Tình yêu nảy nở trong biểu tình Ukraine
Một cảnh sát và một nữ phóng viên từng làm lá chắn sống trong cuộc biểu tình ở thủ đô Ukraine đem lòng yêu nhau bất chấp sự xung đột và hỗn loạn xung quanh.
Lidia Pankiv và chàng cảnh sát nên duyên khi đi biểu tình và chống biểu tình ở Kiev. Ảnh:Ninemsn
Lidia Pankiv, 24 tuổi, đang nói chuyện với bạn qua điện thoại trong cuộc đụng độ tại Kiev và buộc phải đọc to số điện thoại của mình khiến những cảnh sát quanh đó nghe được. Cô gái tưởng rằng bạn mình sẽ gọi lại, nhưng thay vào đó, cô nhận được tin nhắn từ một số lạ.
“Bất chấp tất cả sự hỗn loạn xung quanh, tôi ghi nhớ số điện thoại của em khi em đọc cho bạn. Tôi thậm chí còn không biết tên em”, tin nhắn viết.
“Tôi đang đứng ngay trước mặt em với chiếc khiên chống đạn. Khi em ngăn không cho chúng tôi tiến đến, tôi nhận ra tôi muốn cưới em. Andrei”.
Pankiv không biết tin nhắn của ai nhưng đồng ý gặp chàng cảnh sát với dự định thuyết phục rằng anh đã chọn sai phía và nên đứng về phía người biểu tình.
“Tôi đã rất bất ngờ với tin nhắn và không biết vì sao tôi lại đồng ý gặp anh ấy. Tôi nghĩ rằng có lẽ sẽ có cơ hội để thuyết phục anh ấy về phe chúng tôi và chắc chắn tôi không thể ngờ được rằng chính tôi lại đem lòng yêu anh ấy”, Pankiv nói.
“Khi tôi nhìn thấy anh ấy, tôi bắt đầu nói chuyện, và tình yêu đã đến”.
Andrei không tiết lộ tên đầy đủ vì sợ bị mất việc.
Video đang HOT
Lidia Pankiv vẫn tiếp tục tham gia biểu tình sau khi yêu chàng cảnh sát. Ảnh: Ninemsn
Cặp đôi gặp nhau lần đầu tháng 12 năm ngoái nhưng câu chuyện mới bắt đầu được chú ý gần đây khi Pankiv xuất hiện trên TV kể về câu chuyện lãng mạn của mình, Ninemsn hôm nay cho hay.
Tuy nhiên, cô cũng tranh thủ cơ hội này để thể hiện quan điểm phản đối chính quyền của ông Victor Yanukovych.
“Thật sự là tôi đã yêu anh chàng cảnh sát tôi gặp nhưng tôi sẽ kể cho các bạn một câu chuyện nữa. Tôi đã dùng tay không khi đối mặt với cảnh sát, không phải để chống lại họ, mà để kéo xác những người thiệt mạng trên phố ngày hôm trước và hôm trước đó. Hai người bạn thân nhất của tôi đã chết trong cuộc biểu tình hòa bình.
“Tôi muốn kể cho các bạn rằng tôi ghét (cựu tổng thống) Yanukovych như thế nào, và ghét cả những người thực hiện yêu cầu tội ác đó của ông ta nữa.
“Tôi cũng căm ghét chính kênh truyền hình này vì đã lừa dối người dân trong suốt ba tháng qua, tôi đến đây chỉ bởi đây là chương trình trực tiếp. Và xin lỗi, bây giờ tôi phải đến quảng trường Độc lập. Ukraine muôn năm”, người biểu tình trẻ tuổi nói.
Vũ Hà
Theo VNE
Những khoảnh khắc giao tranh ác liệt ở Ukraine
Những thời khắc giao tranh đẫm máu và căng thẳng nhất tại Ukraine kể từ khi nước này giành độc lập được lưu lại trong các tấm ảnh báo chí.
