Tình yêu kết thúc cũng giống như là mặt trời lặn đi…
Tạm biệt, cũng giống như con số không vậy. Phía trước nó là cực dương, phía sau nó là cực âm, ở hai đầu đều vô cùng, vô tận.
Có rất nhiều người vào đêm cuối cùng trước khi xa nhau, thường kể lại những kỉ niệm cũ, về lần đầu tiên gặp gỡ, về những ấn tượng lưu giữ trong lòng. Tôi nghĩ luôn có những người ở lại nhớ như in như tạc, và những người ra đi quên như được bôi xóa. Ký ức chính là câu chuyện hai mặt, đeo bám người này và rũ bỏ người kia.
Người ta thường gắn vào ngày tạm biệt nhau những lần cuối cùng. Muốn nắm tay nhau lần cuối, ôm hôn hay thậm chí là làm tình. Người ta tin rằng, có một sự tạm biệt “tới nơi tới chốn” như thế, thì họ sẽ yên lòng trong quãng đời xa nhau. Thực chất, tận sâu trong tiếng “cuối cùng” ấy chính là mong ước của người còn yêu, hy vọng điều đó sẽ lay chuyển được suy nghĩ của người muốn ra đi. Tiếc thay những điều trải qua lần cuối với người mình yêu thương vốn không hề đủ để ấm cả cuộc đời, nhưng nó lại đủ để đau thương kéo dài.
Thật lâu về sau, khi gặp lại một trong số những người tôi từng yêu, họ đã hỏi tôi vì sao ngày ấy chia tay nhau, tôi không thử cố tìm họ, nhắn tin hay gọi điện. Những người rời đi ấy mà, tôi đoán trong lòng họ cũng có một nỗi áy náy nhất định với niềm tin và tình yêu mà họ phản bội. Vậy nên, nếu như gặp mặt không sướt mướt, họ sẽ cố gắng đến gặp. Tin nhắn không day dứt, họ sẽ trả lời một cách xã giao. Những cuộc gọi không mang tính chất níu kéo, họ sẽ miễn cưỡng nghe. Đó là cách họ làm yên lòng chính mình. Nhưng một khi từ chính miệng họ nói đây là lần cuối gặp nhau, thì tôi nghĩ chính xác nghĩa là hết – kết thúc toàn toàn. Vậy nên, tôi chẳng còn đi tìm họ nữa.
Trong tình yêu, chuyện ai bỏ ai không phải là vấn đề. Vấn đề là hai người từng yêu nhau, từng vẽ ra một tương lai xa gần, từ giờ phút này không còn nhau trong đời nữa. Nhưng tôi nghĩ vẫn nên rạch ròi một tiếng tạm biệt cuối cùng. Có thể bạn không thể hết yêu họ, dù là nhiều năm về sau. Có thể người bị bỏ rơi là bạn. Nhưng tiếng tạm biệt, xin hãy để bản thân mình nói ra. Ai còn yêu khi mọi chuyện đã kết thúc, người ấy đã thua cuộc một nửa. Nhưng họ vẫn có thể chiến thắng sự bẽ bàng ấy, bằng cách làm người nói ra lời tạm biệt.
Tuổi trẻ, thất tình chỉ là nỗi đau mất mát của trái tim. Trưởng thành, thất tình là nỗi đau của lòng tự trọng, lòng kiêu hãnh. Tự tôn không thể làm bạn bớt tổn thương, nhưng ít ra thì bạn sẽ tổn thương trong sự tôn trọng chính mình.
Tôi nghĩ, đau đớn nhất vẫn là nhìn người mình yêu thương chuẩn bị rời xa, tương lai của họ không còn chỗ cho ta nữa, còn ta thì phải cố nở một nụ cười, và nói tạm biệt. “Tạm biệt” là hai từ gọn ghẽ đau đớn.
