Tình yêu của các cặp đôi thời COVID-19: Ở gần nhưng đành yêu xa, bao dự định dở dang
Đại dịch COVID-19 ập đến đã khiến nhiều đôi uyên ương phải sống trong cảnh chia lìa, khó lòng gặp mặt, dẫu cho nơi họ sống chỉ cách nhau vài bước chân.
Tuy nói Henny Ansell đang yêu xa, nhưng thực tế cô và bạn trai Michael Bryan chỉ sống cách nhau vài cây số. Đôi bạn trẻ cư ngụ tại thành phố cảng Wellingon của New Zealand. Đáng buồn thay, dù cùng sống trong một thành thị, hít thở chung một bầu không khí nhưng họ sẽ không thể gặp nhau trong ít nhất 4 tuần tới vì lệnh phong tỏa toàn quốc do chính phủ ban hành.
Henny Ansell và Michael Bryan.
“Ban đầu, do vẫn còn mơ hồ về quy định nên chúng tôi vẫn cho rằng mình có thể gặp nhau một, hai lần mỗi tuần”, cô gái 25 tuổi cho biết. “Nhưng rồi sau đó, chúng tôi nhận ra mọi chuyện không đơn giản như thế”. Bryan từng ngỏ ý muốn bạn gái dọn đến sống cùng mình trong thời gian cách ly, nhưng bạn gái của người thuê chung nhà với anh đã ở lại trước. Mặt khác, Ansell cũng chỉ muốn ở lại nhà mình, mà nơi đó lại hơi nhỏ để chứa thêm Bryan.
Bất đắc dĩ, cặp đôi yêu nhau đã 5 năm đành phải trò chuyện qua điện thoại dù chỉ cách nhau chừng 8 km. Ngày nào cũng thế, cứ mỗi sáng thức dậy và khi đêm đến là họ lại nhắn cho nhau những lời ngọt ngào. Điểm khác biệt duy nhất lúc này là thay vì hẹn nhau đi chơi, cặp đôi lại thủ thỉ chuyện trò trên mạng và rủ nhau xem Netflix. “Chúng tôi khao khát được gặp nhau, lao đến ôm chặt lấy người kia, nhưng tình thế hiện tại không cho phép”, Ansell nói.
Khi lệnh phong tỏa được áp dụng tại nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, có vô số đôi tình nhân đã lâm vào tình cảnh tương tự Ansell và Bryan. Tuy nhiên, thay vì ngậm ngùi chịu đựng nỗi khổ khi tạm xa cách nhau, nhiều người lại biết ơn lệnh cách ly vì đã kéo mình đến gần bên người ấy.
Ở bên em, xa cách em
Phía bên kia bán cầu, chàng trai người Anh James Marsh đã dự định tổ chức kỷ niệm một năm yêu nhau cùng bạn gái Kiera Leaper vào ngày 23/3. Nào ngờ, kế hoạch của anh chàng 21 tuổi bỗng chốc vỡ vụn vì lệnh phong tỏa. Trong thời gian học cùng nhau ở Đại học Leeds, cặp đôi đã đoán được ngày này sẽ đến. Marsh và Leaper quyết định hẹn gặp nhau lần cuối trước khi anh quay về nhà ở đầu bên kia đất nước, ôm nỗi nhớ mong suốt 3 tuần lễ dài.
“Chúng tôi gặp nhau mỗi ngày, ở bên nhau mỗi tối. Bước ngoặt này quá lớn, quá đột ngột”, Marsh nói. “Đây sẽ là quãng thời gian chúng tôi cách xa lâu nhất từ khi yêu nhau đến giờ”. Hiện tại, cặp đôi dựa vào Facetime để vơi bớt niềm nhớ thương, đồng thời giữ liên lạc với bạn bè qua nền tảng trò chuyện video trực tuyến Houseparty. Ai cũng cố gắng tìm việc làm để quên đi nỗi trống vắng trong lòng, Marsh vùi đầu vào học, Leaper chăm chỉ tập thể dục.
James Marsh bên bạn gái Kiera Leaper.
