Tình yêu chính là góp nhặt từ những điều thực tế đến như thế đấy
Tình yêu có thể mang cả hai đến với nhau, nhưng để duy trì được nó còn rất nhiều yếu tố khác. Đến một lúc nào đó tình yêu không còn mãnh liệt như lúc mới quen, chỉ còn điều này để gắn kết 2 người với nhau…
Trong tình yêu, không phải cứ hai người yêu nhau càng nhiều thì sẽ ở bên nhau mãi mãi. Điều tuyệt đẹp và lý tưởng ấy chỉ có trong những câu chuyện ngôn tình mà bạn đọc trong những quyển tiểu thuyết vương đầy mùi tưởng tượng mà thôi.
Thậm chí, trong những câu chuyện ngôn tình đó của mình, bản thân tác giả cũng chỉ dám dừng lại ở việc cho cả hai một cái kết bên nhau viên mãn, giàu có sung túc, chứ ít khi đề cập đến những điều nhỏ nhặt sẽ xảy ra trong cuộc sống hằng ngày. Bởi vì, chính tác giả cũng biết rằng, tình yêu một khi gộp chung với hóa đơn điện nước, với con cái bỉm sữa, sẽ trở thành một mớ hỗn độn vô cùng.
Tình yêu có thể mang cả hai đến với nhau, nhưng để duy trì được nó còn rất nhiều yếu tố khác. Đến một lúc nào đó tình yêu không còn mãnh liệt như lúc mới quen, vậy thì sự hòa hợp trong tính cách và suy nghĩ chính là cầu nối để hai người thông cảm, thấu hiểu, và để có thể bên nhau đến cuối đời. Vậy theo bạn, chất xúc tác cho tình yêu có thể duy trì được là gì?
Đó là khi hoàn cảnh lẫn gia cảnh của cả hai có nhiều điểm tương đồng
Có người nói rằng, yêu nhau thì cần gì nghĩ đến hoàn cảnh của đối phương, chỉ cần yêu thôi thì mọi điều xung quanh người ấy bạn cũng sẽ dễ dàng và thoải mái chấp nhận. Dĩ nhiên lời nói ấy không sai, tình yêu mà, bạn càng yêu nhiều bao nhiêu, bạn sẽ càng sẵn sàng hy sinh và đón nhận nhau nhiều bấy nhiêu. Nhưng trộm nghĩ, điều gì cũng có giới hạn của riêng nó, đến một mức độ nhất định thì giọt nước cũng tràn ly, và tình yêu trong trường hợp này cũng không ngoại lệ.
Sẽ không một ai đủ sức mang một “trái tim nóng” để sống hết quãng đời còn lại với người mình yêu, mà đôi khi bạn phải dùng “cái đầu lạnh” để giải quyết những vấn đề xảy ra xung quanh cuộc sống thường nhật. Gia thế của hai gia đình giống nhau, thì sẽ hình thành nếp sống lẫn suy nghĩ của cả hai bạn gần giống nhau, nhìn nhận một vấn đề sẽ có nhiều điểm chung, từ đó hạn chế những mâu thuẫn, chênh lệch và cãi vã.
Nhưng khi gia đình hai bên đã có sự khập khiễng, không chỉ vì gia thế mà còn vì hoàn cảnh sống, thì sẽ dẫn đến lối suy nghĩ của các bạn khác nhau, cách giải quyết vấn đề sẽ không có điểm chung trong cách suy nghĩ của hai đứa. Hai người xa nhau, không phải do đối phương không còn yêu bạn nữa, chỉ là do khoảng cách suy nghĩ qua lớn, mà cho dù bạn làm cách nào cũng không vượt qua được.
Sự bình đẳng trong mối quan hệ chung
Chúng ta nghĩ rằng tất cả mọi người đều đã bình đẳng khi yêu nhau trong xã hội hiện đại này, nhưng trên thực tế thì không phải. Đâu dễ gì có chuyện cả hai có thể cùng nhau vui vẻ đưa ra cùng một quyết định như nhau trong mọi tình huống. Một trong hai người sẽ nhường cho đối phương là người ra quyết định trong việc này hoặc việc kia.
Đơn giản chúng ta nghĩ rằng, ai quyết định mà chẳng được, miễn sao là hợp lý cho cả đôi bên. Điều đó đúng, nhưng nó lại dẫn tới những hệ lụy phía sau khi hai bạn bắt đầu đi dần vào mối quan hệ lâu dài. Rồi cũng sẽ có lúc người ra quyết định sẽ quen với việc làm chủ mối quan hệ của các bạn mà luôn tự ý ra quyết định của mình, còn bạn sẽ luôn bị phụ thuộc hoặc là bực bội hay khó chịu về hành động của người ấy.
