Tình yêu kiểu… bội thực
Tình yêu thể hiện một cách thái quá sẽ khiến bạn đời ngột ngạt và khó chịu. Tình yêu nếu thiếu một chút sẽ khiến con người khao khát, tìm kiếm, yêu vừa đủ sẽ giúp họ tràn ngập hạnh phúc, nhưng nếu tình cảm quá dư thừa sẽ khiến người nhận bội thực, chán ngán.
Nhiều cô vợ đánh đồng chồng như… con nít, chăm sóc, nhắc nhở, quản lý thái quá mà đâu biết rằng những hành động đó chỉ khiến chồng… ngộp thở!
“Tâm thư” của chồng
Vợ thân yêu!
Không biết đây là lần thứ mấy anh nghe mấy tên bạn đồng nghiệp tới nhà hỏi em: “Có thằng con lớn của em ở nhà không?”. “Thằng con lớn” mà họ nói đó không ai khác chính là… anh! Bởi em luôn bảo với mọi người đầy thích thú rằng: “Nhà em có ba con trai, hai nhỏ và một lớn!”. Ai cũng phá lên cười vì họ hiểu em muốn ám chỉ “một lớn” ấy là ai.
Chẳng biết từ lúc nào em đã “hạ bệ” anh từ “chồng” sang “con”. Cái cách em lo cho anh cứ làm anh liên tưởng em là… mẹ của anh! Cái gì em cũng muốn quản. Ngày đám cưới con gái, anh hào hứng lôi ra chiếc áo sơ mi mà anh thích, nó mới chứ có cũ đâu vậy mà em vội giật nó lại, bảo anh nghĩ sao mà lại mặc cái áo ấy rồi cất đi và lấy ra chiếc áo em tự chọn mua mà anh chẳng thích tẹo nào. Sợ to tiếng làm gia đình kém vui trong ngày trọng đại của con, anh mặc nó. Không biết có bao giờ em nghĩ, đến cái quyền mặc đồ theo sở thích, em cũng tước mất của anh.
“Anh muốn là anh em à, vẫn muốn là chồng, là trụ cột trong nhà chứ không phải là “thằng con lớn” của em” (Ảnh minh họa)
Hãy nhớ rằng chồng không phải là một đứa trẻ
Anh từng nghĩ, phụ nữ ai cũng có bản năng làm mẹ, muốn được chăm sóc, vỗ về người mình thương. Thôi thì cứ để em “làm mẹ” theo cách đó với cả anh cũng chẳng sao, anh cứ thế “hưởng thụ”. Tệ hơn, anh còn cảm thấy dường như anh không còn là… đàn ông nữa, mà là một cậu bé trai tồ nhất trong mắt em.
Anh muốn là anh em à, vẫn muốn là chồng, là trụ cột trong nhà chứ không phải là “thằng con lớn” của em.
Video đang HOT
Ký tên
Chồng của em
Thương quá hóa… gàn?
Theo chuyên viên tâm lý Vũ Cẩm Vân – Hội phó Hội quán Các bà mẹ Tp.HCM, phụ nữ quan tâm, chăm sóc chu đáo cho chồng như phục vụ cho một đứa trẻ có thể vô tình khiến chồng cảm thấy xấu hổ, mất tự do. Họ thậm chí sẽ nghĩ mình trong mắt mọi người quá “yếu đuối”, vô dụng. Người chồng sẽ cảm thấy mất đi khí chất đàn ông và khả năng che chở, bảo vệ gia đình, vốn là niềm kiêu hãnh của mình.
Ở khía cạnh khác, khi quá quen với sự chăm chút của vợ, người chồng sẽ trở nên ỷ lại, xem nhẹ hoặc thậm chí coi thường những lo toan, vất vả của vợ. Tệ hơn, có thể họ sẽ nghĩ việc lo toan, chăm sóc chồng là nhiệm vụ của vợ, và rồi nghiễm nhiên chỉ có “hưởng thụ” mà quên rằng mình cần có “nghĩa vụ” đáp trả. Người vợ quá chăm chút cho chồng thường là người cầu toàn, muốn tự tay quán xuyến tất cả mọi việc trong nhà nên dễ rơi vào tình trạng bị quá tải, cảm thấy áp lực, mệt mỏi, stress do ôm đồm nhiều việc. Khi không được chồng chia sẻ, có thể người vợ sẽ cảm thấy hụt hẫng, thất vọng nghĩ rằng sự hy sinh và tình cảm của mình không được chồng ghi nhận.