Nhưng bao tâm tư ngổn ngang vẫn còn đó. Marsh và các bạn chỉ còn vài tháng là kết thúc chương trình học năm cuối, họ đang rất buồn vì không thể tổ chức tiệc chia tay nhau. “Ký ức của chúng tôi về năm cuối đại học có lẽ chỉ toàn là COVID-19″, anh buồn bã nói.
Video đang HOT
Và dù công nghệ hiện đại có giúp đôi bạn trẻ thỏa niềm mong nhớ, song không gì có thể bì được cảm giác ấm áp và an tâm khi được tận mắt nhìn thấy người yêu. Thế nhưng, trong tim Marsh vẫn lạc quan tin rằng lần xa nhau bất đắc dĩ này sẽ càng khiến tình yêu của hai người thêm bền chặt. “Tôi nghĩ ai cũng phải học cách giải quyết điều này. Chúng ta không thể bám dính lấy người kia được, nhất là trong một mối quan hệ lâu dài”, anh nói. “Ví dụ như phải đi công tác xa hoặc xuất hiện vài tình huống bất ngờ như vậy chẳng hạn”.
Tình yêu thầm kín
Hemangay, một sinh viên 19 tuổi tại Đại học Delhi, đã không được nghe giọng nói của bạn trai suốt 1 tuần nay. Cậu sinh viên ở thủ đô New Delhi (Ấn Độ) không dám dùng tên thật vì vẫn chưa dám tỏ lòng với bố mẹ, dẫu đã lén hẹn hò với bạn trai 22 tuổi được vài tháng.
Ngày 24/3, Thủ tướng Narendra Modi tuyên bố lệnh phong tỏa trên toàn bộ đất nước 1,3 tỷ dân, kéo dài trong 21 ngày. Trong thời gian đó, không ai được phép ra ngoài trừ khi cần thiết, mọi phương tiện giao thông công cộng đều phải ngưng hoạt động. Điều đó cũng có nghĩa là Hemangay không thể đến thăm bạn trai, dù nhà anh cũng ở ngay tại Delhi. Và dĩ nhiên, cậu trai trẻ cũng không thể gọi điện tâm tình với anh được – nếu liều lĩnh làm thế, rất có thể bố mẹ sẽ phát hiện bí mật của cậu.
“Tôi vẫn còn là sinh viên, điều kiện tài chính chưa vững chắc đến mức có thể ra ngoài sống tự lập. Nếu có thể đứng vững trên đôi chân mình, có lẽ tôi sẽ thử nói thật với bố mẹ”, Hemangay nói. “Vì không thể thừa nhận với gia đình nên tôi cũng chẳng có cơ hội gọi điện, trò chuyện với người tôi yêu. Chúng tôi gặp rất nhiều trắc trở để liên lạc với nhau”.
Trong vài tuần tới, cặp đôi chỉ có thể âm thầm nhắn tin cho nhau qua WhatsApp. Trải nghiệm này khiến cả hai bứt rứt không thôi, bởi nó càng khiến nỗi nhung nhớ dâng đầy, khác một trời một vực so với cảm giác vui vẻ bình dị mỗi khi họ gặp nhau trên giảng đường. Lần cuối Hemangay gặp mặt bạn trai là từ 2 tuần trước, khi ấy, họ còn chưa biết chính phủ sẽ áp dụng lệnh phong tỏa. “Điều tệ nhất là tôi thậm chí còn không biết liệu đó có phải lần cuối mình được nhìn anh không”, chàng trai trẻ nói. “Tôi chưa bao giờ thấy bất lực đến thế”.
Bao dự định dở dang
Tháng 4 vốn là thời điểm quan trọng với Isobel Ewing, một phóng viên 30 tuổi đã chuyển tới Budapest (Hungary) từ giữa tháng 1, bởi đó là lúc cô được gặp bạn trai Sam Smoothy sau gần 2 năm xa cách. Với vị trí vận động viên trượt tuyết chuyên nghiệp, Smoothy đã ở Bắc Mỹ suốt mấy tháng ròng. Chờ đợi mãi mới đến tháng 4, anh ôm theo nỗi chờ mong, dự định đến Hungary gặp bạn gái. Nhưng đúng lúc này, đại dịch bùng phát.
Isobel Ewing và Sam Smoothy.
