Tình yêu của người trưởng thành: Trả hóa đơn hoặc kết hôn!
Tình yêu hoàn mỹ của người trưởng thành, không chỉ cần có tâm hồn đồng điệu, còn cần vô ưu vô lo về tiền bạc. Mà một nửa kia của bạn, không chỉ có thể cho bạn “tình yêu”, còn giúp bạn tìm được “bánh mì”.
Thế nào là tình yêu hoàn mỹ nhất?
Khi còn trẻ, người ta cảm thấy những tình cảm đơn thuần tuổi học trò là đẹp nhất.
Tuy nhiên, với sự gia tăng của tuổi tác, mọi người dần thay đổi khái niệm của mình. Tình yêu của họ lúc này, không tránh khỏi tiền bạc, gạo, dầu, mắm, muối.
Cũng chính vì vậy, có người nói rằng: “Tình yêu của người trưởng thành, hoặc là thanh toán, hoặc là kết hôn.”
Tình yêu thực tế, bớt ngôn tình, mới là tình yêu chân thực!
(01)
Người trưởng thành, ngoài tình yêu, còn cần sự nghiệp, nên tình yêu của họ bao hàm cả nền tảng vật chất.
Đừng nghĩ rằng bàn tiền là một điều dung tục, bởi những cặp vợ chồng nghèo khó dù có yêu sâu đậm bao nhiêu cũng không thoát khỏi khốn cảnh khi thiếu tiền.
Liên, bạn đại học của tôi, 30 tuổi vẫn chưa tìm được một nửa phù hợp với mình. Lần cuối cùng cô ấy chia tay bạn trai cũng là vì anh ta không có chí cầu tiến, khiến cô ấy cảm thấy ở bên anh ta không an toàn, không có tương lai. Ngay cả tiền đám cưới anh ta còn chưa để dành đủ, lúc nào cũng hẹn ráng chờ tháng sau.
Một người đàn ông sẵn sàng chi tiền cho bạn chưa chắc đã yêu bạn. Nhưng một người đàn ông không nỡ chi tiền cho bạn, dù là một bữa ăn vỉa hè, anh ta chắc chắn không yêu bạn.
Chúng ta đều là những người bình thường, kiếm tiền trong thời đại kinh tế khó khăn sau đại dịch này quả thật rất khó. Nhưng chúng ta cần có sự công bằng trong các mối quan hệ.
Video đang HOT
Tôi từng đọc được một mẩu tin, chàng trai kia là sinh viên một trường nổi tiếng, còn cô gái chỉ học ở một trường bình thường. Hai người quen nhau, bạn bè chàng trai kia thường chế giễu cô gái này không xứng với anh ta.
Nhưng thực tế thì sao, mỗi lần đi ăn, anh ta đều tiếc tiền, ngay cả phương án chia đôi cũng không chịu, cứ tìm cớ để cô gái này trả hóa đơn. Lâu dần, cô gái này cũng chán mối quan hệ thế này. Thử nghĩ xem, lúc hẹn hò đã như vậy. Sau này đến khi kết hôn, tiền cưới chẳng lẽ cũng để cô gái lo?
Thế nên, tình yêu hoàn mỹ của người trưởng thành, không chỉ cần có tâm hồn đồng điệu, còn cần vô ưu vô lo về tiền bạc. Mà một nửa kia của bạn, không chỉ có thể cho bạn “tình yêu”, còn giúp bạn tìm được “bánh mì”.
(02)
Yêu mà không muốn kết hôn vậy không phải một tình yêu trọn vẹn.
Hôn nhân là điểm dừng chân hoàn hảo cho tình yêu, cũng là thứ bó buộc và quy hoạch trách nhiệm cho đôi bên. Nó đòi hỏi một thái độ nghiêm túc.
Dám nhảy vào “nấm mồ hôn nhân”, cũng là hành động đại diện cho việc bạn đã thực sự nghiêm túc với mối quan hệ này. Bạn chấp nhận trao phần đời còn lại cho đối phương, và xem đối phương là người cùng mình nắm tay đi đến già.
