Tình yêu mùa dịch Covid-19: Cụ ông cụ bà tuổi 80 hàng ngày vẫn bắc ghế ngồi tâm tình cùng nhau ở biên giới Đan Mạch – Đức
Họ vẫn kiên trì gặp nhau dù bị ngăn cách bởi biên giới và đại dịch Covid-19.
Bà Inga Rasmussen đã 85 tuổi, sống ở Đan Mạch. Còn ông Karsten Tchsen Hansen năm nay 89 tuổi, sống ở Đức. Hai quốc gia có đường biên giới sát cạnh, nên mỗi ngày hai ông bà thường đến thăm nhau, cho đến khi biên giới các nước châu Âu buộc phải đóng cửa do đại dịch Covid-19 đang bùng phát.
Nhưng ngạc nhiên thay, việc đóng cửa biên giới cũng không thể ngăn cản những buổi gặp gỡ của cặp đôi này. Hiện tại bà Rasmussen và ông Hansen vẫn gặp nhau qua biên giới. Họ giữ khoảng cách bằng việc ngồi ở hai bên rào chắn chạy dọc theo thị trấn Aventoft (phía bắc nước Đức). Họ ăn trưa cùng nhau, chia sẻ cho nhau cà phê và bánh quy, hoặc Geele Km – một loại đồ uống có cồn địa phương.
Rasmussen (bên trái) và Hansen ngồi tại cửa khẩu biên giới Đức – Đan Mạch
“Thật đáng buồn, nhưng dù sao thì chúng ta cũng không thể làm gì để tình hình khá hơn,” – Rasmussen nói với đài truyền hình công cộng Đức Deutsche Welle.
Mỗi ngày, bà Rasmussen lái xe từ thị trấn Galleus, Đan Mạch và ông Hansen đi xe đạp từ Sderlgum (Đức) để hẹn hò với nhau như thế này. Cặp đôi gặp nhau lần đầu cách đây hai năm tại một quầy hàng trên đường phố ở Galleus. Họ đã dành hàng ngày ở bên nhau kể từ ngày 13/3 năm ngoái.
“Tôi sắp 90 rồi, nhưng mỗi ngày tôi vẫn đạp xe 60 cây số để tới được đây,” – Ông Rasmussen vừa cười vừa nói với phóng viên tờ Der Nordschleswiger, Đan Mạch.
Sau khi ông Henrik Frandsen, thị trưởng của thị trấn Tnder, miền nam Đan Mạch, tình cờ thấy hai cụ già đạp xe cùng nhau, ông đã đăng tải khoảnh khắc tình cảm này lên mạng xã hội và thu hút được sự quan tâm lớn của cộng đồng mạng. Rất nhiều người bày tỏ sự hâm mộ với tình yêu mặn nồng trong mùa dịch của cặp đôi đã ngoài 80 tuổi.
Video đang HOT
Bức ảnh ông Henrik Frandsen đăng tải lên Facebook vào ngày thứ Ba, đạt tới 2000 like.
Cả hai đều đã góa chồng và vợ, từng có chung một vài chuyến du lịch, và hai ông bà cũng cho biết họ đang chuẩn bị kế hoạch cho một chuyến đi nữa. Dự tính, chuyến đi sẽ được thực hiện khi dịch bệnh kết thúc và những hạn chế được dỡ bỏ.
Tính tới thời điểm ngày 3/4, Covid-19 đã lây nhiễm cho 84.000 người ở Đức – chính thức vượt qua Trung Quốc về số người nhiễm, và khiến hơn 1.100 người tử vong. Trong khi đó Đan Mạch cũng có ít nhất 3.386 ca xác nhận dương tính và 123 trường hợp tử vong.
Hận mẹ chồng hành hạ khi ở cữ, nàng dâu 'trả đũa' bằng cách khó tin
Anh A. không biết làm sao để mẹ chồng, nàng dâu trút hết hận thù để có thể sống chung với nhau, giúp mẹ anh có những ngày cuối đời yên ổn.
Anh Lê Minh A (Hà Nội) chia sẻ, mẹ anh có mỗi anh là con trai, lại góa chồng từ trẻ nên tính keo kiệt có tiếng trong làng.
