Tinh trùng rao bán như… rau
Tinh trùng đang được rao bán tràn lan trên mạng, thậm chí cơ sở y tế tư nhân cũng vô tư kinh doanh “mặt hàng” này, bất chấp nguy cơ bệnh tật, suy thoái giống nòi cho thế hệ sau.
Trao đổi về vấn đề này, tiến sĩ Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương, khẳng định, theo quy định của pháp luật, việc mua bán tinh trùng qua mạng là hoàn toàn sai trái và rất nguy hiểm.
Cần là có
Chỉ cần vào Google gõ từ khóa “mua bán tinh trùng” sẽ có trên 836.000 kết quả với đủ các hình thức giao dịch từ trực tiếp, qua tin nhắn, email… với giá 4 – 15 triệu đồng. Trên các website mua bán, xin cho tinh trùng.nhan nhản những kiểu rao bán trên mạng như: “Em tên Hoàng 23 tuổi, nặng 65 kg, cao 1m70, đang học ĐH Hồng Bàng, vì kinh tế và để có tiền đóng học nên đăng tin bán tinh trùng cho những người thật sự cần thiết. Em từng bán tinh trùng một lần cho chị ở dưới Long An và rất thành công. Nếu cần xin liên hệ: 0129893… email: mytrang…yahoo.com or ngoisaosa…@yahoo.com…”
Nhan nhản các kiểu rao bán tinh trùng trên mạng.
Không chỉ dễ dàng mua bán trên mạng, tại một số cơ sở y tế tư nhân cũng diễn ra việc mua bán tinh trùng trái phép. Vụ việc mới nhất được phát hiện là phòng khám tư nhân trên đường Phạm Viết Chánh (phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1, TP HCM) có hành vi tư vấn, mua bán tinh trùng trái phép với giá 15 triệu đồng. Trong khi đó, theo quy định hiện hành của Bộ Y tế, các phòng khám tư nhân không đủ điều kiện tiến hành thụ tinh nhân tạo, thụ tinh trong ống nghiệm.
Chỉ nên thực hiện tại các bệnh viện chuyên khoa
Giáo sư Tiến cho biết, mỗi người đều có quyền hiến và nhận tinh trùng, noãn, phôi để thụ tinh nhân tạo nhưng phải đủ điều kiện do luật pháp quy định. Theo đó, người cho tinh trùng phải ở trong độ tuổi 20 – 55, người cho noãn, tuổi từ đủ 18 – 35. Những người cho phải có năng lực hành vi dân sự như có đầy đủ quyền hiến, nhận tinh trùng, noãn, phôi trong thụ tinh nhân tạo theo quy định của pháp luật và làm các xét xét nghiệm sàng lọc các bệnh truyền nhiễm và di truyền nguy hiểm. Ngoài ra, người đến hiến còn được yêu cầu cung cấp thông tin về phả hệ như ông bà, bố mẹ, anh chị em có ai mắc bệnh hiểm nghèo, di truyền hay không.
Khi đã đảm bảo mọi yêu cầu, tinh trùng được lấy tiếp tục được đưa vào máy sàng lọc tại các cơ sở y tế có uy tín, được Bộ Y tế cho phép thực hiện thụ tinh nhân tạo và trong ống nghiệm, loại bỏ các yếu tố nguy cơ, để chọn ra những “con giống” tốt, bảo quản lạnh…
Video đang HOT
Nếu không được sàng lọc kỹ, tinh trùng không đảm bảo sẽ dẫn đến nguy cơ lây nhiễm các bệnh như viêm gan cho cả vợ và chồng, con và nguy cơ sau này có thể dẫn đến xơ gan và ung thư gan. Nguy hiểm hơn, có thể mắc phải các bệnh di truyền thể ẩn như tan máu di truyền, máu khó đông…
Thông thường một người hiến được lấy ba mẫu và chỉ dùng để thụ tinh cho một người. Khi người đó có thai, các mẫu còn lại sẽ được hủy bỏ. Tuyệt đối không chấp nhận một người hiến hai lần. Giáo sư Tiến cảnh báo, việc một người hiến tinh trùng từ hai lần trở lên sẽ dẫn tới hậu quả khôn lường là hôn nhân đồng huyết (bé trai, bé gái được sinh ra từ tinh trùng của một người vô tình lấy nhau). Vì thế, tốt nhất các cặp vợ chồng thiếu may mắn nên đến các bệnh viện uy tín, có chuyên khoa hiếm muộn để theo dõi và điều trị theo đúng chuyên môn. Chi phí cho việc bơm tinh trùng vào tử cung để thụ tinh tại bệnh viện cũng thấp hơn nhiều so với chi phí rao bán trên mạng.
