Tình yêu của đàn bà và đàn ông
Đàn bà và đàn ông, mỗi con người có cách yêu và cách nhìn nhận tình yêu thật khác nhau. Với đàn bà, đó là sự hy sinh và mong muốn được quan tâm.
Ảnh minh họa.
Làm sao để níu giữ trái tim của một người đàn bà và một người đàn ông? Với người đàn ông, thứ họ cần là sự chiếm hữu hoàn toàn với người đàn bà của họ và sự tự do đối với chính bản thân mình.
Một chàng trai có thể đối xử tốt với rất nhiều cô gái, nhưng mỗi cô gái lại chỉ có thể tốt với một người con trai. Còn với người đàn bà, chỉ cần có tình yêu và niềm tin, cô ta có thể thề sống, thề chết trọn đời trọn kiếp với một thằng đàn ông, dù hắn có là kẻ tệ bạc nhất trên thế gian đi nữa.
Quan niệm yêu của một người đàn ông rõ ra là ích kỷ hơn của người phụ nữ rất nhiều. Nhưng xét trên phương diện hành xử, đàn bà luôn là kẻ bị phê phán hơn cả. Không phải vì họ không làm tròn trách nhiệm của mình, mà là vì họ buộc người đàn ông của mình quá chặt. Nhưng thử hỏi, khi đã yêu thương nhau thì làm gì còn kẽ hở trong trái tim để người đàn ông đủ sức bay ra ngoài? Ngoại trừ những cô Hoạn Thư ra, không một người phụ nữ nào muốn người đàn ông mình yêu phải chịu khổ vì mình, nhất là chỉ vì những câu chuyện ghen tuông vớ vẩn.
Chỉ là vì cô ta nông cạn, chưa biết cách để cầm nắm trái tim của người đàn ông cô yêu một cách cẩn thận mà thôi. Còn người đàn ông, thứ duy nhất anh ta biết chỉ là người phụ nữ đó yêu mình, và anh ta chẳng cần phải sợ hãi việc còn hay mất cô ấy.
Điều đó thật sai lầm. Đừng nghĩ người phụ nữ không biết ngoại tình hoặc là phụ bạc. Nếu cô ta là kẻ yếu đuối, may ra cô ta sẽ khóc lóc và cảm thấy tội lỗi. Còn giả như cô ta đã chắc chắn với quyết định của mình thì xin chúc mừng: Thằng đàn ông mà cô ta vẫn từng ngoan ngoãn gọi là chồng sẽ bị quẳng ra đường cùng xấp hành lý bê bối của mình.
Cho nên, bản thân là đàn ông, hãy thông minh mà đối xử thật chu đáo với người đàn bà của mình. Đừng vội tức giận vì cách hành xử ngớ ngẩn của cô ta, bởi chúng đơn giản cũng vì cô ta quá yêu anh mà thôi.
Video đang HOT
Tôi chợt nhớ đến một mẩu chuyện về một chàng trai và một cô gái bàn về tình yêu bằng thức uống. Tôi nhớ không lầm rằng kết quả cuối cùng mà cô gái mong muốn là: “Tình yêu cũng giống như nước, thanh khiết và dễ dàng hòa hợp”.
Giá như tôi là cô gái đó, có lẽ tôi đã chọn cà phê. Nước có lẽ cũng là một đáp án đúng, nhưng bất kỳ một con người nào từng yêu chắc chắn sẽ hiểu rằng tình yêu không bao giờ nhạt nhẽo và “dễ nuốt” giống như bản chất của nước. Con người ta, đại đa phần vẫn là cần nước hơn là thích nước. Nhưng với tình yêu, sự cần và sự thích đều phải được cân bằng và trọn vẹn như nhau. Cà phê có lẽ không cần thiết đối với những người không biết hoặc không thích uống. Nhưng với những kẻ trót nghiện như tôi, nó lại là món uống không bao giờ thay thế được. Cà phê vị đắng, hậu ngọt. Cũng như tình yêu, muốn có được yêu thương và hạnh phúc, con người phải trải qua những khó khăn mới có thể đạt được. Giá như tình yêu quá dễ dàng, không hề có trắc trở thì cũng giống như một ly cà phê nguội và loãng. Uống chẳng thấy đậm đà và chỉ thêm nhếch miệng mà thôi.
