Tình yêu hay sự sở hữu
Ranh giới giữa tình yêu và sự sở hữu, ích kỷ đôi khi chỉ là một sợi chỉ nhỏ mà chính người trong cuộc cũng không biết mình đang ở phía bên nào…
Ghen tuông
Yêu – ai chẳng ghen. Người ta nói có yêu mới có ghen nhưng thực ra nó bắt nguồn từ sự ích kỷ chỉ muốn người yêu thuộc về mình, không chia sẻ tình cảm với bất cứ một ai khác nữa.
Ghen cũng có nhiều mức độ, tùy thuộc vào khả năng kiềm chế của mỗi người. Người ghen nhẹ nhàng thì im lặng, bình tĩnh tìm hiểu kỹ mọi chuyện, người ghen mù quáng thì làm ầm ỹ rồi vạch áo cho người xem lưng.
Chuyện ở một khu phố, người ta thấy có nhà lúc nào cũng êm ấm, vợ chồng con cái hòa thuận, nhưng lại có nhà vợ chồng chửi nhau ầm ỹ, đánh nhau chạy cả ra ngoài sân để rồi hang xóm phải vào can thiệp. Đó là nhà chị Hằng, một gia đình thi thoảng lắm mới có cái giấy chứng nhận gia đình văn hóa.
Mọi chuyện bắt nguồn từ cái tính hay ghen của chị. Mỗi lần thấy có “mùi” lạ trên người chồng, hoặc có tin nhắn không rõ ràng quan hệ là chị lại gào lên, gọi điện lại tra bằng được chủ nhân tin nhắn là ai, tra cho ra hôm nay chồng đi đâu làm gì. Nếu không có bằng chứng khả dĩ có thể tin được, chị sẵn sàng quy kết chồng vào tội ngoại tình, tiếp đó là một thời gian dài kèm cặp chồng như trẻ lên ba.
Thế nên đôi lúc không chịu được, anh chồng tức khí mắng lại, kêu chị “điên”. Chị bắt đầu lăn ra ăn vạ. Thấy mọi chuyện có xu hướng xấu, anh vội mặc quần áo định đi khỏi nhà thì chị xông vào cào cấu, thành ra một cuộc đánh nhau từ trong nhà ra ngoài ngõ, kể cả lúc nửa đêm.
Sở hữu
Video đang HOT
Tình yêu cũng xen lẫn chút sở hữu, vì nghĩ rằng người yêu chỉ là của mình, vì thế người ta tự cho mình cái quyền được quản lý, được chi phối giờ giấc, các mối quan hệ xã hội của nhau. Đôi khi điều này núp dưới danh nghĩa của từ “tôn trọng”. Tuy nhiên họ không để ý rằng tôn trọng là “lắng nghe” chứ không phải là “nghe”.
Vợ chồng Thủy – Hoàng vốn dĩ rất yêu nhau, Hoàng lúc nào cũng quan tâm chăm sóc chiều chuộng Thủy. Ngược lại, Thủy cũng chỉ có Hoàng, mắt cô luôn ngập tràn tình yêu dành cho anh.
Thế nhưng ít ai biết mỗi tối Hoàng đều gọi điện quản lý Thủy, bắt cô phải về đúng giờ, không được lang thang chơi bời bạn bè, hoặc kiểu gì cũng kỳ kèo kêu cô ở yên trong nhà vì theo Hoàng, đã yêu nhau thì đi đâu cũng phải có nhau chứ không có thì đi làm gì, có gì hay ho đâu. Đến lúc lấy nhau Thủy cũng không thoát khỏi kiềm cặp, đi đâu làm gì cũng kè kè chồng một bên.
Thủy luôn nhịn Hoàng do quá yêu chồng, và cũng chỉ nghĩ là chồng yêu mình quá. Thế nhưng Hoàng được đà, nghĩ rằng anh nói gì cũng đúng, nên nói gì vợ cũng phải nghe. Chưa lúc nào Thủy “có ý kiến” mà Hoàng lại lắng nghe, vì anh chắc chắn những ý nghĩ đấy là sai. Anh không phát hiện ra rằng mình đang thiếu tôn trọng vợ.
Ích Kỷ
Phương yêu Trung, nhưng cô không biết nghĩ. Lúc nào Phương cũng muốn được ở bên cạnh anh mà không ý thức rằng anh còn gia đình, còn công việc, còn bạn bè và các mối quan hệ khác. Thế nên dù đi học xa nhà nhưng có những khoảng thời gian cô ở với anh cả tháng trời, bắt anh bỏ nhà theo cô, kể cả lúc đó mẹ anh đang ốm.
