Tình yêu như cổ tích của họa sĩ nghèo và nàng quý tộc
Tình yêu mặn nồng của nghệ sĩ nghèo Ấn Độ Pradyumna Kumar Mahanandia và người phụ nữ dòng dõi quý tộc Charlotte Von Schedvin hơn 40 năm qua đã được Chính phủ Thụy Điển tôn vinh chuyện tình thế kỷ.
Tình yêu qua bức vẽ chân dung
Câu chuyện đầy xúc động này cũng là chủ đề của cuốn sách bán chạy nhất của tác giả Thụy Điển Per J. Andersson. Soi chiếu vào đó, người ta cảm nhận được sức mạnh tình yêu giúp đôi lứa vượt qua con đường thiên lý xa vạn dặm, khoảng cách giàu nghèo, sự khác biệt về văn hoá và ngôn ngữ…
Sau hơn 40 năm chung sống, Mahanandia và Charlotte vẫn hạnh phúc như thuở nào
Pradyumna Kumar Mahanandia sinh năm 1949 va lớn lên trong một gia đình thợ dệt ở Odisha. Bị xem là đẳng cấp thấp trong xã hội nhưng Mahanandia không hề tuyệt vọng, ông luôn tìm được niềm vui trong sở thích vẽ tranh của mình. Nhà nghèo, cha mẹ không đủ tiền chu cấp nhưng ông luôn cố gắng làm việc để được đến trường và theo đuổi niềm đam mê của mình.
Năm 1971, nhờ tài năng mà Mahanandia đã được vào học ở Học viện nghệ thuật New Delhi và nhanh chóng nổi tiếng với tài vẽ chân dung. Năm 1975, Charlotte Von Schedvin (19 tuổi), một cô gái thuộc dòng dõi trâm anh thế phiệt Thụy Điển trong một lần đến thăm Ấn Độ nghe tiếng tăm cũng mến mộ tài năng của ông. Cô đã tìm đến nhà ông họa sĩ nghèo để đặt vẽ một bức ảnh chân dung. Không ai ngờ rằng bức tranh định mệnh ấy là chiếc cầu nối để hai con người ở hai đất nước xa xôi trở nên gần gũi với nhau.
Video đang HOT
Mahanandia và Charlotte khi còn trẻ
Sau 2 tuần cô ngồi làm mẫu vẽ, hai người đã yêu nhau say đắm và và đã tổ chức một lễ cưới theo nghi thức của Ấn Độ. Cô dâu trẻ Charlotte cũng có tên Ấn Độ là Charulata. Sau hôn lễ, họ sống hạnh phúc bên nhau cho đến khi Charlotte phải quay lại quê nhà và cô muốn chồng cùng về Thụy Điển với mình. Tuy nhiên, Mahanandia còn dở dang việc học. Ông hứa với vợ sẽ sớm sum họp với nhau sau khi mình tốt nghiệp. Từ đó, những cánh thư yêu thương đến và đi giữa hai châu lục Á, Âu. Charlotte từng nhiều lần muốn gửi vé máy bay cho Mahanandia để ông bay sang Thụy Điển trong các kỳ nghỉ nhưng ông từ chối.
Vòng xe đạp yêu thương 4 nghìn dặm
Khi hoàn tất việc học, Mahanandia đã quyết tâm theo đuổi tình yêu theo cách của riêng mình. Không nhận tiền hay vé máy bay vợ gửi, ông bán tất cả tài sản làm lộ phí và thực hiện một cuộc hành trình bằng xe đạp để đến Thụy Điển đoàn tụ với vợ. Ông rời Delhi ngày 22/1/1977, hành lý anh mang theo không có gì hơn ngoài bút và giấy vẽ.
Chiếc xe đạp đã cùng Mahanandia vượt hơn 6.000 km. Chứng nhân tình yêu vẫn được gia đình giữ gìn cẩn thận
Gần 5 tháng trời ròng rã, Mahanandia đã vượt chặng đường hơn 4.000 dặm (6.437 km) đi từ New Delhi qua Afghanistan, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Bulgaria, Yugoslavia, Đức, Áo và Đan Mạch để được hội ngộ cùng người mình yêu. Do phải đi một chặng đường xa, không ngừng nghỉ, chiếc xe đạp lắm lúc hỏng dọc đường, cũng có lúc phải đói khát, không chỗ trú chân nhưng ông không nản lòng.
Để có thức ăn và chỗ trú ngụ, anh đã vẽ chân dung cho người dân mỗi nơi ông đi qua. Vất vả là thế nhưng khi đến Thụy Điển, cảnh sát đã giữ ông lại. Chẳng ai có thể tin một người đạp xe suốt 5 tháng ròng rã để tìm vợ. Khi nghe cảnh sát báo tin, cả gia đình Charlotte đã đến đón anh trong bất ngờ. Họ mở rộng vòng tay đón chàng rể cơ hàn nhưng có lòng quyết tâm sắc đá và trái tim yêu dào dạt.
Mahanandia và Charlotte hạnh phúc bên nhau sau cuộc đoàn viên
Từ cuộc đoàn viên đó, Mahanandia và Charlotte tổ chức một buổi lễ ra mắt họ hàng và cùng sống hạnh phúc bên nhau ở thị trấn Boras (Thụy Điển) từ năm 1979 đến nay cùng hai con là Karl-Siddhartha (28 tuổi – phi công) và Emelie (31 tuổi – nhà kinh tế học). Mahanandia vẫn làm công việc vẽ tranh mình yêu thich, tác phẩm của ông cũng đã có mặt trong nhiều cuộc triển lãm trên thế giới. Bây giờ, ông là một nghệ sĩ nổi tiếng và làm việc như một Đại sứ văn hóa của Ấn Độ ở Thụy Điển.
Gia đình Mahanandia và Charlotte trong một lần trở về thăm Ấn Độ
Thanh Huyền – Nhu Thụy / Theo PNVN
200 đoàn viên thanh niên Công an tỉnh Quảng Ngãi hiến máu tình nguyện
Ngày 6-2, tại Công an tỉnh Quảng Ngãi, Đoàn Thanh niên Công an tỉnh phối hợp Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ngãi tổ chức cho 200 đoàn viên hiến máu tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng.
Đoàn viên thanh niên Công an Quảng Ngãi hiến máu tình nguyện
Với chủ đề "Chung dòng máu trẻ, vì sức khỏe cộng đồng", 200 đoàn viên thanh niên đang công tác tại các đơn vị trực thuộc Công an tỉnh Quảng Ngãi đã hiến 200 đơn vị máu. Đây là đợt thứ hai Đoàn Thanh niên Công an tỉnh Quảng Ngãi tổ chức hiến máu trong năm 2016. Với tấm lòng một giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại, nên ngoài việc tổ chức hiến máu thường xuyên, mỗi cán bộ chiến sĩ luôn sẵn sàng hiến máu cứu người khi cần thiết.
Hiện nay, Đoàn Thanh niên Công an tỉnh Quảng Ngãi đã thành lập ngân hàng máu sống, góp phần cứu chữa nhiều bệnh nhân là cán bộ chiến sĩ và nhân dân, được các cấp chính quyền địa phương ghi nhận, đánh giá cao.
Theo_An ninh thủ đô