Video đang HOT
Nếu không, cũng sẽ dễ xảy ra trường hợp một người vì cứ phải tự mình đưa ra quyết định mãi mà cảm thấy chán nản vì áp lực, nặng nề khi phải nghĩ nhiều trong khi đối phương thì ung dung tự tại. Trong tình yêu, điều quan trọng là bạn phải biết cách cương nhu tùy lúc, quyết định và chấp nhận tùy trường hợp, tránh việc khiến cả hai mệt mỏi.
Khi quan điểm sống nghịch nhau
Thật ra trong tình yêu, bạn yêu thôi chưa đủ. Chẳng có ai sinh ra là đã dành cho nhau, là mảnh ghép hoàn hảo còn lại của người kia. Có đến được với nhau không còn phụ thuộc vào việc bạn có chấp nhận và đồng ý bước vào thế giới của đối phương hay không nữa.
Trong thế giới tình cảm mà bạn bước vào, ở đó không chỉ có nguyên tắc sống của bạn mà còn có cả quan điểm sống của đối phương. Các bạn sinh ra ở hoàn cảnh khác nhau, môi trường sống khác nhau, nên sẽ tạo ra những tính cách và suy nghĩ khác nhau.
Bạn nghĩ tình yêu không tồn tại dấu vết của sự chịu đựng? Nhưng thật ra khi bắt đầu yêu, bạn đã phải bắt buộc chịu đựng lẫn nhau rồi. Nếu bạn chưa sẵn sàng để nâng cao giới hạn chịu đựng của mình, thì tình yêu vẫn là chưa có chỗ nào dành cho bạn.
Tiền bạc sẽ không thành vấn đề cho đến khi nó trở thành vật sử dụng chung của cả hai. Bạn sẽ luôn đặt câu hỏi là “Tiền đâu hết rồi?”, “Không nhớ là dùng tiền mua cái gì?”. Quỹ chung của hai người lúc nào cũng thiếu thốn, thậm chí là đến mức con số “âm”.
Người ta thường nói, bạn có thể sử dụng chung bất cứ điều gì của nhau, nhưng trừ bàn người yêu, bàn chải đánh răng, và tiền bạc. Trong quan hệ yêu đương cũng vậy, nếu như bạn không rõ ràng ngay từ ban đầu, thì khi yêu nhau, tiền bạc rất dễ trở thành vấn đề nhạy cảm khi nhắc tới.
Một người tiết kiệm từng đồng không thể nào chấp nhận được một người tiêu xài hoang phí không biết ngày mai, một người rộng rãi khoáng đạt thích chia sẻ cũng không thể nào ở cạnh một người ki bo bủn xỉn. Tiền bạc có thể không phải là lý do để bắt đầu một mối quan hệ, nhưng nó có thể lại là lý do khiến các bạn phải chia tay.
Lúc mới yêu, chỉ cần người ấy thích cái gì, bạn đều sẵn lòng tìm hiểu và học thích điều đó giống đối phương. Bạn sẽ làm mọi cách để duy trì tình cảm mới bắt đầu của cả hai. Bạn sẽ đồng ý xem những bộ phim mà bạn cho là nhàm chán, đi những nơi mà bạn nghĩ không phù hợp với tính cách của bạn, hay nằm ườn ở nhà với người yêu, làm những việc mà trước đây bạn vô cùng ghét nhưng vì người ấy, bạn vẫn sẵn lòng làm.
Vậy nhưng tất cả những điều đó chỉ bắt đầu lúc mới yêu, khi tiến vào giai đoạn lâu dài, sở thích cũng trở thành rào cản khi yêu nhau, bạn không thể duy trì tình yêu lâu năm bằng cách giả vờ thích cho giống đối phương được.
Bạn sẽ phải sống thật với bản thân mình hơn, và một khi cả hai bộc lộ những sở thích khác nhau, nó trở thành vấn đề khiến các bạn phải tranh cãi. Mọi sự không hợp của cớ lý do chia tay sau này, đều bắt nguồn từ việc ban đầu bạn đã tự gồng mình phải thích những gì người kia thích để rồi cuối cùng mệt mỏi.
Tình yêu thực tế lắm, không phải bạn yêu nhiều bao nhiêu thì bạn cũng chịu được bấy nhiêu, sức chịu đựng của con người là có giới hạn. Khi giới hạn đã cực, thì tình yêu cũng biến mất. Tình yêu có bền lâu, có kéo dài được mãi hay không, còn phụ thuộc vào việc bạn có chấp nhận được những điều sẽ xảy ra thường xuyên trong thực tế, và có vì nhau mà học cách nhường nhịn và hy sinh hay không.