Cảnh sát lập đội hình che khiên trong cuộc đụng độ với người biểu tình chống chính phủ ở Kiev hôm 18/2. Lực lượng an ninh bắn đạn cao su, quăng bom khói vào người biểu tình sau khi bị ném đá gần tòa nhà Quốc hội Ukraine ở Kiev. Ảnh: AFP
Một người biểu tình bị lửa vây quanh khi đụng độ ngoài tòa nhà quốc hội ở Kiev. Ảnh: AP
Người biểu tình chống chính phủ bị thương sau vụ đụng độ với cảnh sát tại Kiev hôm 18/2. Các cuộc biểu tình nổ ra sau khi chính phủ của Tổng thống Yanukovych gác lại một hiệp định với Liên minh châu Âu (EU) hồi tháng 11/2013, thay vào đó thúc đẩy quan hệ với Nga. Hàng nghìn người giận dữ đổ ra trung tâm Kiev biểu tình và bắt đầu chiếm Quảng trường Độc lập kể từ đó. Ảnh: AFP
Người biểu tình xung đột với cảnh sát khi ùa vào Văn phòng Cảnh sát Thành phố tại thành phố Lviv, miền tây Ukraine, hôm 18/2. Khoảng 500 người biểu tình đột nhập trụ sở chính quyền khu vực sau khi kiểm soát sở cảnh sát địa phương ở thành phố nơi hầu hết người dân ủng hộ Liên minh châu Âu (EU). Ảnh: AFP
Một người đàn ông bị thương được đưa đi sơ tán sau cuộc đụng độ với cảnh sát chống bạo loạn ở Quảng trường Độc lập, Kiev. Ảnh: AFP
Người biểu tình đập gạch vỉa hè làm vũ khí chống cảnh sát tại Quảng trường Độc lập hôm 19/2. Ảnh: AFP
Người biểu tình dùng súng cao su bắn cảnh sát. Ảnh: AFP
Người biểu tình Ukraine hôm 19/2 tự bảo vệ bằng những tấm khiên, rào chắn tự chế tại quảng trường. Các cuộc đụng độ chết người ở thủ đô Kiev khiến Washington chỉ trích quyết liệt, EU bàn về việc trừng phạt và Kremlin đổ lỗi cho châu Âu cùng phương Tây. Ảnh: AP
Quảng trường Độc lập nhìn từ trên cao, trong cuộc xung đột giữa người biểu tình chống chính phủ và cảnh sát của Bộ Nội vụ tại trung tâm Kiev hôm 19/2. Tổng thống Viktor Yanukovich cảnh báo phe đối lập rằng ông có thể sử dụng vũ lực chống lại họ, sau khi ông chỉ trích âm mưu "chiếm quyền lực" bằng việc "đốt phá và giết người". Ảnh: Reuters
Ảnh chân dung ông Yanukovich bị cháy gần tòa nhà cơ quan an ninh ở Lviv hôm 19/2. Phe đối lập tuyên bố tự trị chính trị ở thành phố Lnày sau một đêm bạo lực khi người biểu tình chiếm các tòa nhà công, buộc cảnh sát đầu hàng. Ảnh: Reuters
Khung cảnh tan hoang tại Quảng trường Độc lập. Ảnh: Reuters
Người biểu tình dính lửa khi đứng đằng sau rào chắn bốc cháy hôm 20/2. Vụ đổ máu hôm 20/2 khiến tình hình trở nên tồi tệ nhất, khi Bộ Y Tế Ukraine tuyên bố 77 người chết trong vòng 48 giờ, và gần 600 người bị thương. Ảnh: AFP
Ukraine chưa nguôi sóng gió Chỉ trong một ngày, bức tranh chính trị - xã hội ở Ukraine đã đổi màu hoàn toàn với sự ra đi của Tổng thống Viktor Yanukovych. Phe đối lập đang kiểm soát nhiều khu vực ở Kiev - Ảnh: AFP Ngày 23.2, các nghị sĩ thông qua nghị quyết bổ nhiệm Chủ tịch quốc hội Oleksander Turchynov làm Tổng thống tạm quyền...