Tỉnh ủy lộng lẫy như cung điện giữa tỉnh nghèo
“Tôi chắc chắn mọi người đều biết đến trụ sở tỉnh ủy lộng lẫy như cung điện, rộng như nơi du lịch thắng cảnh. Nhưng đây là nơi phục vụ nhân dân, sao phải làm thế trong khi người dân còn rất nghèo” – Chủ tịch Hội đồng dân tộc Ksor Phước nói.
Ngày 19/9, UB Thường vụ QH có phiên thảo luận về việc thực hiện pháp luật về tiết kiệm, chống lãng phí.
Phó Chủ tịch QH Huỳnh Ngọc Sơn, nghi ngại báo cáo lạm dụng nhiều cụm từ để đánh giá kết quả một cách mạnh mẽ quá như “Chính phủ đã rất quyết liệt”, “đạt được những kết quả quan trọng”… trong khi năm 2013 mới trôi qua hơn 8 tháng và vẫn còn nhiều vấn đề cần bàn. “Dự án cầu Nhật Tân, đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai vướng giải phóng mặt bằng, càng để lâu càng lãng phí. Thực tế còn khó khăn lắm, không đơn giản như báo cáo các đồng chí nêu đâu!” – ông Sơn dẫn chứng.
Ghi nhận con số báo cáo năm 2013, tổng số tiền các tỉnh, DN tiết kiệm được hơn 6.000 tỷ đồng (tính cả khối cơ quan TƯ, bộ ngành, khoản tiết kiệm được gần 16.000 tỷ) Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước không hài lòng vì số liệu đánh giá về lãng phí lại chua tổng hợp được để cân nhắc xem cái được cái mất ra sao.
Nói lại về quyết định của Chính phủ áp dụng trong 2 năm qua về việc giảm chi đầu tư các công trình trọng điểm, ông Phước “kêu” việc này gây lãng phí lớn khi đi đến đâu cũng thấy những công trình, dự án dở dang. Theo đó, những khoản đầu tư ban đầu rót vào số dự án, công trình này coi như mất luôn, để phơi mưa nắng hàng nghìn tỷ đồng, vừa mất tiền vừa không có công trình để sử dụng.
Các thành viên UB Thường vụ QH cũng chỉ ra những hình thức lãng phí khác vẫn biểu hiện từ nhiều năm nay nhưng chưa được khắc phục hiệu quả như lãng phí đất đai do công tác quy hoạch, cấp giấy phép đầu tư; lãng phí vốn nhà nước sau khi dừng, đình hoãn hàng loạt công trình theo Nghị quyết 11 của Chính phủ; lãng phí con người khi có một bộ phận công chức làm việc không hiệu quả; lãng phí thời gian do thủ tục hành chính…
Chủ tịch Hội đồng dân tộc: “Số tiền tiết kiệm được báo cáo nhưng số lãng phí lại không có để so sánh”.
Chỉ thêm một vấn đề nữa trong báo cáo về việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Chính phủ là việc giải ngân ngân sách, giải ngân vốn trái phiếu Chính phủ dù có tiến bộ so với 2012 nhưng vẫn chậm, ông Phước lập luận: “Đồng tiền chậm đưa vào lưu thông rõ ràng giá trị sẽ ít hơn. Đây cũng là một nội dung cần đưa ra bàn để chống lãng phí”.
Nhấn mạnh về lĩnh vực được xem là lãng phí nhất – quản lý, sử dụng đất đai, Chủ nhiệm UB Tài chính Ngân sách Phùng Quốc Hiển cũng nhận xét, công tác quản lý, sử dụng đất còn nhiều hạn chế. Tình trạng để đất hoang hóa, quy hoạch treo xử lý chậm ở một số địa phương.
Video đang HOT
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc “phê” báo cáo chỉ dừng ở một câu nhận định mà không thấy ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề. Theo ông Phước, quan trọng nhất là phải chỉ được đích danh những cơ quan đơn vị lãng phí trong sử dụng đất đai.