Phương ích kỷ cho rằng yêu thì chỉ cần hai đứa là đủ. Cô thậm chí chẳng quan tâm đến gia đình mình, cũng như bố mẹ gia đình Trung. Lễ tết nhà Trung có việc, anh phải ở nhà phụ một tay cô cũng không hiểu mà lên hộ, còn bắt Trung đưa mình đi chơi với lý do “nhà anh thiếu gì người, anh ở nhà cũng giúp được gì đâu”.
Gia đình Trung ghét Phương. Với họ, Phương giống như một đứa con gái hư hỏng dù cô không lăng nhăng và cũng đang đi học đại học đàng hoàng. Bố mẹ Trung lúc nào cũng phản đối anh yêu cô vì cái họ nhìn thấy là Phương đang làm hỏng Trung, hỏng tương lai con trai của họ, dụ dỗ Trung bỏ nhà đi chơi, cộng với đủ thứ thành kiến khác.
Ranh giới
Có thể bạn nhận thấy những người đang yêu, những đôi vợ chồng trên đã để một thứ cảm xúc nào đó của tình yêu đi quá giới hạn, và như thế là sai, là quá đáng.
Có còn là tình yêu hay không khi cả hai người sẵn sàng đánh chửi, làm đau nhau, có còn là tình yêu không khi không có sự tôn trọng mà chỉ là ích kỷ, sở hữu? Người trong cuộc hiếm khi nhận ra mình đúng hay sai, chỉ khi đã chia tay, có thời gian ngẫm lại may ra họ mới nhận thấy lý do tan vỡ.
“Cái gì quá cũng không tốt”, đó là sự thực. Tình yêu giống như ly cốc tai, hoàn hảo khi được pha trộn với lượng vừa phải. Nhưng chỉ cần quá tay một chút, bạn sẽ phải hoặc bỏ cả ly để pha lại ly khác, hoặc chấp nhận uống và nghĩ “thứ này mà là cốc tai ư?”.
Theo Dân Trí
"Cơn gió" nào đưa cái ác về gia đình?
Cái ác rình rập từ tổ ấm (Hình minh họa)
Người xưa có câu "hổ dữ không ăn thịt con" để ám chỉ việc cư xử ác giữa những người thân trong gia đình với nhau là chuyện không thể có và cũng không được phép vì "một giọt máu đào hơn ao nước lã". Thế nhưng, ranh giới cuối cùng này hiện rất mong manh khi cái ác đã len lỏi vào một số gia đình với mức độ nghiêm trọng.
Ác len lỏi vào nhà
Ngày 7/1, Công an huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam hai vợ chồng ông Trương Quốc Kiều (sinh năm 1961) và bà Nguyễn Thị Anh (sinh năm 1964, đều thường trú tại xã Đức Lĩnh) về tội "Giết người" - giết con trai ruột.
Trước đó, sáng 28/12/2010, người dân xã Đức Lĩnh phát hiện một thi thể nam thanh niên trôi trên sông Ngàn Sâu. Các lực lượng chức năng đã vào cuộc và xác định nạn nhân chết do bị đánh vỡ hộp sọ. Một cuộc truy tìm tung tích diễn ra trên địa bàn nhiều xã đã được Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Vũ Quang tiến hành ngay sau đó.
Đáng chú ý là Trương Đài Bắc (sinh năm 1990), con của ông Trương Quốc Kiều và bà Nguyễn Thị Anh bị mất tích một cách đáng ngờ. Mặc dù vậy, việc truy tìm danh tính nạn nhân tiếp tục gặp khó khăn do ông Kiều, bà Anh không nhận xác người trôi sông là con trai mình và khai rằng Bắc đã vào Nam làm việc. Chỉ đến khi các điều tra viên chứng minh dấu vân tay của nạn nhân và dấu vân tay của Bắc trên chứng minh nhân dân là trùng khít thì đôi vợ chồng này mới thừa nhận là thủ phạm giết con.
Theo lời khai ban đầu của vợ chồng Kiều - Anh, Bắc từng là sinh viên khoa Thể dục Thể thao - Đại học Hà Tĩnh nhưng vì ăn chơi lêu lổng nên đã bị đuổi học. Bắc thường xuyên dọa nạt, xin tiền bố mẹ và trộm bán tài sản trong nhà để tiêu xài. Tối 21/12/2010, Bắc tiếp tục dọa nạt và xin bố mẹ một số tiền lớn, hai vợ chồng ông Kiều hứa là sáng mai cho.