Hồi chuẩn bị làm lễ ăn hỏi, vợ anh đã bị ức chế mối quan hệ với mẹ chồng. Chị Nguyễn Thu H - vợ anh vốn là người sống có trước có sau, nhưng mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu đã "châm ngòi" từ khi đám hỏi, và bùng nổ vào ngày trọng đại nhất và cứ thế tới giờ.
Biết tính mẹ chồng, vợ rủ anh đi thuê tráp, chọn đồ đám hỏi cho tươm tất, đẹp mặt nhà gái - vì bố mẹ chị cũng chỉ có duy nhất cô con gái, và nhà bên ấy cũng khá giả. Họ đặt 9 tráp ăn hỏi to với các lễ vật. Nhưng cả hai về nhà bảo mẹ thì bà nói đã đặt 5 tráp nhỏ rồi, bắt anh A huỷ 9 tráp to.
Đám hỏi xong coi như chị H đã là dâu con trong nhà, nhưng việc lo mua sắm đám cưới mẹ anh với chị H toàn ngược ý nhau, tới mức mẹ chồng bảo: "Không thích thì thôi không cưới nữa".
Quan hệ mẹ chồng nàng dâu đã không tốt ngay từ đám cưới. Ảnh minh hoạ
Rồi đám cưới cũng diễn ra. Khi nhà trai đến đón dâu thì cô dâu bỗng lao từ trên gác xuống đòi... giẫm chân mẹ chồng để không bị đè đầu cưỡi cổ. Hóa ra cô dâu vốn căng thẳng, ấm ức khi chuẩn bị cho đám cưới, tới lễ cưới lại được bạn bè chuốc rượu nên trót làm chuyện tày đình như thế. Dù được ngăn chặn kịp thời, nhưng những người đứng gần đã nghe thấy, và quan hệ mẹ chồng nàng dâu sau cưới ngày càng thậm tệ.
Về sống chung mẹ anh hơi một tí là mắng con dâu tiêu hoang. Vợ thì kêu mẹ toàn mua đồ ăn thức uống rẻ tiền. Nhiều hôm vợ thèm ăn trái cây nên mua về cho cả nhà mà mẹ chồng đay đi đay lại mãi. Vợ anh rất sợ đi chợ cùng mẹ, vì bà nâng lên đặt xuống chán, trả giá bèo bọt... khiến người bán hàng có không muốn bán nữa.
Mẹ chồng, nàng dâu lúc nào cũng hằm hè nhau. Ảnh minh hoạ
Hai vợ chồng quyết định đưa nhau lên thành phố thuê nhà ở. Khi vợ anh có bầu được 8 tháng thì bố mẹ vợ trong chuyến du lịch bị tai nạn và tử vong, vợ anh sốc và khóc suốt. Đã thế anh phải đi công trình 2 tháng, và vì đây là cơ hội đặc biệt để tiến thân nên anh động viên vợ về quê ở với mẹ chồng trong thời gian anh đi vắng, rồi ở cữ sau này. Anh đưa cho mẹ 10 triệu đồng nhờ mẹ chăm sóc vợ, rồi yên tâm đi công tác.
Nhưng rồi vợ gọi điện bảo mẹ chồng chê ít, ngày nào vợ cũng phải bỏ thêm tiền đi chợ cùng mẹ chồng. Khi về nhà nằm cữ thì vợ gọi điện kêu mẹ chồng nấu ít cơm, thức ăn thì chẳng có. Anh H gọi điện động viên mẹ mua nhiều thức ăn cho vợ và có sữa cho con bú, thấy mẹ ừ hữ thì cũng lo, nên anh cố gắng sắp xếp công việc để về sớm hơn.
Anh H về nhà đúng lúc mẹ mang cơm vào cho vợ ăn. Nhìn bát cơm cữ của vợ chỉ có cơm trắng, lạc rang, trứng và bát canh mà anh xót xa. Đêm ấy vợ khóc, bảo cả tháng trời phải ăn như thế rồi. Lắm khi vợ đói quá phải lọ mọ tự đi mua đồ ăn rồi giấu giếm mang vào buồng như ăn vụng.
Ngày nào mẹ chồng mắng đổng, chửi đổng, đùn đẩy cả việc giặt tã lót cho con dâu đang nằm cữ... khiến vết mổ vẫn còn rỉ nước mà vợ đã phải một tay bế con, một tay làm việc. Vợ trách mẹ chồng khỏe mạnh, nhưng suốt thời gian ở cữ chả bế cháu, dỗ cháu phút nào, cứ mặc vợ lủi thủi một mình xoay xỏa với con cả ngày lẫn đêm.