Dẫn chứng cụ thể về đất đai để làm trụ sở các cơ quan nhà nước, ông Phước quả quyết, đi nhiều tỉnh thấy nơi thì trụ sở chật hẹp, nơi lại rộng mênh mông như một… công viên. Tương tự, việc xây dựng công sở, nhiều tỉnh, các cơ quan đều được thiết kế với công năng sử dụng gần như kín nhưng cũng không thiếu nơi xây dựng công sở như cung điện, đẹp và lộng lẫy, rộng như nơi du lịch thắng cảnh.
“Tôi chắc chắn mọi người ngồi đây đều biết đến trụ sở tỉnh ủy lộng lẫy đó. Nhưng phải thấy đây là nơi phục vụ nhân dân, sao phải làm thế trong khi người dân mình còn rất nghèo” – ông Phước đề nghị xây dựng cơ chế kiểm soát việc này và công bố công khai cho cả nước biết và giám sát.
Ngoài ra, Chủ tịch Hội đồng dân tộc cũng nghi ngại vì dù Bộ Tài chính quản lý chặt chẽ nhưng vẫn còn hiện tượng cán bộ cơ quan nhà nước đi xe rất sang mà theo ông Phước, những người này không hẳn là cán bộ cao cấp, chỉ ở tầm Cục trưởng, Tổng Cục trưởng (dưới cấp Bộ trưởng), đi xe biển xanh quá nhiều lần tiêu chuẩn, định mức.
Rất nhiều ví dụ phong phú được Chủ tịch Ksor Phước dẫn ra. Về lĩnh vực quy hoạch, ông Phước chỉ ngay một cảnh “gai mắt” ở Hà Nội. Đoạn đường Hào Nam – Đê La Thành đang mở rộng với cả đường bộ và tuyến đường sắt trên cao thi công song song mà tự nhiên mọc lên một cột điện lớn của đường dây 500kv chắn cả 2 loại đường. Nhận định chắc chắn chiếc cột điện mới làm đó sẽ phải “hi sinh” nếu không muốn… nắn đường, ông Phước khẳng định đó là sự lãng phí thấy rõ, ai cũng có thể nhìn thấy mà vẫn được triển khai ngay giữa trung tâm Hà Nội.
Nói tóm lại, Chủ tịch Hội đồng dân tộc cho rằng, báo cáo công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí chưa chỉ ra được điểm cốt yếu của Việt Nam hiện nay. Yêu cầu cần biện pháp quản lý hiệu quả hơn gắn với trách nhiệm người đứng đầu, ông Phước thẳng thắn: “Nếu không dám nói, không dám hành sự thì phải chịu trách nhiệm trước QH, không làm được thì để người khác làm”.
“Giải trình” thêm về gợi ý này, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho rằng phải quy trách nhiệm được cho người đứng đầu. Để được vậy thì phải trao quyền cho người đứng đầu trong việc quyết định các phương án tiết kiệm, chống lãng phí của cơ quan, đơn vị.
Một trong những biện pháp Bộ Tài chính đưa ra là “công bố công khai những cơ quan, tổ chức chưa thực hiện đúng trách nhiệm được giao theo quy định của luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, có hình thức kiểm điểm, kỷ luật người đứng đầu cơ quan, tổ chức vi phạm”.
P.Thảo
Theo Dantri
Tiếp dân để giải quyết khiếu nại - không làm "phồng" bộ máy
Kiến nghị trao quyền cho hệ thống cơ quan tiếp dân có con dấu độc lập, Thanh tra Chính phủ khẳng định sẽ không làm phồng to bộ máy nhà nước. Nhiều ủy viên Thường vụ QH vẫn lo bộ phận này quy mô lớn, quyền hạn to nhưng đơn vẫn... lòng vòng.
Dự thảo luật Tiếp công dân được trình UB Thường vụ QH cho ý kiến ngày 16/9 với nội dung giải trình, tiếp thu cho thấy quan điểm rõ hơn về hoạt động tiếp công dân đặt trong mối liên hệ với việc giải quyết khiếu nại tố cáo.