Tuy nhiên, đêm ấy, trong lúc Bắc đang ngủ, ông Kiều đã dùng thanh sắt đánh mạnh vào trán Bắc. Bắc tỉnh dậy bị ông Kiều nhảy lên ngồi đè trên bụng và gọi vợ giữ hai chân cho đến lúc Bắc tắt thở. Sau đó hai vợ chồng cuộn thi thể con trai mình vào bao tải, chở ra cầu chợ Bộng vứt xuống sông Ngàn Sâu phi tang.
Bất cứ ai đi qua nhà cụ Võ Thị M. ở thị trấn Tiên Kỳ, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam đều thấy hình ảnh một bà cụ già ngồi trước hiên nhà, dưới chân trái của cụ là sợi dây xích được buộc chặt vào chân. "Bả già rồi, lại hay lẩn thẩn. Sợ bả đi lang thang, hơi sức đâu mà đi giữ bả. Thôi xích chân lại cho yên thân...", lời T (con gái của bà M) phân bua với khách về sợi dây xích chân người mẹ mình. Trong trí nhớ, cụ bảo sinh năm 1925, rồi cụ đưa tay chỉ sợi dây xích dưới chân và bảo: "Nó sợ tui đi chơi, hàng xóm không ai giữ nhà nên xích chân lại...".Câu nói đứt quãng khi dòng nước mắt lăn dài trên đôi gò má nhăn nheo...
Chỉ vì mâu thuẫn với mẹ chồng là bà Lê Thị Hồng Lạc, cô con dâu Trần Thị Kim Thủy (sinh năm 1987, ở cùng nhà bà Lạc tại ấp 1, xã Tân Đông, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An) đã lạnh lùng quăng đứa con trai 9 tháng tuổi của mình xuống ao cá gần nhà. Rất may anh Trần Quốc Thuận (chồng Thủy) kịp thời phát hiện, nhảy xuống ao vớt con lên đưa đi cấp cứu. Công an xã Tân Đông đã hoàn tất hồ sơ vụ việc này để khởi tố với tội danh "Giết người"...
Vì sao cái ác hiện diện trong gia đình?
Gia đình vốn là bến bờ bình yên nhất từ bao đời nay. Thế nên, trước những tội ác xảy ra ngày càng nhiều trong tổ ấm đã khiến người ta bàng hoàng đặt câu hỏi: Vì sao cái ác lại có thể hiện diện cả trong những gia đình, dẫn đến cảnh cha mẹ giết con, con tàn nhẫn với cha mẹ, anh chị em cướp đoạt cuộc sống của nhau?. Phải chăng đạo đức xã hội tha hóa đến mức một số người không còn biết đâu là giới hạn của hành động, không còn đoái hoài tới sự đánh động của lương tri?.
Ông Hoa Hữu Vân - Phó Vụ trưởng Vụ Gia đình, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhận định: "Đã đến lúc chúng ta phải nhìn thẳng vào sự thật về bức tranh bạo lực, tội phạm gia tăng, gây hậu quả cũng như hệ lụy nghiêm trọng cho xã hội. Những con số về bức tranh bạo lực, bạo hành mà các cơ quan chức năng đưa ra chưa phản ánh đầy đủ tính chất nghiêm trọng của sự việc, sự tha hóa, xuống cấp của đạo đức xã hội, nền tảng truyền thống văn hóa tốt đẹp đang bị lung lay".
Trong đời sống xã hội hiện đại, con người đứng trước nhiều áp lực trong cuộc sống và thách thức trong mưu sinh. Những áp lực ấy nếu có điều kiện sẽ bật bung ra và người ta gây ra tội ác trong gia đình và trong xã hội như phân tích của bà Lê Minh Nga - Giám đốc Trung tâm Tư vấn Tình yêu, Hôn nhân và Gia đình: "Bạo hành sẽ phát sinh ra bạo lực và khủng hoảng về đạo đức, lối sống sẽ dẫn đến những vấn đề xã hội đau lòng, nhức nhối lương tri như con giết cha, vợ giết chồng, anh giết em... Khi môi trường sống, các giá trị văn hóa, tinh thần bị mai một, bị ảnh hưởng từ phim ảnh bạo lực, games online... sẽ là mảnh đất tiềm ẩn cái ác, bột phát hành vi phạm pháp, mất nhân tính như những vụ việc giết người man rợ đã và đang xảy ra ở nhiều nơi".
Theo Pháp Luật VN
Nỗi lòng cô thư ký... Tôi không biết anh đang giữ cho tôi, cho anh hay anh đang mong chờ một sự tự nguyện của tôi? Đã có lúc tôi khao khát bước qua ranh giới của người con gái trong sáng để trở thành một người đàn bà đúng nghĩa... biết yêu và sống bằng bản năng vốn có của mình. Sau khi đọc bài viết "Cái...