Nghị định của Chính phủ số 12/2003/NĐ-CP về sinh con theo phương pháp khoa học quy định rõ: Chỉ các cơ sở y tế được Bộ Y tế hoặc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương công nhận đủ điều kiện mới được thực hiện kỹ thuật thụ tinh nhân tạo, thụ tinh trong ống nghiệm. Theo ông Nguyễn Huy Quang, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế), theo quy định tại Luật Hiến, ghép mô, tạng thì việc mua bán tinh trùng bị tuyệt đối nghiêm cấm dưới mọi hình thức.
Theo Đất Việt
Góc khuất phía sau 'dịch vụ' bán tinh trùng
Chỉ cần 10 - 15 triệu đồng, thủ tục đơn giản, nhiều cặp vợ chồng đã có thể được thực hiện thụ tinh nhân tạo bằng tinh trùng của người khác. Hình thức này đang khá phổ biến ở nhiều phòng khám tư nhân ở TP HCM.
>>Thâm nhập giới "cò mồi" bán... tinh trùng
Tuy nhiên, những hậu họa đằng sau đó không phải ai cũng biết khi nguồn gốc cũng như chất lượng tinh trùng của người hiến vẫn chỉ được thực hiện một cách tùy "thích".
Bác sĩ cũng môi giới... tinh trùng
Mặc dù đến nay, Thanh tra Sở Y tế TP HCM vẫn khẳng định, ngành Y tế TP chưa cấp phép cho bất kỳ cơ sở y tế, tổ chức tư nhân nào tư vấn, mua - bán và bơm tinh trùng trong hoạt động dịch vụ sinh con do hiếm muộn; thế nhưng trên địa bàn TP việc mua - bán và bơm tinh trùng lậu vẫn diễn ra. Đáng nói, việc môi giới và thực hiện thụ tinh nhân tạo hầu hết đều có sự tiếp tay của giới y, bác sĩ!
Một ca phẫu thuật chữa vô sinh.
Mới đây, qua kiểm tra bất ngờ, một phòng khám tư nhân do bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ phụ trách bị bắt quả tang môi giới tinh trùng trái phép. Đó là cơ sở khám chữa bệnh của bác sĩ Trương Thị Hằng, nằm tại số 75, đường Phạm Viết Chánh, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1. Tại thời điểm thanh tra, bác sĩ Hằng đang tư vấn cho bệnh nhân T.N.Tú mua tinh trùng để bơm cho vợ.
Anh Tú kể lại, hai vợ chồng lấy nhau đã lâu mà chưa có con, nên đến chỗ bác sĩ Hằng khám. Do không có tinh trùng, anh được bác sĩ Hằng đề nghị dùng phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI) với mẫu tinh trùng do phòng khám môi giới với giá 10 triệu đồng. Sau khi thực hiện bơm tinh trùng, thù lao cho bác sĩ trả thêm là 5 triệu. Anh Tú khẳng định: "Bác sĩ Hằng hứa sẽ nhận thực hiện bơm tinh trùng ngay tại phòng khám tư của bác sĩ, không phải vào bệnh viện".
Theo bác sĩ chuyên khoa hiếm muộn, bơm tinh trùng vào buồng tử cung là phương pháp hỗ trợ sinh sản phổ biến hiện nay, được áp dụng cho những trường hợp như hiếm muộn không rõ nguyên nhân, vợ chồng không thể quan hệ bình thường hay trường hợp người chồng không có tinh trùng, tinh trùng yếu hoặc có kháng thể kháng tinh trùng...
Điều kiện tiên quyết là phải có mẫu tinh trùng bên ngoài (có thể của chồng hoặc mẫu tinh trùng được hiến cho bệnh viện, được lưu trữ trong ngân hàng tinh trùng) để bơm.
Tuy nhiên, tại các trung tâm hỗ trợ sinh sản, nguồn "vốn" của ngân hàng tinh trùng luôn lâm vào tình trạng khan hiếm do xã hội chưa quen với khái niệm hiến tinh trùng. Trong khi đó, số người có nhu cầu cần tinh trùng lại ngày càng cao.