Hãy để anh ấy được chia sẻ với bạn mọi thứ trong cuộc sống (Ảnh minh họa)
Chăm chồng sao cho khéo?
Tình yêu nếu thiếu một chút sẽ khiến con người khao khát, tìm kiếm, yêu vừa đủ sẽ giúp họ tràn ngập hạnh phúc, nhưng nếu tình cảm quá dư thừa sẽ khiến người nhận bội thực, chán ngán. Điều này đúng với cả quan hệ vợ chồng. Người chồng nào cũng muốn được chăm sóc vợ con, muốn mình trong mắt vợ con là trụ cột, là chỗ dựa, là nơi mà vợ con có thể tìm đến để được chở che, tư vấn. “Muốn chăm chồng thì người vợ phải nuôi dưỡng cả “khí chất đàn ông” của chồng. Hãy cho chồng thấy anh ấy rất quan trọng trong gia đình, anh ấy sẽ rất hạnh phúc vì nghĩ mình thật sự có ích trong mắt vợ con, chứ không phải chỉ là một … đứa trẻ tồ”, chị Vũ Cẩm Vân nhấn mạnh.
4 dấu hiệu vợ nên biết
Khi nhận thấy những biểu hiện này, chị em nên nhìn lại xem có phải chồng mình đang “ngạt thở”:
- Ngày càng trở nên lười biếng, ỷ lại, việc gì cũng đùn đẩy cho vợ.
- Hay khó chịu, bực bội
- Hay viện cớ để được ra khỏi nhà
- Ít nói, thậm chí lầm lì; không hay ít khi muốn tâm sự, chia sẻ vui buồn với vợ.
Theo Eva
Chồng "dỗi" vì không được mặc đồ phụ nữ khi "ân ái"
Khi tôi ra quy định rằng anh chỉ được mặc đồ khác giới khi không có mặt tôi, anh tỏ ra rất tức giận và bắt đầu né tránh chuyện sinh hoạt.
Hỏi:
Tôi năm nay 44 tuổi, đã kết hôn được 12 năm và sinh được một cô con gái.
Chồng tôi tốt bụng, cẩn trọng và là một người cha tận tụy. Chúng tôi rất hòa hợp với nhau, chỉ có điều, anh ấy có một sở thích rất kỳ quái là mặc đồ phụ nữ khi "ân ái".
Anh kể tôi nghe điều bí mật này chỉ sau vài tháng quen biết. Khi đó, tôi khá hoang mang nhưng anh trấn an tôi, hứa rằng thú vui ấy thích thoảng anh mới hứng.
Do được gửi vào học tại trường nội trú từ năm 6 tuổi, chồng tôi bị ảnh hưởng khá nhiều từ môi trường ở đó nên rất khó diễn tả cảm xúc của mình. Tôi đã nghĩ tình yêu có thể giúp chúng tôi vượt qua mọi khó khăn, tôi tự tin có thể giúp chồng và tự động viên mình rằng mọi chuyện rồi sẽ ổn.
Tuy nhiên, sau khi kết hôn, anh ấy bắt đầu đòi mặc quần áo phụ nữ mỗi lần "hành sự". Tôi có cảm giác anh bỏ ngoài tai mỗi khi tôi nói không thể chấp nhận sở thích ấy.
Dạo gần đây, chồng tôi bắt đầu gặp phải một số vấn đề khi quan hệ do thiếu tự tin. Sau khi tôi thuyết phục nhiều lần, anh đồng ý đi tư vấn nhưng không có tác dụng.
