Tinh vi gian lận điểm thi tại Sơn La
Kết quả xác minh bước đầu những sai phạm thi THPT quốc gia 2018 tại Sơn La đang cho thấy những biểu hiện tinh vi, thủ đoạn trong sửa chữa bài thi, nâng điểm cho thí sinh, thậm chí làm một cách “có hệ thống”, bài bản.
Ông Phạm Văn Thủy – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La – phát biểu tại cuộc họp báo trưa 23.7. Ảnh: HN
Việc bài trắc nghiệm có dấu hiệu bị tẩy xóa trước khi gửi dữ liệu về Bộ GDĐT đang khiến các cơ quan chức năng gặp khó khăn khi xác định điểm thi thực và những sai phạm của các cá nhân liên quan.
Phó giám đốc sở cùng 4 cán bộ “thao túng” kết quả thi
Kết quả xác minh, điều tra bước đầu cho thấy, ông Trần Xuân Yến – Phó Giám đốc Sở GDĐT Sơn La – và 4 cán bộ của Sở GDĐT thông đồng với nhau, tạo ra những bất thường trong điểm thi, gây nên bức xúc trong dư luận xã hội và nhân dân tỉnh Sơn La.
Cụ thể, ông Trần Xuân Yến – Phó Giám đốc Sở GDĐT Sơn La, đồng thời là Ủy viên Ban Chỉ đạo thi THPT Quốc gia 2018 tại Sơn La, được giao đảm nhận nhiều trọng trách trong suốt kỳ thi, như: Phó Chủ tịch Hội đồng thi, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chấm thi, Tổ trưởng Tổ chấm thi trắc nghiệm.
Có hai khả năng xảy ra, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tổ chức thi, chấm bài thi trắc nghiệm, ông Yến đã buông lỏng quản lý, để các cán bộ dưới quyền của mình thực hiện việc tẩy xóa, sửa bài để nâng điểm thi cho một số thí sinh. Hoặc chính ông Yến là người chỉ đạo, “đồng lõa” với cấp dưới, cùng vi phạm nghiêm trọng quy chế thi. Tức là việc sửa chữa, nâng điểm thi ở Sơn La đã thành một dây chuyền.
Về sai phạm cụ thể của ông Trần Xuân Yến, chia sẻ tại buổi công bố kết quả rà soát bất thường trong điểm thi tại Sơn La, ông Mai Văn Trinh – Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GDĐT – cho biết, việc xác định ông Yến có trực tiếp sửa vào bài thi của thí sinh hay không? hay chỉ đạo người thực hiện, cơ quan chức năng vẫn đang tiếp tục làm rõ. Hiện tại tổ công tác chưa thể cung cấp chi tiết về những sai phạm cụ thể của ông Yến cũng như những cán bộ khác của Sở GDĐT tỉnh Sơn La.
Ngoài ông Yến, 4 cán bộ có liên quan đến các sai phạm Quy chế thi THPT quốc gia khác là bà Nguyễn Thị Hồng Nga – chuyên viên Phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng, Sở GDĐT Sơn La, Thư ký Ban Chỉ đạo, Uỷ viên Tổ chấm thi trắc nghiệm; bà Cầm Thị Bun Sọn – Phó Trưởng phòng Chính trị Tư tưởng, Uỷ viên Tổ chấm thi trắc nghiệm; ông Đặng Hữu Thủy – Phó Hiệu trưởng Trường THPT Tô Hiệu, Ủy viên Tổ chấm trắc nghiệm; ông Lò Văn Huynh – Phó Trưởng phòng Phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng, Sở GDĐT Sơn La, Uỷ viên Ban Chỉ đạo, Ủy viên Hội đồng thi, Trưởng ban Thư ký.