Vợ sinh xong suýt bị trầm cảm. Ảnh minh họa.
Nhìn vợ xanh xao, sức khỏe giảm sút trầm trọng và có dấu hiệu suy sụp vì không được nghỉ ngơi, tẩm bổ, anh H đành đưa vợ con về thành phố dù chưa hết cữ.
Con được 2 tuổi thì anh H đưa con về quê ăn Tết, vợ kiếm cớ không đi nên anh cũng không ép. Anh biết vợ bị ám ảnh chuyện ở cữ, hận mẹ chồng cư xử tệ khi cô ấy sốc vì tang gia, sinh nở nên không nỡ trách móc vợ.
Về quê ra thì con bị ốm, anh gọi điện báo với mẹ thì bà không hỏi han xem cháu đau ốm thế nào, chỉ hỏi xem con anh về quê được mừng tuổi bao nhiêu tiền, và Tết này cháu nội của bà có được nhiều tiền mừng tuổi không? Nghe mẹ hỏi anh cũng chạnh lòng, bèn lái sang chuyện khác.
Vợ chồng anh được lộc trời cho nên mảnh đất nhà bố mẹ vợ trong diện giải tỏa, được đền bù một khoản lớn. Anh chị lấy tiền đó bán đi mua đất khác rồi bán lại kiếm lời, chẳng bao lâu đã có nhà cửa riêng, kinh tế khá hơn trước rất nhiều.
Mẹ anh H do không thích con dâu nên rất ít khi lên thăm con cháu. Anh phải lén gửi tiền và thuê người sang chăm sóc mẹ. Vợ anh có biết, nhưng lờ đi như không biết. Tuần trước anh đang đi công tác thì mẹ anh gọi điện báo bà bị ung thư vòm họng, phải chuyển tuyến lên trung ương khám chữa. Anh gọi điện bảo vợ, chị H bảo sẽ đưa tiền cho mẹ chồng ra khách sạn ở. Nhưng mẹ tiếc tiền nên đòi ở nhà anh, bảo sẽ ngủ ở phòng bếp, ăn riêng để đỡ va chạm với con dâu.
Anh không biết phải làm sao để hóa giải hận thù giữa mẹ và vợ. Ảnh minh hoạ
Khi anh đi công tác về thấy mẹ mặc cái áo rách, đang ăn cơm canh một mình thì rất xót ruột. Anh gọi vợ vào phòng, chắp tay xin vợ hãy bỏ qua chuyện cũ để chăm lo mẹ chồng những ngày cuối đời vui vẻ. Vợ giải thích là mẹ chồng muốn ăn cơm riêng, nên khi mấy mẹ con ăn xong bà mới ra ăn. Hôm qua con có bài học khâu vá nên thấy áo của bà cũ đã lấy ra cắt thủng mấy chiếc. Vợ bảo định đi mua cho mẹ chồng mấy cái áo khác, nhưng bà bảo không cần khiến chị e ngại.
Vợ anh cũng nhận là đã thờ ơ với cuộc sống và bệnh tật của mẹ chồng, nhưng sau bao nhiêu chuyện tang gia, rồi nhớ lúc ôm con trong đêm, ruột đói cồn cào, con khát sữa khóc ngằn ngặt... rồi cộng với mỗi lần định cư xử tốt với mẹ chồng là bà lại quầy quậy không nghe theo... Anh thương mẹ, thông cảm với hoàn cảnh của vợ, nhưng không biết làm thế nào để mẹ và vợ trút hết hận thù để sống chung và chăm sóc nhau những ngày cuối đời của mẹ.
Ngọc Hà
Theo Gia đình & Xã hội
Trước khi mất, mẹ chồng tôi thều thào: "Cho mẹ bế cháu một lần được không?", tôi băn khoăn nhìn chồng nhưng anh dằn lòng ôm con bỏ đi chỗ khác Mẹ chồng tôi ra đi mà không nhắm mắt vì chưa từng được bế cháu nội. Tôi thấy có lỗi với mẹ chồng quá mọi người ạ. Cả đời bà hy sinh vì con cháu, cuối cùng di nguyện của bà tôi cũng không thể thành toàn. Cuộc đời mẹ chồng tôi vất vả từ khi còn trẻ cho tới lúc qua đời....