Theo Saostar
Đàn bà hãy độc lập về tinh thần để tránh đau khổ trong hôn nhân!
Có thể sự sướng khổ khó đong đếm được vì mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh, nhưng tôi luôn khâm phục những phụ nữ độc lập toàn diện - người có thể đứng vững trên đôi chân của mình...
ảnh minh họa
Có lần tình cờ nghe chị tôi cùng nhóm bạn gái trò chuyện, một câu nói đã lọt vào tai tôi và nó còn đọng lại mãi: "Là phụ nữ muốn không bị đau khổ trong hôn nhân thì phải độc lập về tinh thần."
Lúc ấy tôi còn quá trẻ để hiểu thế nào là độc lập tinh thần. Mãi sau này, sau nhiều trải nghiệm tình yêu, làm vợ, làm mẹ, nhìn bạn bè trưởng thành quanh mình, tôi mới hiểu ra, đó chính là cốt lõi để có được bình đẳng giới. Phụ nữ thời nay nhiều khi không phụ thuộc vào người đàn ông về kinh tế, tri thức, nhưng vẫn bị phụ thuộc về tinh thần một cách rất vô hình.
Hầu hết phụ nữ mà tôi biết là những người giỏi giang, đảm đang - vừa làm kinh tế vừa vun vén gia đình rất trách nhiệm và chu đáo. Có thể sự sướng khổ khó đong đếm được vì mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh, nhưng tôi luôn khâm phục những phụ nữ độc lập toàn diện - người có thể đứng vững trên đôi chân của mình khi ra ngoài xã hội, vừa làm chủ gia đình nhỏ bé của mình, được chồng yêu thương và tôn trọng. "Tôn trọng" là điều cần có trong mối quan hệ vợ chồng. Đó không chỉ là một thái độ dành cho nhau, đó là quyền lợi mà bất cứ ai cũng đều xứng đáng nhận được từ người bạn đời.
Không phải mọi phụ nữ độc lập kinh tế thì sẽ có được sự bình đẳng trong gia đình
Bạn nghĩ rằng phụ nữ khi thành đạt trong xã hội sẽ có được vị trí và tiếng nói trong gia đình? Không phải tất cả đều may mắn thế.
Tôi từng có người bạn làm một chức vụ cao và là người kiếm tiền chính trong gia đình, mọi việc trong nhà hầu như chị gánh vác và luôn có thái độ nhún nhường trước anh. Chị thường nói vui, dẫu sao mình vẫn là "chiếc xương sườn của Adam", dù ra ngoài có làm sếp hàng chục nhân viên thì về nhà vẫn đứng sau chồng, nhu mì và ngoan hiền.
Cách nghĩ của chị ai cũng nể. Có điều thứ chị nhận được không phải là thái độ tôn trọng của bạn đời. Làm chủ kinh tế, chăm sóc con cái, chiều chuộng chồng, nhưng chị vẫn thường xuyên bị anh đối xử trịch thượng, bề trên. Anh là người luôn tỏ thái độ "đàn bà thì biết gì". Anh còn khoe với bạn bè trong cuộc nhậu: "Vợ tôi ngoan là do tôi biết dạy dỗ. Với đàn bà, đôi khi ta vẫn cần dùng kỷ luật để thiết lập lại trật tự."
Thời gian sau này do thất bại trong kinh doanh, anh thất vọng, ăn nhậu triền miên, có loằng ngoằng với vài cô gái ở ngoài cho vui. Nhưng vì nhiều lý do, chị vẫn diễn bài ca hạnh phúc gia đình với bên ngoài, cố giấu người thân những vết thương của những trận đòn tím tái. Anh đã nắm được điểm yếu nhất của chị tình cảm. Chị rất dễ bị tổn thương khi người khác biết chị đang bị tổn thương. Chị tỏ ra hạnh phúc, trốn tránh thực tại và nghĩ rằng đó là điều giúp chị giữ được thế giới mà mình dày công tạo dựng: một mái ấm, một người cha cho các con, một hình ảnh phụ nữ thành đạt, hạnh phúc.
Tôi nghĩ rằng chị là một dạng phụ nữ độc lập về tài chính nhưng không độc lập về tinh thần. Bởi chị đã xác định mình là nhánh xương sườn nhỏ bé của người đàn ông, và đàn bà thành công nhất là giữ được cha cho những đứa con mình (cho dù người cha đó tệ bạc thế nào chăng nữa), kể cả việc ấy đồng nghĩa phải hy sinh hạnh phúc của mình. Chính điều đó chị đã đánh mất tự trọng của mình trước người chồng.