Video đang HOT
Nhưng tôi vẫn mong những người bị bỏ rơi sẽ tự mình thốt ra hai tiếng ấy. Nếu bạn không thể cứu vãn tình yêu, thì hãy níu giữ tự tôn. Lúc tình yêu phải kết thúc, hệt như mặt trời tới giờ lặn đi, không có cách nào thay đổi, chúng ta chỉ có thể trả lại cho họ yêu thương trong những tháng năm đã qua, mang lòng kiêu hãnh của mình về, nhặt nhạnh những lý trí còn sót lại, và tiếp tục bước đi.
Theo Guu
9 sai lầm nghiêm trọng của ly hôn sẽ ảnh hưởng đến con bạn
"Mỗi đứa trẻ đều có một niềm tin và lòng tự trọng cá nhân. Nếu niềm tin này bị phá hủy quá nhiều bởi sai lầm của cha mẹ, chính đứa con sẽ là người phải gánh chịu"
ảnh minh họa
Dr. Phil - một nhà tâm lý nổi tiếng của tờ báo Huffington (Mỹ) đưa ra những lời khuyên cho cha mẹ giúp con vượt qua biến cố của ly hôn.
"Mỗi đứa trẻ đều có một niềm tin và lòng tự trọng cá nhân. Nếu niềm tin này bị phá hủy quá nhiều bởi sai lầm của cha mẹ, chính đứa con sẽ là người phải gánh chịu" - Dr Phil nói
Ông dẫn chứng thêm trường hợp 1 cậu con trai 9 tuổi đã phải gánh chịu những ứng xử sai lầm của cha mẹ cậu trong nhiều năm. Những sai lầm đó đã "phá hủy cậu bé, khiến cậu luôn có cảm giác mình là người thừa thãi, kém cỏi".
Những sai lầm lớn nhất và thường xuyên lặp lại của các bậc cha mẹ khi ly hôn là:
1, Phá nhau và sử dụng đứa con như một công cụ trong cuộc "tàn sát" này
2, Dùng đứa trẻ làm thông tin để ảnh hưởng, "nắn" người cũ
3, Cảm xúc rối loạn
4, Ép đứa trẻ phải chọn người này hay người kia
5, Làm hỏng những sự kiện gia đình hoặc sự kiện của con
6, Dùng trẻ như một phương tiện để đạt mục đích
7, Đối xử với trẻ và đòi trẻ cư xử như người lớn
8, Quá nghèo nàn về cảm xúc
9, Đối xử tốt với trẻ bằng cảm xúc của người mắc lỗi. Muốn bù đắp, chiều chuộng trẻ bằng mọi cách
"Tôi có 2 nguyên tắc. Một là cha mẹ không bao giờ được tạo gánh nặng cho con với những tình huống con không thể kiểm soát; hai là không bao giờ được yêu cầu con chấp nhận mọi vấn đề như những người lớn"- Dr Phil chia sẻ
Đã từng tư vấn cho nhiều cặp bố mẹ, con cái vượt qua biến cố ly hôn, Dr Phil nhận thấy nhu cầu của đứa trẻ dường như bị thổi phồng khi bố mẹ chúng gặp chuyện. Thực ra, trẻ con chỉ cần những điều sau:
- Chấp nhận
- Đảm bảo được an toàn
- Không bị gánh nặng từ tội lỗi hay lỗi lầm mà cha mẹ vẫn hay dằn vặt. Tức là nhu cầu được đối xử bình thường như những đứa trẻ khác
- Hãy để đứa trẻ được sống với đúng là một đứa trẻ
- Cha mẹ khỏe mạnh, tâm lý ổn định
Theo Giadinh.net
Mắt tôi tối sầm, tai ù lên vì câu nói của người yêu cũ Tôi cảm giác bị xúc phạm nặng nề. Tôi đâu ngờ, xa cách nhau từng đó năm, khi gặp lại, anh có thể sở khanh, vô tình đến vậy? Tôi và anh có một mối tình kéo dài suốt 4 năm nhưng đã chia tay ngay sau khi tốt nghiệp đại học, tôi trở về quê làm việc, còn anh đi du học....