúc bố hái táo cho con ăn vì con vừa sợ lạnh, vừa lười khi con đi học xa về. Gia đình thật sự là chốn bình yên của mỗi con người, là yêu thương, nhớ nhung, là nơi ta có thể trở về sau những nhọc nhằn của cuộc sống. Ở đó không chỉ có những người thân yêu mà còn có cả một thời thơ ấu đầy hạnh phúc mà chỉ khi xa rồi ta mới cảm nhận hết được.
Con xa nhà tính ra đã 6 năm rồi mẹ nhỉ? Khoảng thời gian không quá dài nhưng con lại phải bon chen và tự lập nhiều nhất, con đã thấm thía rất nhiều điều về cuộc sống và sự hy sinh. Cũng có lúc mệt mỏi, con muốn trở về bên ngôi nhà thân yêu. Có lúc nản lòng, con định bỏ cuộc nhưng chỉ cần nhìn, nghe thấy giọng nói của bố mẹ là con đã đủ nghị lực để vượt qua. Nỗi niềm canh cánh trong con không phải là thử thách của cuộc sống mà là vì con ở xa nên không thể ngày ngày chăm sóc bố mẹ được. Giờ em đi xa, con lại càng lo. Bố mẹ sẽ buồn lắm, rồi ai sẽ ở bên nói chuyện, hỏi han bố mẹ từng ngày? Căn nhà mình sẽ trống vắng lắm!
Con xin lỗi vì đã không thể làm tròn bổn phận của mình. Bố mẹ sẽ ra sao khi vài năm nữa, tuổi già kéo đến mà không có chúng con ở cạnh bên? Có lẽ con cần phải suy nghĩ lại về quyết định của mình. Xa và gần, nhớ và thương, con đường của con và tình yêu với bố mẹ, cuộc sống mưu sinh, phải làm sao để hài hòa, phải làm sao để trả ơn dưỡng dục? Biết bao người có nỗi lòng của người con xa quê như con...
P/S : Ai cũng có những kỉ niệm vui, buồn...có ở nơi đâu,xa quê hương, xa mọi người hãy luôn nghĩ và nhớ về nhau các bạn nhé ! Hãy quí trọng những gì mình đang có...Tình cảm là cái đắt giá nhất.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Đắng chát cho người chồng hết lòng yêu chiều vợ Anh yêu chiều vợ như vậy cơ mà! Sao cô lại nỡ lòng đối xử với anh như vậy? Anh là một người đàn ông giỏi giang trong chuyện kiếm tiền, mẫu mực trong vai trò làm chồng làm cha, khiến bao người ghen tị với cô - người vợ danh chính ngôn thuận của anh. Anh luôn yêu chiều vợ như một...