Nhưng trong số bạn bè tôi, có những người bạn dù không nắm về kinh tế, nhưng họ vẫn khẳng định được vai trò nội tướng. Hương bạn tôi là một điển hình của phụ nữ dù chỉ làm nội trợ, vẫn có tiếng nói với chồng, nhận được sự trân trọng từ người chồng. Trong một xã hội khi nhiều người đàn ông quen vai trò ra lệnh trong gia đình, có được sự bình đẳng trong rất nhiều trường hợp là một cuộc đấu tranh bằng ý chí.
Hương kể, sau khi cưới chồng, sinh liên tiếp 2 đứa con, cô phải nghỉ ở nhà luôn để chăm sóc con cái. Rồi công việc của chồng tiến triển tốt, chồng yêu cầu vợ ở nhà để chăm sóc gia đình, vì anh luôn phải đi xa. Hương bằng lòng, vì cô muốn dành thời gian cho con cái. Song điều sau đó khiến cô đau lòng đó là sớm cảm nhận được những đổi thay ở trong thái độ chồng đối với mình, dù rất tinh tế, phảng phất qua lời ăn tiếng nói, cử chỉ là chút xem thường.
Hương đã có nhiều cuộc nói chuyện với chồng để chỉ ra những thái độ của anh khiến cô nghĩ mình không được trân trọng. Làm nội trợ không phải công việc đơn giản. Một ngày quay qua quay lại với cơm nước, nhà cửa, con cái, lo chuyện học hành cho con... thật sự cô không mấy khi ngơi tay. Cô muốn anh hiểu nỗi vất vả của người làm nội trợ. Hương cũng ngầm phát tín hiệu cho chồng biết mình không hề "ăn bám" và đủ nhạy cảm để nhận ra những thay đổi dù rất tinh tế nơi chồng....
Khi độc lập về tinh thần, phụ nữ sẽ có được sự tôn trọng của chồng
Cuộc hôn nhân của họ tất nhiên đi qua không ít những phút giây tròng trành, như con tàu vào vùng tâm bão, nhưng họ cùng định lại hướng và thoát hiểm đúng lúc. Trong cuộc đấu tranh giành quyền bình đẳng và sự tôn trọng ở chồng là cuộc đấu tranh mềm mỏng kết hợp các biện pháp cứng rắn. Hương không ngại ngần bế con ra khỏi nhà, hoặc đi làm trở lại, dù với một mức lương còn thấp hơn ô sin, và buộc chồng chia công việc nhà với mình sau mỗi ngày cả hai từ công sở về nhà để chồng hiểu được công việc của phụ nữ làm nội trợ.
Tôi khâm phục Hương vì thái độ độc lập về mặt tinh thần và dũng cảm đấu tranh của cô ấy vì quyền được trân trọng trong gia đình. Cô ấy thực sự là một nội tướng đúng nghĩa, có tiếng nói trong gia đình, được gia đình chồng yêu mến, bạn chồng kính nể - và tất nhiên để làm được điều đó là cả một nỗ lực lớn, đầu tiên cần có bản lĩnh tinh thần.
Nhìn ra xã hội, có biết bao phụ nữ sống với chồng trong khổ đau chỉ vì không dám thay đổi, bởi họ có thể bị phụ thuộc về tài chính, hoặc phụ thuộc về tinh thần, hoặc tệ hơn là bị phụ thuộc cả hai. Nỗi sợ thay đổi đã biến họ trở thành những người cam chịu và điều đó khiến cho các hành động bạo hành tinh thần và thể xác của chồng lâu dần thành thói quen. Khi người chồng nặng lời với vợ một lần mà vợ nhịn bỏ qua, họ có thể nặng lời những lần tiếp theo - hành động bạo lực cũng tương tự như vậy.
Tôi nghĩ rằng muốn nói tới tới bình đẳng giới trong gia đình, trước hết phụ nữ cần độc lập về tinh thần.
Theo Phununews
Nếu không muốn "chồng bỏ chồng chê", đừng ép chàng làm 5 việc sau đây Hôn nhân muốn hạnh phúc phải đi kèm với sự thỏa hiệp, mỗi bên nhường nhịn nhau một chút và tìm cách dung hòa với người kia chứ không phải khăng khăng bắt đối phương luôn làm theo ý mình. 1. Buộc chồng thay đổi tính cách Hãy nhớ lại lí do bạn chọn anh ấy làm chồng năm xưa, có phải đó...