Chủ nhiệm UB Pháp luật Phan Trung Lý cho biết, dự thảo luật đã dành một chương riêng quy định về việc tiếp công dân tại các cơ quan hành chính nhà nước, tòa án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân, kiểm toán nhà nước. Trong đó nêu rõ trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan nhà nước trong việc tổ chức tiếp dân.
Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc tán thành quan điểm đề cao yêu cầu đối với của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong việc tiếp công dân. "Khi có vụ việc nóng, chẳng hạn như khiếu kiện đông người thì thủ trưởng cơ quan phải ra tiếp để nhanh chóng giải tỏa bức xúc chứ không được ủy quyền cho cán bộ khác" - ông Phúc nêu nguyên tắc.
Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội phê dự luật mới chỉ đề cập chung chung, mờ nhạt trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan đơn vị trong việc này. Vậy nên thực tế, nhiều lãnh đạo cơ quan vẫn "lánh"cố tình né tránh trách nhiệm bằng cách cử cấp phó hay cán bộ cấp vụ, cấp phòng làm việc này. Ông Phúc mong muốn có quy định để xử lý trách nhiệm những người "né" nhiệm vụ như thế.
"Khi có kiến nghị hết sức bức xúc của người dân vào những thời điểm cần tháo van, tháo điểm nổ rồi mà vẫn cử cán bộ đi thì không giải quyết được gì trong khi nếu lãnh đạo cơ quan đứng ra giải quyết thì hiệu quả cao nhất" - Ông Phúc nhận định, quy định như dự thảo luật sẽ chỉ lặp lại tình trạng "cử cán bộ tiếp dân mà thôi".
Phó Chủ tịch QH Huỳnh Ngọc Sơn lo ngại trao con dấu, tư cách pháp lý cho cơ quan tiếp dân sẽ làm phồng to bộ máy nhà nước.
Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cũng đề nghị tổ chức cơ quan tiếp dân theo mô hình "một cửa" - trụ sở tiếp dân là nơi tiếp nhận đơn thư cũng là nơi trả lời. Ông Phúc cho rằng, cán bộ trực ở trụ sở tiếp dân của TƯ Đảng, nhà nước cần xem xét đơn thuộc cơ quan nào, đôn đốc giải quyết và trả lời trực tiếp đến người dân chứ ko phải chỉ làm động thái thông báo đơn đã chuyển đến cơ quan nào là xong.
Trách nhiệm đối với việc tiếp dân, theo ông Phúc là "phải theo đuổi đến cùng, nếu không, đơn thư lên TƯ xong lại trả về tỉnh, chuyển tiếp đến sở nọ phòng kia lan man, rồi người dân vẫn không đồng thuận, tiếp tục kéo lên TƯ thành một quy trình lòng vòng, luẩn quẩn, không đến đâu.
Tán thành quan điểm này, Chủ nhiệm UB Quốc phòng An ninh Nguyễn Kim Khoa đề nghị quy định rõ trong Luật về việc văn phòng tiếp công dân các cấp, đồng thời là nơi trả lời về kết qủa giải quyết khiếu nại, kiến nghị của công dân.
Ông Khoa phân tích: "Văn phòng tiếp dân các cấp không phải là nơi giải quyết được khiếu nại, kiến nghị của công dân, nhưng phải là đầu mối trả lời cho nhân dân; phải có trách nhiệm đôn đốc Chính phủ, các cơ quan trung ương và Quốc hội giải quyết đúng thời hạn để người dân chỉ việc đến đó nhận câu trả lời mà không phải đi lòng vòng".
Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội Trương Thị Mai nhấn mạnh yêu cầu kết nối giữa các văn phòng để phối hợp xử lý đơn thư, tránh trường hợp trùng lắp do công dân kiến nghị đồng thời đến nhiều người, nhiều cơ quan khác nhau. Bà Mai còn đề nghị ghi hẳn vào Luật: khi người dân có yêu cầu thì đại biểu Quốc hội phải tiếp công dân. Theo bà, đã là đại biểu dân cử thì việc tiếp dân là một trách nhiệm quan trọng.