Bài thi bị tẩy xóa trước khi gửi dữ liệu về Bộ GDĐT
Mức độ tinh vi và phức tạp trong vụ việc gian lận thi ở Sơn La thể hiện ở chỗ, các bài trắc nghiệm đã bị tẩy xóa trước khi gửi dữ liệu về Bộ GDĐT. Tức là các thành viên trong tổ chấm thi trắc nghiệm cùng nhau không thực hiện đúng quy trình chấm thi trắc nghiệm. Trong đó có việc tiến hành sao dữ liệu ảnh bài thi trắc nghiệm đã quét ra đĩa CD không đúng thẩm quyền và tự ý đem ra khỏi khu vực bảo quản bài thi, chưa biết đem đi đâu và ai cho phép.
Điều dư luận lo ngại nhất đã xảy ra là nếu các thành viên nằm trong hội đồng thi ở địa phương một khi đã thông đồng với nhau, cùng thực hiện vi phạm quy chế, cùng tẩy, xóa đáp án cũ và tô lại đáp án mới cho thí sinh, thì Bộ GDĐT khó có thể phát hiện ra và truy trách nhiệm.
Hiện nay tại Sơn La, đoàn công tác đã xác định có sai phạm trong chấm thi trắc nghiệm, đã biết thủ đoạn vi phạm, nhưng vẫn chưa thể chấm rà soát được bài thi trắc nghiệm và chưa thể biết chính xác thí sinh nào được sửa bài thi và được nâng lên bao nhiêu điểm. Bởi bài thi trắc nghiệm đã bị tẩy, xoá trước khi được sao lưu ra đĩa để gửi về Bộ.
Video đang HOT
Ông Mai Văn Trinh – Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, Bộ GDĐT thông tin tại họp báo. Ảnh: H.N
Rất khó tìm dấu vết
Đây cũng là nhận định của nhiều chuyên gia khi đặt giả thuyết hội đồng thi “bắt tay” để gian lận trong chấm thi.
Ông Lê Đức Vĩnh – nguyên Trưởng bộ môn Toán, Học Viện Nông nghiệp Việt Nam – cho rằng, gian lận trong thi trắc nghiệm hoàn toàn có thể xảy ra nếu nhân viên máy tính thông đồng với cảnh sát, thư ký hội đồng chấm thi cùng nhau sửa bài rồi mới đưa vào máy quét. Việc tìm ra gian lận trong thi trắc nghiệm là cực kỳ khó. Nếu như thi tự luận thì với các bút tích trên bài thi có thể dễ dàng nhận ra người gian lận nhưng với thi trắc nghiệm thì chỉ cần dùng tẩy xoá vết bút chì đi và tô đè đáp án khác lên là xong.
Ông Quách Tuấn Ngọc – nguyên Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ GDĐT) – cho rằng: “Trước giờ dư luận vẫn có chuyện bàn tán rằng chỗ này chỗ kia có tiêu cực trong thi cử. Nhưng cũng chỉ là dư luận, không có bằng chứng”.
Còn trường hợp tại Hà Giang đã làm quá trắng trợn ở quy mô công nghiệp nên mới bị lộ.
Làm thế nào để lấy lại công bằng cho những thí sinh “học thật, thi thật” khi thủ đoạn gian lận được thực hiện tinh vi, thành một dây chuyền như thế này? Đây là bài toán khó chờ cơ quan chức năng trả lời rõ ràng cho thí sinh, phụ huynh không chỉ của Sơn La mà trên cả nước.
Tạm thời vẫn công nhận kết quả thi các môn trắc nghiệm
Kết luận kiểm tra bất thường tại Sơn La cho thấy, có 17 bài thi môn Ngữ văn có sự khác nhau giữa điểm ghi trên bài thi và điểm nhập vào máy, chênh lệch từ 0,25 đến 2,0 điểm. Có 12 bài thi chấm thẩm định có điểm thấp hơn so với chấm lần đầu từ 1,0 điểm trở lên; trong đó có 1 bài có điểm thấp hơn 4,5 điểm so với chấm lần đầu. Kết quả chấm thẩm định của 110 bài Ngữ văn được sử dụng để xét công nhận tốt nghiệp THPT và xét tuyển sinh đại học, cao đẳng, trung cấp năm 2018 theo quy chế.