Ngày 11/3, cặp đôi nơm nớp lo sợ Smoothy phải ở lại Bắc Mỹ khi hay tin Tổng thống Mỹ Donald Trump ban hành lệnh cấm các chuyến bay từ châu Âu. Vài ngày sau, Hungary tuyên bố đóng cửa biên giới với khách nước ngoài, cũng có nghĩa là Smoothy phải quay về New Zealand thay vì đến chỗ bạn gái. Hiện tại, anh đang tự cách ly trong nhà nghỉ gia đình của Ewing ở New Zealand, trong khi cô vẫn ở Budapest để tiếp tục làm việc. Đôi tình nhân thắm thiết không rõ khi nào mình mới gặp lại nhau.
“Một khi yêu xa, bạn sẽ quen với cảm giác không được kề cận nhau. Chìa khóa mở cánh cửa tình yêu là cả hai cùng chờ đợi, cùng hướng đến một mục tiêu chung, nhưng giờ niềm hạnh phúc ấy cũng mất. Tôi vẫn đang cố vượt qua cảm giác này”, cô chia sẻ.
Quyết định chớp nhoáng
3 năm qua, Anika vẫn mong chờ một lễ cưới lãng mạn bên người thương. Song, hết sự kiện này đến biến cố khác liên tục xảy ra, khiến hy vọng của cô lần lượt lụi tắt. Tình cảm đã chín muồi, đôi uyên ương đến từ New Delhi (Ấn Độ) cũng đã đăng ký kết hôn vào ngày 20/3, dự định tổ chức tiệc đãi 400 quan khách vào ngày 10/4 rồi sẽ làm lễ cưới long trọng hôm 12/4. Thế nhưng đó vẫn chỉ là kế hoạch, bởi con đường hôn nhân của họ lại một lần nữa bị COVID-19 cản trở.
Khi chính phủ Ấn Độ ban hành các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt, bao gồm ngưng cấp visa du lịch, cặp đôi ngày càng có dự cảm không lành về đám cưới của họ. Anika ráo riết suy nghĩ “kế hoạch B” phòng khi xảy ra biến cố. Dịch bệnh càng phức tạp, dự định đám cưới của họ càng thay đổi xoành xoạch. Cuối cùng, cặp đôi quyết định cử hành một hôn lễ nhỏ vào hôm 20/3 với sự chấp thuận của tòa án.
COVID-19 đã buộc Anika phải tổ chức hôn lễ sớm.
“Đó là một tuần bi thảm”, cô dâu 32 tuổi nói, chia sẻ rằng họ phải giảm bớt số khách mời xuống dưới 30 để đảm bảo quy định cách ly xã hội. “Chúng tôi phải gửi lời xin lỗi đến quan khách”. Nhưng bù lại, lễ cưới của hai người diễn ra trong không khí ấm áp, ngọt ngào. Để nâng cao tinh thần chung tay chống dịch, cô dâu chú rể đã đăng ảnh trong đám cưới của mình kèm hashtag #loveinthetimeofcorona (tạm dịch: Tình yêu thời corona), đồng thời liên tục khử trùng khu vực làm lễ.
“Đôi khi định mệnh chính là như thế. Ở thời điểm đó, tôi chỉ thấy căng thẳng và thất vọng. Thế nhưng khi ngoảnh lại, tôi nhận ra mọi chuyện thật hoàn hảo”, Anika nói. Mặc dù đó không phải là đám cưới họ hằng mơ ước, nhưng vợ chồng cô không muốn kéo dài thêm nữa. Ấn Độ có cái nhìn rất khắt khe với các cặp đôi chung sống trước khi nên vợ nên chồng. Nhưng giờ thì đôi uyên ương không phải lo nghĩ về ánh mắt người đời nữa, họ đã có thể về chung một nhà, cùng nhau vượt qua thời gian khó khăn này.
“Chúng tôi đã ở bên nhau từ lâu, cũng lên kế hoạch đám cưới suốt một thời gian dài rồi. Không thể trì hoãn thêm nữa, nhỡ có chuyện gì xảy ra thì sao? Nếu tình huống gian khó vẫn cứ tiếp diễn thì thế nào? Chúng tôi muốn sống cùng nhau, không chờ nổi thêm một phút giây nào nữa”, cô chia sẻ.
