Tình yêu bản sao
Từ trước đến nay, những cảm xúc với người khác giới luôn được xem là ngẫu nhiên. Chính vì vậy, từ tình yêu luôn gắn liền với chữ duyên hay định mệnh. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu khoa học gần đây cho thấy cảm xúc của tình yêu chịu sự chi phối rất lớn của thời thơ ấu và hình ảnh của bố mẹ.
Các nhà nghiên cứu gần đây nhất ở trường Đại học Pecs, Hungary, khẳng định những người trưởng thành có xu hướng tìm bạn đời có nét tương đồng với bố hoặc mẹ của họ.
Theo đó, phái mạnh sẽ tìm người yêu hoặc vợ có nét giống mẹ. Phái yếu thường bị thu hút bởi người đàn ông có điểm giống bố. Nói cách khác, hình ảnh cha mẹ chính là chiếc gương báo trước một nửa của bạn trong tương lai.
Tình yêu bản sao xuất phát từ một hiện tượng tâm lý phổ biến ở những đứa trẻ từ hai đến bảy tuổi. Chúng thường tranh giành về mặt giới tính với bố hoặc mẹ của mình. Bé trai sẽ cố tìm sự quan tâm, chăm sóc mà mẹ đang dành cho bố và ngược lại.
Chuyên viên tâm lý Đoàn Bắc Việt Trân, Trung tâm Tư vấn Kết Nối, phân tích, khi sinh ra, khuôn mẫu giới tính đầu tiên của trẻ chính là bố và mẹ. Những hình ảnh đầu tiên về người khác phái sẽ được ghi nhận vào não. Với con trai, hình ảnh ấy là mẹ và với con gái, hình ảnh ấy là bố.
Khi trưởng thành, nếu bắt gặp hình ảnh của người khác phái có vẻ ngoài giống bố hoặc mẹ, họ cảm thấy dễ gần gũi và yên tâm hơn. Điều này thúc đẩy họ phát triển tình cảm sâu đậm với những đối tượng này.
Ngoài yếu tố ngoại hình, phụ nữ còn có xu hướng yêu và lấy người đàn ông có tính cách giống bố. Nam giới cũng hành động tương tự khi chọn người yêu, bất kể những tính cách tương đồng ấy là tốt hay xấu.
Xét về mặt tích cực, sự tương đồng này giúp tình yêu bình yên và ít sóng gió. Cảm giác gần gũi, quen thuộc giúp cả hai dễ chia sẻ và cảm thông hơn.
Mặt khác khi xảy ra bất đồng, họ sẽ chịu khó lắng nghe và hoà giải hơn. Ý thức luôn ngầm mách bảo đấy là hình mẫu họ tìm kiếm từ bé. Vì vậy họ sẽ kiên nhẫn hơn và ít chịu từ bỏ đối phương.
Tuy nhiên, tình yêu bản sao đôi khi vô tình dẫn người trong cuộc đi vào vết xe đổ của bi kịch gia đình thuở nhỏ. Thay vì tránh chọn người có thói xấu như cha hoặc mẹ mình, họ lại yêu chính người như thế.
Câu chuyện của Nguyễn Trần Dạ Thảo, 27 tuổi, nhà ở đường Nguyễn Văn Đậu, quận Bình Thạnh. TP HCM, là một trường hợp điển hình. Lớn lên trong gia đình có bố thường xuyên say xỉn, Thảo tự nhủ sẽ không bao giờ lấy người đàn ông là đệ tử của thần lưu linh.
Video đang HOT
Thế nhưng, khi trưởng thành, người cô yêu và lấy làm chồng lại không khác bố là mấy. Cuộc hôn nhân không như ý khiến Thảo đi từ nhẫn nhịn, khuyên chồng đến tự trách mình. Tự trong thâm tâm, cô không thể hiểu vì sao mình lại đi vào lối mòn của mẹ.