Có người từng hỏi:
“Không phải hôn nhân chỉ là một mảnh giấy thôi sao? Tại sao bạn lại coi trọng mảnh giấy ấy như vậy?”
Đúng vậy, trên mặt hình thức, nó chỉ là một tờ giấy, nhưng liệu một nửa kia có chấp nhận cùng bạn vun đắp nên một gia đình và thành lập mối quan hệ vợ chồng hợp pháp thông qua mảnh giấy đó không?
Tôi không dám nói rằng một người đàn ông muốn kết hôn với bạn nhất định là vì yêu. Nhưng tôi dám khẳng định, một người đàn ông thực sự yêu bạn, chắc chắn anh ta sẽ không hề do dự mà muốn lấy bạn.
Anh ta sẽ không để bạn chờ đợi, sẽ không để bạn thương cảm vì không nơi nương tựa. Anh ta không cho bạn những lời hứa hoa mĩ, mà cho bạn cả một hôn lễ và một gia đình.
(03)
Nhắc đến tình yêu, sự đóng góp của vật chất cũng liên quan đến kết quả của đoạn tình cảm này.
Tình yêu trong chuyện cổ tích lúc nào cũng đẹp, công chúa nhất định sẽ gặp được hoàng tử. Hai người hạnh phúc sống trong lâu đài, thỉnh thoảng cùng nhau ngắm sân vườn tràn ngập hoa hồng mà công chúa thích.
Đó là chuyện cổ tích, mà trong cổ tích, hoàng tử hẳn là một người có tiền, không cần lo chuyện cơm áo như dân chúng bình thường. Hoặc công chúa là một cô gái vừa tài giỏi vừa xinh đẹp, có thể tạo ra nhiều giá trị cuộc sống, giúp ít cho dân chúng.
Tình yêu của họ, đã được đảm bảo về đời sống vật chất, cộng thêm sự phù hợp với tinh thần, nên mới vĩnh cửu và lâu dài.
Lời thề dù đẹp đến đâu, nếu không chịu kết hôn, cả hai sẽ phải đối mặt với việc một ngày nào đó phải chấm dứt mối quan hệ người yêu hiện tại.
Nhưng tình yêu dù có hoàn mỹ cỡ nào, nếu kết hôn về không có đủ tiền trả hóa đơn. Lâu dần, nó sẽ nảy sinh ra một vết nứt.
Chúng ta có thể mơ mộng về tình yêu, nhưng chúng ta phải thực tế trong hôn nhân.
Bạn không được sống quá thực dụng, đòi hỏi đối phương vô điều kiện và hi sinh mọi thứ vì mình. Nhưng bạn cũng đừng ngây thơ đến nỗi muốn cuộc đời xảy ra như ngôn tình, có tổng tài bá đạo chi trả mọi hóa đơn cho mình.
Nếu tình yêu đã cần tình cảm đôi bên vun đắp, thì hóa đơn cũng cần cả hai bên cùng nhau san sẻ!
Từ tòa về, chị dâu và anh trai tôi dọn đồ rời nhà bố mẹ mà chẳng ai bận tâm đến đứa con đang khóc hết nước mắt
Cháu gái đang khóc đòi bố mẹ bế nhưng chẳng ai để tâm đến con bé, thấy vậy bố tôi bật dậy làm một điều khiến anh chị lại muốn quay lại với nhau.
Ngay từ khi anh chị yêu nhau bố mẹ tôi đã ngăn cản, mẹ bảo tính của hai người không hợp nhau, lấy rồi cũng chia tay mà thôi. Anh trai tôi bỏ ngoài tai những lời khuyên của mẹ mà tự cầm sổ hộ khẩu đi đăng ký kết hôn.
Không muốn để hàng xóm chê cười nên bố mẹ tôi đành phải tổ chức một đám cưới linh đình cho anh chị. Sau khi cưới xong anh chị vẫn sống chung với bố mẹ tôi.