Với bài thi trắc nghiệm, bước đầu cho thấy có dấu hiệu vi phạm quy chế thi, nhất là ở khâu chấm thi; cụ thể là có dấu hiệu sửa bài thi môn trắc nghiệm của một số thí sinh (sửa Phiếu trả lời trắc nghiệm). Bằng các biện pháp nghiệp vụ, đã phân tích, cho thấy ảnh bài thi trắc nghiệm đã bị xóa và ảnh bài thi trắc nghiệm để xuất ra dữ liệu gửi về Bộ GDĐT để chấm bài là hoàn toàn giống nhau.
Với các bài thi trắc nghiệm, tạm thời vẫn công nhận kết quả thi các môn trắc nghiệm của các thí sinh đã được công bố ngày 11.7.
Kết quả này tạm thời vẫn được sử dụng để xét công nhận tốt nghiệp THPT và xét tuyển sinh đại học, cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm năm 2018 theo quy chế.
Cơ quan chức năng tiếp tục điều tra, thực hiện các biện pháp nghiệp vụ để xác định dấu hiệu sai phạm sửa bài thi trắc nghiệm của một số thí sinh. H.N
Hà Giang: Khởi tố, bắt tạm giam Trưởng phòng Khảo thí và quản lý chất lượng giáo dục
Ngày 23.7, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Hà Giang đã ra Quyết định Khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam 3 tháng đối với Nguyễn Thanh Hoài về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” quy định tại Điều 356 Bộ luật Hình sự. Trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 tại Hà Giang, ông Nguyễn Thanh Hoài, Trưởng Phòng khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục – Sở GDĐT tỉnh Hà Giang được phân công là Phó Trưởng ban Chấm thi, Trưởng ban Thư ký Hội đồng thi.
Ông Hoai được xác định là người đã đưa chìa khóa nơi lưu giữ bài thi, hồ sơ thi trắc nghiệm đã chấm cho ông Vũ Trọng Lương – người trực tiếp can thiệp sửa bài của 114 thí sinh với hơn 330 bài thi đã bị khởi tố trước đó về tội danh tương tự. H.N – C.N
ĐẶNG CHUNG – HUYÊN NGUYỄN
Theo Laodong
Sơn La: Đĩa CD ảnh dữ liệu bài thi bị tự ý đem ra ngoài, chưa biết đem đi đâu
Đại diện tổ công tác của Bộ GD&ĐT cho biết, hiện chưa xác định được bao nhiêu bài thi trắc nghiệm bị sửa điểm ở Sơn La.
Ông Mai Văn Trinh
'Tôi có 7 đêm mất ngủ để không dung túng cho sai phạm'
Trong buổi trao đổi với báo chí vào trưa 23/7 tại Sơn La, ông Mai Văn Trinh - Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, Bộ GD&ĐT cho hay, ông đã trải qua nhiều đêm mất ngủ khi liên tiếp rà soát điểm thi bất thường ở Hà Giang, Sơn La.
Ông Mai Văn Trinh khẳng định tính chất sự việc ở Sơn La khác với Hà Giang và có thể rất nghiêm trọng.
'Sự việc ở Sơn La là bất thường, hành vi xấu xí nhưng tổng kỳ thi ở các địa phương là tốt. Tôi đã 5 đêm mất ngủ, 2 đêm chập chờn. Chúng ta không dung túng sai phạm nhưng phải tìm ra sai phạm ở đâu, rút ra bài học kinh nghiệm, cải tiến về mặt kỹ thuật', ông Trinh nói.
Phát hiện nhiều sai phạm quy chế thi tại Hội đồng thi Sở GD-ĐT Sơn La
Bằng các biện pháp chuyên môn, nghiệp vụ, tổ công tác đã phát hiện những sai phạm quy chế thi như sau:
- Sao dữ liệu ảnh bài thi trắc nghiệm đã quét ra đĩa CD không đúng thẩm quyền và tự ý đem ra khỏi khu vực bảo quản bài thi, chưa biết đem đi đâu và ai cho phép;
- Tổ chức quản lý khu vực chấm thi trắc nghiệm lỏng lẻo, không đúng quy định: phòng lưu giữ bài thi, tài liệu thi không có niêm phong; khóa phòng lưu giữ bài thi, tài liệu thi không đúng quy định; các thùng đựng Phiếu trả lời trắc nghiệm niêm phong không đúng quy định.