Theo chuyên viên tâm lý Việt Trân, nguyên nhân dẫn đến hành động của Thảo xuất phát từ tâm lý trong vô thức.
Đạo đức đơn sơ nhất của con người chính là lòng trung thành với bố mẹ. Trong nhận thức đầu tiên của con gái, bố là chỗ dựa an toàn. Những tính xấu như rượu chè, bạo hành… được nhận thức trong quá trình trưởng thành và cũng trở nên quen thuộc.
Khi gặp người đàn ông mang tính cách giống bố, cô gái sẽ đánh mất bản năng tự vệ. Cảm giác an toàn quen thuộc khiến cô không nhận thức được mình cần tránh xa mẫu đàn ông này.
Thậm chí, ngay cả khi nhận thức được, họ cũng không đủ kiên quyết để dứt bỏ. Phản ứng tâm lý này tương tự như câu chặc lưỡi: “Thôi kệ, thà sống chung với thói xấu mình từng biết còn hơn đối diện với những thói xấu mà mình chưa bao giờ trải qua”.
Mặt khác, những người bố thiếu trách nhiệm thường không quan tâm và chăm sóc con. Vì vậy, con gái họ luôn có nhu cầu giành lấy sự chú ý, yêu thương của bố. Khi trưởng thành, các cô gái này sẽ thực hiện điều này thông qua hình ảnh người chồng.
Chị Thuỳ Lan, 27 tuổi, nhân viên văn phòng, ngụ quận 3, TP HCM, đã chọn lựa như thế. Người chồng hiện tại của chị gần như là bản sao hoàn chỉnh của bố chị ngày trước: đẹp trai, thành đạt nhưng trăng hoa, thường bỏ mặc vợ con để du hí theo người tình.
Chị tâm sự: “Tôi thừa biết lấy anh sẽ khổ. Mẹ tôi cũng ngăn cản quyết liệt nhưng vô ích. Lúc ấy, tôi chỉ cảm thấy thôi thúc được chăm sóc anh, được chiếm hữu anh và được anh yêu thương. Ngay cả bây giờ, khi cuộc hôn nhân bế tắc, tôi vẫn không muốn từ bỏ”.
Theo chị Việt Trân, chị Thuý Lan hành động khó hiểu như thế là vì chị không cuỡng lại được tiếng vọng từ trong vô thức. Chị muốn được chồng quan tâm, chăm sóc thay cho sự thiếu thốn thủơ nhỏ. Nói cách khác, chị muốn bù đắp lại tuổi thơ bằng cuộc hôn nhân hiện tại.
Bên cạnh đó, chị không muốn chấp nhận mình đã thất bại như mẹ. Có thể khi còn bé, chị từng nghĩ rằng mình có thể làm tốt hơn mẹ để giữ bố. Vì vậy, khi trưởng thành, chị tìm cơ hội thực hiện lại điều này.
Ngoài ra, tình yêu bản sao còn gây nên một hiệu ứng cực đoan khác. Với những người phụ nữ có cá tính mạnh mẽ, thay vì tìm người giống bố, họ sẽ kiên quyết không yêu những ai giống bố. Tâm lý không cho phép mình được sai lầm giống mẹ có thể đẩy họ vào những nhận định thiếu chính xác.
Chị Thanh Vân, 32 tuổi, dược sỹ, ngụ tại quận 1, TP HCM, vì quá chán ngán hình ảnh một doanh nhân thực dụng của bố nên khước từ tình yêu đầu đời của mình. Bạn trai chị khi ấy là một doanh nhân trẻ có tiếng trong ngành may mặc.
Sau khi chia tay anh, chị kết hôn với một bác sĩ. Tuy nhiên, chồng của chị lại khá gia trưởng và thủ đoạn. Anh sẵn sàng đạp đổ đồng nghiệp để tiến thân và kết hôn với chị chỉ để tìm bệ phóng. Quá thất vọng, chị quyết định ly hôn.