Cảnh sát Ấn Độ đội mũ bảo hiểm hình virus corona, ngăn dân ra đường
Nhằm kêu gọi người dân ở nhà, một sĩ quan Ấn Độ đã đội mũ bảo hiểm có hình dáng của virus để cảnh cáo những ai vẫn ra đường bất chấp lệnh phong tỏa.
Trong bối cảnh lây lan nhanh của virus corona, Ấn Độ đã thực hiện lệnh phong tỏa toàn quốc kéo dài 3 tuần bắt đầu từ 25/3. Cũng như các quốc gia khác, nước này cũng lập các chốt kiểm tra và phân công lực lượng cảnh sát tuần tra khắp các đường phố.
Với nỗ lực ngăn chặn người dân vẫn tiếp tục ra đường, Rajesh Babu - sĩ quan Ấn Độ ở thành phố Chennai - đã kết hợp với một nghệ sĩ địa phương thiết kế chiếc mũ bảo hiểm có hình dáng của virus corona để khiến mọi người sợ hãi khi thấy anh đi tuần tra.
Bức hình được chụp hôm 28/3, khi anh đang đi kiểm tra trên đường và cố gắng giải thích với người dân tầm quan trọng của việc cách ly xã hội.
Rajesh Babu dừng tất cả phương tiện đang di chuyển trên đường để cảnh cáo về lệnh phong tỏa. Ảnh: Reuters.
Gowtham, người đã thiết kế mũ bảo hiểm này, nói với Asian News International: "Công chúng nói chung chưa thực sự hiểu mức độ nghiêm trọng của Covid-19. Trong khi đó, các sĩ quan cảnh sát thì đang làm việc suốt ngày đêm để đảm bảo mọi người ở nhà và ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh".
Gowtham đã sử dụng mũ bảo hiểm bị hỏng, ống nước, báo cũ, khăn giấy và mất 5 giờ để làm ra chiếc mũ hoàn chỉnh. Ngoài ra, Gowtham còn đang chuẩn bị nhiều bảng hiệu để giúp đỡ cảnh sát trong công tác phòng chống dịch.
Rajesh Babu tình nguyện là người đầu tiên đội tác phẩm độc đáo này. Sĩ quan Chennai cho biết cách tiếp cận này đã có hiệu quả tích cực cho đến nay. Anh và bạn mình cố gắng làm cho nó trông thật ghê tởm và đáng sợ nhất có thể để giúp người dân hiểu ra đây là một virus gây chết người.
Một gia đình vẫn đưa trẻ em ra ngoài bất chấp sự nguy hiểm của virus corona. Ảnh: AFP.
Khi nhìn thấy chiếc mũ corona, một số người đi đường đã thực sự hoảng sợ. Đặc biệt là trẻ em, chúng phản ứng mạnh mẽ và đòi bố mẹ đưa về nhà.
Với những người vẫn cố chấp bỏ ngoài tai lời khuyên của Babu, anh đã dùng chiếc mũ này như một lời cảnh cáo đến họ.
"Mặc dù chúng tôi thực hiện tất cả các bước nhưng vẫn có người ra đường. Vì vậy, chiếc mũ bảo hiểm corona này là một trong những cách chúng tôi đang thực hiện để đảm bảo mọi người nhận thức được sự nghiêm trọng của dịch bệnh", Rajesh Babu chia sẻ.
Tính đến ngày 29/3, Ấn Độ đã có 834 trường hợp nhiễm bệnh, trong đó có 19 ca tử vong và 66 ca tự phục hồi.
Khi nhìn thấy chiếc mũ corona, một số người đi đường đã thực sự hoảng sợ. Ảnh: BBC.
Bạn gái tới thăm mà không thể gặp, chàng du học sinh dùng flycam chuyển thông điệp cực ngọt ngào từ khu cách ly Trọng An buộc vào flycam một mảnh giấy ăn có ghi thông điệp 'Ba yêu mẹ Mỡ' rồi điều khiển ra chỗ bạn gái anh đang đứng, sau đó cho 'hạ cánh nơi em'. Là du học sinh từ New York trở về Việt Nam để tránh dịch COVID-19, Nguyễn Trọng An (SN 1994, sống tại Hà Nội) thực hiện đi cách ly...