Đàn bà và đàn ông, mỗi con người có cách yêu và cách nhìn nhận tình yêu thật khác nhau. Với đàn bà, đó là sự hy sinh và mong muốn được quan tâm. Còn với người đàn ông đó lại là sẻ chia và sự cam tâm bán đổi đi tự do của mình. Nhưng đàn bà chưa chắc đã hiểu đàn ông, và đàn ông cũng chưa hẳn sẽ chiều đàn bà. Chỉ khi sự thấu hiểu và chiều chuộng cùng tỷ lệ thuận trên một con đường thẳng, lúc đấy cả hai mới thực sự tìm được hạnh phúc cho chính mình. Đâu phải ai cũng hiểu được điều đó, và cũng đâu phải ai hiểu rồi cũng có thể làm được một cách dễ dàng? Thế mới nói, trong tình yêu, giới hạn của đàn ông và đàn bà quả là không hề mong manh tí nào.
Theo blogtamsu
Gặp những người coi nghĩa trang là "ngôi nhà thứ hai"
Với người quản trang, nghĩa trang như ngôi nhà thứ hai, thời gian ở nghĩa trang còn nhiều hơn ở nhà.
Ngoài quần thể di tích lịch sử Điện Biên Phủ chấn động địa cầu, những nơi thiêng liêng là các nghĩa trang liệt sỹ như Him Lam, Độc Lập, Đồi A1... lâu nay đã trở thành điểm đến với mỗi du khách khi về với Điện Biên.
Người quản trang Vương Xuân Thấm coi nghĩa trang như ngôi nhà thứ hai của mình
Những năm qua, tỉnh Điện Biên đã chú trọng tu sửa, chỉnh trang tất cả các nghĩa trang liệt sỹ. Đặc biệt, những người quản trang tại đây đã, đang thể hiện sự tri ân của mình đối với các anh hùng liệt sỹ bằng những việc làm cụ thể.
Những hàng bia mộ trang nghiêm; hàng cây đại đỏ, hoa mẫu đơn, bách nhật... khoe sắc rực rỡ. Nghĩa trang Độc Lập, thành phố Điện Biên Phủ những ngày tháng 7 linh thiêng và đẹp đến lạ. Đây là một trong những nghĩa trang liệt sỹ lớn nhất tỉnh Điện Biên, với tổng diện tích xấp xỉ 5 ha, trên 2.300 phần mộ, số liệt sỹ đã biết tên không nhiều.
Chị Lò Thị Lịch, dân tộc Thái ở bản Hoong En, Phường Nam Thanh đã 10 năm gắn bó với các anh linh liệt sỹ trong vai trò người quản trang. Lớn lên trong thời bình, không trực tiếp chứng kiến sự khốc liệt của chiến tranh khi phải giành giật từng tấc đất, mỏm đồi Điện Biên Phủ, nhưng chị thấu hiểu phần nào những hy sinh mất mát, xương máu của cha ông đã đổ xuống vì độc lập dân tộc.
Do vậy, mỗi ngày chị đều tận tâm, tận lực quét dọn, chăm sóc phần mộ các anh hùng liệt sỹ với lòng tri ân, thành kính. Với chị, đây không chỉ là trách nhiệm, mà còn là niềm vinh dự và tự hào.
Chị Lò Thị Lịch chia sẻ: "Các anh hùng liệt sỹ đã không tiếc máu xương, hy sinh cả cuộc đời vì nước vì dân. Mình là thế hệ con cháu, được chăm sóc phần mộ của các anh hung liệt sỹ, bản thân tôi cảm thấy rất tự hào. Tôi sẽ cố gắng làm tròn trách nhiệm của mình, để không phụ lòng sự hy sinh của các anh hùng liệt sỹ".
Trong số những quản trang ở Nghĩa trang Độc lập, tổ trưởng tổ quản trang Vương Xuân Thấm từng có thời trở thành một "hiện tượng", bởi anh đã có một quyết định khá đường đột khiến nhiều bạn bè, những người thân bất ngờ.