- Quy trình nghiệp vụ chấm thi trắc nghiệm không đúng quy định.
- Máy tính dùng chấm thi không được niêm phong; tại thời điểm kiểm tra, máy tính này đang được sử dụng bình thường tại phòng làm việc của chuyên viên phòng khảo thí và quản lý chất lượng, Sở GD-ĐT Sơn La.
- Một số phiếu trả lời trắc nghiệm của các thí sinh có dấu hiệu bị sửa chữa, tẩy xóa trước khi gửi dữ liệu về Bộ GD&ĐT.
- Việc bàn giao bài thi giữa các điểm thi với Hội đồng thi Sở GD-ĐT, việc bảo quản bài thi trắc nghiệm tại hội đồng thi, việc bàn giao bài thi giữa ban thư ký với ban làm phách không đảm bảo quy định.
Chưa phát hiện được bao nhiêu bài thi bị sửa điểm
Lý giải về điều này, ông Trinh nói, theo xác minh ban đầu cho thấy có dấu hiệu tẩy xóa trên phiếu trả lời trắc nghiệm của thí sinh. Ảnh bài thi trắc nghiệm đã bị xóa và ảnh bài thi trắc nghiệm để xuất ra dữ liệu gửi về Bộ GDĐT để chấm bài là hoàn toàn giống nhau.
Hiện tại, các cơ quan chức năng chưa xác định được bao nhiêu phiếu trả lời trắc nghiệm bị sửa, bởi file ảnh quét lưu lại kết quả chấm đang phù hợp phiếu trả lời trắc nghiệm.
Đó cũng là lý do tổ công tác không tiến hành chấm thẩm định bài thi trắc nghiệm trong những ngày qua.
Ông Mai Văn Trinh thông tin về những sai phạm về điểm thi tại Sơn La.
Từ thực trạng nói trên, thực hiện quy chế thi THPT quốc gia năm 2018, tổ công tác đề xuất phương án xử lí kết quả thi tại Hội đồng thi Sở GD-ĐT Sơn La với các bài thi trắc nghiệm là vẫn tạm thời công nhận kết quả thi các môn trắc nghiệm của các thí sinh đã được công bố ngày 11/7.
Kết quả này tạm thời vẫn được sử dụng để xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông và xét tuyển sinh đại học, cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm năm 2018 theo quy chế. Cơ quan chức năng tiếp tục điều tra, thực hiện các biện pháp nghiệp vụ để xác định dấu hiệu sai phạm sửa bài thi trắc nghiệm của một số thí sinh.
Khi có kết quả điều tra, sẽ xử lí kết quả thi của các thí sinh liên quan theo quy chế. Kết quả đó sẽ là kết quả thi chính thức của các thí sinh trong Kỳ thi THPT quốc gia năm 2018.
Bộ GD-ĐT đã thành lập hội đồng chấm thẩm định đã tiến hành chấm thẩm định tại Sơn La 110 bài thi môn văn nghi vấn có dấu hiệu điểm cao bất thường theo quy định của quy chế thi. Kết quả chấm thẩm định cho thấy có 12 bài thi có điểm thấp hơn so với chấm lần đầu từ 1,0 điểm trở lên; trong đó có 1 bài có điểm thấp hơn 4,5 điểm so với chấm lần đầu.
Theo tiin.vn
Gian lận điểm thi ở Sơn La, Hà Giang: Những lời đầy "ngậm ngùi" của Cục trưởng Mai Văn Trinh Trong buổi công bố kết quả rà soát bất thường trong điểm thi THPT Quốc gia 2018 của Sơn La, ông Mai Văn Trinh-Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, Bộ GDDT cho biết ông cảm thấy rất buồn khi liên tục phát hiện sai phạm điểm thi THPT Quốc gia 2018 tại một số địa phương. . VĂN PHÚ - ĐẶNG CHUNG...