Về phần mình, tôi rất khó chịu với sở thích của chồng nên bắt đầu né tránh "chuyện ấy". Sau một thời gian, quá mệt mỏi, tôi bắt anh lựa chọn: hoặc tôi, hoặc quần áo phụ nữ.
Anh ấy chọn tôi, thế nhưng, khi tôi ra quy định rằng anh chỉ được mặc đồ khác giới khi không có mặt tôi, anh tỏ ra rất tức giận và bắt đầu né tránh chuyện sinh hoạt.
Tôi không hiểu nổi những thứ quần áo này quan trọng thế nào với anh ấy. Giờ thì vợ chồng tôi không "gần gũi" nữa nên tôi không biết liệu mình có thể duy trì cuộc hôn nhân "chay" này đến cuối đời hay không.
Tôi phải làm gì? Tôi cảm thấy mình hoàn toàn có quyền từ chối thứ mà mình ghét. Nếu như quần áo phụ nữ quan trọng với anh ấy như vậy, anh ấy nên thành thật với bản thân mình, tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với việc mối quan hệ của chúng tôi sẽ chấm dứt.
Đáp:
Bạn thân mến,
Vài năm trước, những người đàn ông có sở thích mặc đồ của người khác giới mà tôi từng tiếp xúc đều rất yêu vợ. Họ không hề đồng tính, có điều, mặc quần áo phụ nữ là một việc mang lại cho bản thân họ cảm giác thoải mái.
Không phải người đàn ông nào thích mặc đồ phụ nữ cũng giống nhau: một số người mặc để thư giãn, một số muốn thể hiện cá tính, một số khác là những người mong muốn được chuyển giới và số còn lại coi đó là cách để tăng "ham muốn". Khát khao được mặc đồ khác giới thường trở nên thôi thúc hơn khi người đàn ông đang cảm thấy căng thẳng hoặc bức xúc.
Trong tình yêu, cặp đôi nào cũng có những kỳ vọng không thực tế, như khi bạn cho rằng tình yêu có thể giúp bạn vượt qua tất cả hay chồng của bạn còn tự tin khẳng định rằng sở thích mặc đồ khác giới của anh ấy không hề đáng ngại.
Tuy nhiên, cuối cùng cả 2 lại trở nên mâu thuẫn với những gì mình đã nói: Chồng của bạn nhất quyết đòi mặc quần áo phụ nữ, còn bạn thì chán ngán đến nỗi không muốn dính dáng gì đến nó nữa.
Tất nhiên, bạn hoàn toàn có quyền không tham gia một hoạt động mà mình không thích. Có điều, như bạn đã nói, chồng của bạn gặp khó khăn trong việc diễn đạt cảm xúc, bởi vậy, anh ấy có thể không nhận ra khi nào mình bị stress, lo lắng hay tức giận, tất cả những gì anh ấy cảm nhận được chỉ là thôi thúc muốn được mặc quần áo của phụ nữ. Thôi thúc này có thể lấn át và làm lu mờ sự tốt bụng, cũng như tính cẩn trọng mà thường ngày bạn vẫn thấy ở chồng.
Quá trình tư vấn của bạn không hiệu quả có thể là do bạn chưa tìm đúng chuyên gia chuyên tư vấn các trường hợp tương tự. Bạn nên tìm hiểu kỹ địa chỉ tư vấn trước khi đến bởi đây là một vấn đề khá nhạy cảm, đi ngược lại với chuẩn mực của xã hội.
Bạn cũng nên tìm hiểu thông tin về hành vi này qua các tài liệu trên mạng. Tôi biết bạn cảm thấy hoang mang nhưng hãy cố gắng bởi biết đâu bạn sẽ tìm ra cách để giúp chồng mình.
Theo Ngoisao
"Chân ngắn" lên tiếng Người ta nói "Giàu vì bạn sang vì vợ". Những cô vợ mà chỉ chăm chăm làm đẹp thay vì nâng cao trí tuệ thì chắc chắn khó lòng trợ giúp anh được. Có khi họ còn nói hớ hoặc anh mất vợ cũng nên. Là một bạn đọc thường xuyên của chuyên mục, sau khi đọc bài "Đàn ông chúng tôi đa...