Tinh vân đầu rồng trong Đám Mây Magellan Lớn
Một nhóm các nhà thiên văn học quốc tế đã sử dụng Đài thiên văn Paranal ở Chile để quan sát tinh vân phát xạ NGC 2035, một trong những khu vực ít được biết đến của Đám Mây Magellan Lớn.
Đám mây Magellan lớn là một thiên hà lùn nằm cách Trái đất 160.000 năm ánh sáng trong chòm sao Dorado. Thiên hà này rất lớn, nhưng khi so sánh với Milky Way của chúng ta, nó rất khiêm tốn về phạm vi, chỉ kéo dài 14.000 năm ánh sáng, nhỏ hơn khoảng mười lần so với Milky Way.
Đám mây Magellan lớn đang tích cực hình thành những ngôi sao mới ở những vùng sáng đến mức một số thậm chí có thể nhìn thấy từ Trái đất bằng mắt thường, như Tinh vân Tarantula.
Nguồn ảnh: Popular Mechanics
Về tinh vân phát xạ NGC 2035, đôi khi được gọi là Tinh vân Đầu Rồng, bao gồm các đám mây khí phát sáng do bức xạ năng lượng phát ra từ các ngôi sao trẻ.
Bức xạ này tước các electron từ các nguyên tử trong không khí, cuối cùng kết hợp lại với các nguyên tử khác và giải phóng ánh sáng.
Trộn lẫn với khí là những đám bụi đen hấp thụ chứ không phát ra ánh sáng, tạo ra các làn dệt dạng tối trên NGC 2035.
Các khối hình dạng dây tóc ở bên trái trong hình ảnh mới không phải là kết quả của việc hạ sinh sao, mà là cái chết sao. Nó được tạo ra bởi một trong những sự kiện bạo lực nhất có thể xảy ra trong hệ thống.
Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Youtube
Mê mẩn đám mây sao có đường "ngọt ngào"
Các nhà thiên văn tìm thấy một đám mây phân tử với đầy sự ngọt ngào.
Theo đó, Đài quan sát James Axe (Chile) đã phát hiện ra một kho chứa các phân tử đường đơn giản trong Sagittarius B2- một phức hợp đám mây phân tử nằm gần trung tâm Milky Way, cách Trái Đất chúng ta khoảng 26.000 năm ánh sáng.
Cụ thể, thiết bị đã phát hiện ra phát xạ vô tuyến mờ từ các phân tử glycoaldehyd (CH 2 OHCHO)- loại đường đơn giản nhất có trong khu phức hợp đám mây phân tử Sagittarius B2.
Huỳnh Dũng (theo Sputnik)
Khi thăm dò, các phân tử xoay glycoaldehyd (CH 2 OHCHO) đầu cuối theo chu kỳ, hoặc phát ra hoặc hấp thụ sóng vô tuyến ở tần số khi các vòng quay của chúng thay đổi; tạo ra các tần sổ phổ hợp mà đài quan sát nhận diện chúng như "dấu vân tay" duy nhất.
Nhóm nghiên cứu đã tìm kiếm tần số trong khoảng từ 13 GHz đến 22 GHz để tìm dấu hiệu phân tử glycoaldhyde.
Các phân tử nhỏ hơn chẳng hạn như nước, formaldehyd, metan, amoniac, carbon dioxide và methanol cũng nằm trong các hạt bụi phủ trong các đám mây.
Ngoài ra, Đám mây Sagittarius B2 khổng lồ là một nguồn phân tử phức tạp nổi tiếng, bao gồm axit axetic (CH 3 CO 2 H), ethanol (C 2 H 5 OH) và thậm chí glycine (NH 2 CH 2 COOH), axit amin đơn giản nhất.
Hình ảnh tuyệt đẹp về 'khu vườn ươm sao' trên vũ trụ NASA vừa công bố hình ảnh tuyệt đẹp về Tinh vân Mân Khôi cách Trái Đất 5.000 năm ánh sáng. Hình ảnh đầy màu sắc chụp lại bởi Đài quan sát vũ trụ Herschel ghi lại cho thấy các đám mây bụi xuất hiện ở "khu vườn ươm sao" nằm trong chòm sao Kỳ Lân này. Theo NASA, các vệt sáng trong ảnh...