Tán thành cao với kiến nghị "kết nối nối các văn phòng" của bà Trương Thị Mai, song Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước đặt câu hỏi: "Qua thực tiễn thấy có nhiều công dân đến nhiều lần vì cùng một vụ việc, nhiều khi không có tình tiết gì mới, hoặc đã được cấp thẩm quyền giải quyết đúng pháp luật. Quy định "phải tiếp" nhiều khi là rất khó cho đại biểu Quốc hội".
Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn thì lo lắng vì cảm giác quy mô luật quá lớn, khi áp dụng thì phải xây dựng có trụ sở tiếp công dân từ cấp TƯ đến tỉnh, huyện, ở cơ sở. Theo đề xuất của cơ quan soạn thảo (Thanh tra Chính phủ), cơ quan tiếp dân còn có cả con dấu, có tư cách pháp nhân thì quy mô càng lớn. Ông Sơn băn khoăn về việc quy mô của cơ quan tiếp dân có tương xứng với kết quả sẽ đem lại vì luật chỉ chủ trương khuôn hoạt động tiếp dân ở việc nhận đơn thư, hẹn ngày trả lời chứ ngay cấp TƯ khi tiếp nhận đơn cũng ko có thẩm quyền giải quyết và thực tế cũng khó có thể giải quyết những sự việc xảy ra tại địa phương.
"Quy mô lớn thế nhưng cũng chỉ là việc cử cán bộ tới ngồi nghe thôi, tiếp nhận rồi lại chuyển đơn đến nơi này nơi kia. Chuyện trả lời cho người dân lại là từ khâu khác" - ông Sơn chỉ rõ.
Không thể gọi trụ sở là cơ quan được, không ai cấp con dấu cho trụ sở được, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh. Ông cũng lưu ý nếu vụ việc nào có quyết định giải quyết ở cấp cao nhất đã có hiệu lực rồi thì luật cũng phải nói rõ là không tiếp dân đến vì việc đó nữa.
Dù dự thảo luật đã có quy định nếu cấp cao nhất đã giải quyết rồi thì có quyền từ chối tiếp công dân đến vì vụ việc cụ thể đó, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh cho rằng việc đó chỉ làm được ở cấp tỉnh, còn ở cấp Trung ương thì không thể khước từ ngay việc tiếp dân được, vì chưa thể kiểm tra ngay hồ sơ.
Hơn nữa "chúng tôi có niềm tin là 80% bà con đến trụ sở tiếp dân ở Trung ương là oan ức, nên phải xem hai ba lần nữa, chứ không thì oan bà con" - ông Thanh giãi bày.
Phó Tổng Thanh tra Chính phủ cũng gạt lo lắng về việc phát sinh bộ máy cơ quan tiếp dân vì hiện các đơn vị đều đã có bộ phận, cán bộ làm việc này. Thanh tra Chính phủ có một ban với 38 cán bộ làm nhiệm vụ tiếp dân. TP Hà Nội cũng có 27 người, TPHCM 42 người, các tỉnh thành trung bình có 5 cán bộ, cấp huyện có 3 người chuyên trách. Đánh giá tỉnh thành nào càng đầu tư cho công tác này tốt, tỷ lệ đơn thư khiếu nại, tố cáo vượt cấp, phức tạp càng thấp, như TPHCM hầu như không có vụ nào công dân kéo tới TƯ trình bày bức xúc, ông Thanh khẳng định, luật này không thiết lập hệ thống mới, cũng không làm phồng to bộ máy mà chỉ củng cố địa vị pháp lý để bộ phận cán bộ tiếp dân hoạt động tốt hơn.
P.Thảo
Theo Dantri
Kiểm toán "soi" nợ xấu của các ngân hàng, tổng công ty Vinashin, SCIC, Bảo hiểm dầu khí, ngân hàng BIDV, MHB... là những địa chỉ được Kiểm toán nhà nước đưa vào kế hoạch kiểm toán năm 2014 để xin ý kiến UB Thường vụ QH. Kiểm toán sẽ nhắm đến vấn đề nợ xấu, đầu tư ngoài ngành, sở hữu chéo... ở các đơn vị. Tổng Kiểm toán nhà nước Nguyễn Hữu Vạn...