Nhiều năm là cán bộ, rồi Trưởng Ban văn hóa của xã Thanh Nưa, huyện Điện Biên, năm 2011, anh quyết định từ bỏ tất cả sự thăng tiến, ổn định trong tương lai để đảm nhiệm phần việc chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ.
Anh Thấm ở quét dọn tại nghĩa trang
Anh chia sẻ, ý thức được những người nằm sâu dưới lòng đất kia đã phải cống hiến cả tuổi thanh xuân, sinh mạng của mình để đổi lấy cuộc sống bình yên hôm nay, nên việc anh làm chỉ là đại diện cho thế hệ sau góp một phần nhỏ công sức của mình thực hiện đạo lý "uống nước nhớ nguồn".
Với anh, nghĩa trang như ngôi nhà thứ hai; thời gian anh ở nghĩa trang còn nhiều hơn ở nhà. Từng hàng, từng lớp cây cảnh và hoa trồng trong nghĩa trang đều do tay anh tự tay cắt tỉa, chăm sóc. Dù có lúc vất vả nhưng anh luôn tự hào với công việc đền ơn đáp nghĩa của mình.
"Được thay mặt cho tất cả các thân nhân liệt sỹ ở hầu khắp các tỉnh thành trong cả nước, sớm hôm gần gũi, chăm sóc các phần mộ, đó là niềm vinh hạnh quá lớn đối với bản thân tôi. Đã xác định thì từ đầu đến cuối, mình sẽ đem hết tinh thần, trách nhiệm, khả năng của mình để phục vụ, cống hiến cho công việc, làm sao cho tất cả các đoàn khách, cũng như các than nhân, gia đình liệt sỹ đến đây sẽ không chê trách điều gì" - anh Thấm chia sẻ.
Chiến tranh dù đã lùi xa, nhưng đau thương vẫn còn âm ỉ trong nhiều gia đình. Được thay mặt các thân nhân chăm sóc, canh giấc ngủ ngàn thu cho các anh hùng liệt sỹ, không chỉ anh Thấm, chị Lịch, mà tất cả các quản trang ở Điện Biên đều bày tỏ niềm vinh dự, tự hào.
Sự hài lòng của gia đình và thân nhân các anh hùng liệt sỹ, cũng như của du khách mỗi lần đến thăm là niềm vui, là động lực lớn lao để các anh, các chị tiếp tục làm tốt công việc của mình.
Ông Nguyễn Văn Minh ở Hà Nam lần đầu tiên đến nghĩa trang Độc Lập đã bày tỏ sự xúc động trước sự uy nghiêm, cảnh quan sạch, đẹp và sự đón tiếp nhiệt tình, chu đáo của các quản trang ở đây. Ông nói: "Đến viếng các nghĩa trang liệt sỹ, tôi rất xúc động bởi sự hy sinh của các anh rất lớn. Ở đây, hầu hết các phần mộ đều không có tên, nhưng chúng ta không quên công ơn của các anh. Tôi cũng rất vui vì thấy cảnh quan các nghĩa trang đều được xây dựng rất đẹp, chăm sóc chu đáo xứng tầm với ý nghĩa của nó".
Tỉnh Điện Biên hiện đang quản lý 8 nghĩa trang liệt sĩ, với 6.660 ngôi mộ. Đấy là chưa kể những liệt sỹ còn đang nằm trong hầm hào, rải rác trên cánh đồng Mường Thanh hay đâu đó trên khắp chiến trường.
Như khúc tình ca bất hủ, sự hy sinh cao cả ấy đã, đang và sẽ tiếp tục được thế hệ hôm nay, trong đó có những người quản trang báo đáp bằng cả tấm lòng./.
Thu Thùy
Theo_VOV
Bi kịch chồng luôn mồm gọi tên tình cũ khi bên vợ Bây giờ, chúng tôi đã có với nhau hai đứa con lớn, học lớp 1-2 cả rồi, cũng 10 năm trôi qua, anh cũng già, tôi cũng già, thế mà anh vẫn còn nhớ nhung người cũ. Nhiều khi hai vợ chồng vui vẻ, anh vẫn gọi tên cô ta. Tôi không hiểu người con gái đó có sức quyến rũ ghê gớm...