Trong khi ấy, người tình đầu của chị ngày càng thành đạt nhưng vẫn giàu tình cảm và thuỷ chung. Anh lặng lẽ chăm sóc và vực chị dậy. Chị kết hôn lần hai và đến nay đã có cô con gái ba tuổi xinh xắn.
Theo chị Việt Trân, những người theo đuổi tình yêu bản sao thường không nhận thức được những khao khát tiềm ẩn hoặc suy nghĩ cực đoan của mình. Họ vẫn nghĩ mình yêu hoặc không yêu người giống bố hoặc mẹ là do sự trùng hợp.
“Không ít người chấp nhận sống độc thân chỉ vì không tìm thấy ai giống bố hoặc mẹ. Trên thực tế, phần lớn những quyết định này bị ảnh hưởng bởi yếu tố tâm lý trong vô thức. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể khước từ hoặc chấp nhận một tình yêu “bản sao”, chị Việt Trân nhận định.
Để thoát khỏi sự chi phối của tình yêu bản sao, bạn phải biết cách ứng biến và suy tính về ý thức. Bạn nên hạn chế áp đặt khuôn mẫu của bố hoặc mẹ lên những đối tượng của mình.
Với những khuyết điểm của người yêu, hãy tự hỏi: “Làm sao để sống chung với những điều này?” hơn là ảo tưởng sẽ thay đổi họ. Bạn có thể tìm đến các chuyên viên tâm lý để được hỗ trợ tìm ra nguyên nhân vì sao mình quyết định lấy người ấy.
Trong mọi tình huống, đừng xem ký ức tuổi thơ hoặc cách cư xử của bố mẹ như kim chỉ nam. Tình yêu và hôn nhân của bạn là do bạn quyết định. Hãy thật sáng suốt để chọn người thích hợp.
Theo Bưu Điện Việt Nam
12 dấu hiệu chàng sẽ là người tình tồi
Các hành vi của đàn ông được các nhà tâm lý phân tích khá kỹ càng trên mọi phương diện. Vì vậy, khi xét về khía cạnh chàng có phải là đối tác tiềm năng hay không, người ta đã đưa ra dấu hiệu cơ bản cho thấy anh ta chỉ là hạng "xoàng" mà thôi.
1. Anh ta vẫn ngủ trên chiếc giường đơn.
2. Hơi thở của chàng rất hôi hám, răng rất hay mắc thức ăn thừa.
3. Chiếc giường của anh ta rất bừa bộn như thể một bãi chiến trường.
4. Khi hôn bạn, chỉ có một phần duy nhất trên cơ thể chàng chuyển động, đó là chiếc lưỡi.
5. Anh ta dùng tay để ăn và nhai ngấu nghiến, nhồm nhoàm.
6. Treo một viên xúc xắc, hoặc một quả cầu disco nhỏ ở gương xe hơi.
7. Anh ta không thể giữ ánh mắt của mình nhìn bạn thật lâu.
8. Chàng liên tục khoác lác về kỹ năng tình dục của mình.
9. Anh luôn kiểm tra diện mạo của mình qua tấm kính ở các cửa hàng.
10. Bạn đã đi chơi với anh ấy bốn lần rồi mà chàng vẫn chưa có hành động gì thân mật với bạn.
11. Làm việc liên tục ngay cả trong ngày nghỉ
12. Câu cửa miệng của chàng: "Anh mệt quá".
Theo Bưu Điện Việt Nam
Lựa chọn Mr. Hoàn hảo Mr. Hoàn hảo không cần hội tụ các yếu tố chuẩn mực mà phải là người phù hợp nhất với bạn. Chọn yêu ai và kết hôn với ai là quyết định trọng đại vì có thể ảnh hưởng tới tương lai lâu dài của bạn. Vì vậy, khi đứng giữa hai người đàn ông yêu thương bạn hết lòng và bạn đều...