Gia đình vốn yên ổn là vậy mà từ ngày có chị dâu về ngày nào tôi cũng phải nghe tiếng cãi lộn của hai anh chị, chuyện nhỏ biến thành chuyện to, nhiều lúc ngồi học mà tôi phải dùng bông bịt lại lỗ tai để cho bớt ồn.
Mẹ tôi bảo tính tình chị dâu gớm ghê, còn tính anh trai thì ngang bướng, ai cũng muốn làm thủ lĩnh nên cãi nhau cả ngày là phải. Bố mẹ tôi vài lần cũng góp ý nhưng chỉ khiến tình hình căng thẳng hơn nên cũng mệt mỏi chẳng muốn nói nữa.
Tưởng khi có con rồi thì anh chị sẽ hiểu nhau hơn, nào ngờ chẳng ai chịu chăm con mà ỉ lại cho ông bà nội. Vì anh chị đã ăn riêng nên sau khi ăn xong có vài cái bát mà hai anh chị cũng cãi lộn nhau, chẳng ai chịu rửa, mà mỗi người ôm chiếc điện thoại đến con khóc cũng mặc kệ.
Thương cháu nên mẹ tôi cho ăn, tắm rửa và thay bỉm cho cháu mỗi ngày như đang chăm con thơ.
Vì anh chị đã ăn riêng nên sau khi ăn xong có vài cái bát mà hai anh chị cũng cãi lộn nhau, chẳng ai chịu rửa, mà mỗi người ôm chiếc điện thoại đến con khóc cũng mặc kệ.
Cho đến khi cháu gái được 5 tuổi thì anh chị quyết định ly dị vì "ông ăn chả bà ăn nem". Khi biết hai anh chị quyết định chia tay, bố tôi thương cháu côi cút nên đã khuyên bảo hết lời nhưng cả hai người chẳng ai nghe, khiến bố ức quá mà bị tăng xông phải nhập viện.
Hôm qua, anh chị vội vàng dọn dồ đạc để rời khỏi nhà nhanh nhất có thể mà chẳng ai bận tâm đến đứa con gái đang khóc hết nước mắt.
Bố tôi mới xuất viện nên vẫn còn mệt lắm đang ốm liệt giường, nhưng ở trong phòng nghe tiếng khóc của cháu mà chịu hết nổi phải bật dậy, dựa vào tường đi ra ngoài yêu cầu hai anh chị ngồi lại nói chuyện.
Theo tòa án thì quyền nuôi con sẽ thuộc về chị dâu, nhưng chị ấy bảo đứa trẻ về sống với dượng sẽ khổ nên để cho anh trai tôi nuôi là tốt nhất. Còn anh ấy bảo sẽ lấy vợ mới, con sống với mẹ kế rất khổ nên không muốn nuôi.
Bố tôi giận dữ chỉ thẳng vào mặt anh chị nói rằng anh chị là hai kẻ không có tình người, sống ích kỷ thì có lấy vài người nữa cũng chẳng thể hạnh phúc. Bố tôi nói nếu anh chị quay lại sống hạnh phúc sẽ cho 1 tỷ đồng và cho một căn hộ chung cư đứng tên cháu gái.
Nghe đến đây anh chị vui vẻ đồng ý khiến cả nhà tôi ngỡ ngàng, theo mọi người quyết định của bố tôi liệu có đem đến hạnh phúc cho cháu gái không đây?
(minhtrang...@gmail.com)
P.P.L.I
Trốn cưới như trốn... dịch Ở tuổi 30 cô vẫn một mình. Họ hàng người thân mỗi lần gặp cô đều hối thúc chuyện chồng con. Ba má thở dài mỗi dịp lễ tết, bạn bè cô đến chơi nhà, đùm đề chồng con theo cùng. Cô cười, muộn chồng không có nghĩa cô cứ chọn bừa để có một chỗ dựa cho giống người ta. Cô vẫn...