Chỉ tính riêng những trường hợp vợ chồng đến điều trị vô sinh, tại Khoa Hiếm muộn Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ, bình quân mỗi năm tiếp nhận hơn 500 trường hợp người chồng không có tinh trùng.
Ở Bệnh viện Phụ sản Hùng Vương, gần 40% cặp vợ chồng đến điều trị hiếm muộn là do người chồng có tinh trùng yếu, ít hay không có.
Những trường hợp này phải xin tinh trùng hiến bên ngoài để thực hiện các kỹ thuật thụ tinh cho người vợ. Đó là chưa kể đến hiện tượng phụ nữ độc thân xin tinh trùng để tự sinh con ngày một phổ biến hay những cặp muốn có con nhưng người chồng nhiễm HIV nên họ cần đến tinh trùng của người khác cũng ngày càng tăng.
Do nguồn tinh trùng khan hiếm, nên nhiều cặp vợ chồng nôn nóng đã tìm đến các phòng mạch tư. Theo các bác sĩ trong ngành, việc mua bán tinh trùng và bơm tinh trùng lậu ở các phòng mạch tư là chuyện phổ biến. Thậm chí, có cả đường dây "tuồn" tinh trùng từ các phòng xét nghiệm ở bệnh viện công để đưa ra ngoài phòng khám.
Rao bán tinh trùng đầy rẫy trên mạng.
Không âm thầm như các phòng mạch tư, việc mua bán tinh trùng trên mạng tỏ ra rầm rộ. Đa số đều tự giới thiệu và rao bán tinh trùng trên các trang web... rao vặt bằng những lời lẽ rất "kêu". Hầu hết người bán đều tự nhận mình là sinh viên nghèo, đẹp trai, sức khỏe tốt và... thông minh...
Hiểm họa khôn lường
Bác sĩ Hoàng Thị Diễm Tuyết, Phó Trưởng khoa Hiếm muộn Bệnh viện Từ Dũ cho biết, quy định tại Bệnh viện Từ Dũ, để hiến tinh trùng, người cho phải đáp ứng các yêu cầu như độ tuổi phải từ 20-55 tuổi, trình độ học vấn tối thiểu THCS, sức khỏe tốt, không mắc các bệnh di truyền và thần kinh; các xét nghiệm HIV, BW, HCV, HBsAg âm tính; tinh dịch đồ bình thường, tỉ lệ tinh trùng sống sót qua trữ lạnh từ 50% trở lên...
Không như những trường hợp mua - bán tinh trùng bên ngoài, một người có thể cung cấp cho nhiều lần tùy "thích", ở bệnh viện người hiến tinh trùng chỉ được hiến duy nhất một lần trong đời để tránh trường hợp cùng cha.
Theo các bác sĩ, nếu người cung cấp tinh trùng không được kiểm tra về trình độ hoặc về di truyền, phả hệ, đứa trẻ sinh ra có khả năng dị dạng tỉ suất cao hoặc nguy cơ bị sẩy thai, thai chết lưu lớn.
Vì thế, để tăng cường nguồn "vốn" cho ngân hàng tinh trùng, các IVF tại các bệnh viện phụ sản linh động vận dụng phương cách "trao đổi", đề nghị các cặp vợ chồng đến điều trị vô sinh tại đây tìm nguồn tinh trùng từ người thân, quen nào đó cho bệnh viện để được cung cấp trở lại một mẫu tinh trùng khác (do một cặp vợ chồng khác cũng vận động từ người thân của họ). Những mẫu tinh trùng này sẽ được bệnh viện xét nghiệm kiểm tra, chọn lọc bởi về nguyên tắc, cả hai phía người cho và người nhận tinh trùng không được biết nhau.
Trước khi bơm, tinh trùng phải qua lọc rửa, không bơm trực tiếp tinh trùng của người hiến vào tử cung để tránh những liên lụy pháp lý về sau và đề phòng tinh trùng có chứa vi khuẩn lây bệnh, gây ảnh hưởng xấu đến người nhận và thai nhi.
Bởi vậy, lời khuyên dành cho các cặp vợ chồng hiếm muộn là không nên nôn nóng, tìm đến các phòng mạch tư bởi nguồn cung cấp tinh trùng không bảo đảm an toàn. Tinh trùng không phải là một món hàng. Sẽ ra sao nếu chỉ vì mong con mà các cặp vợ chồng bất chấp mọi giá, kể cả sinh mạng, cuộc sống sau này của mình và thai nhi.
C ó thể dẫn tới hôn nhân đồng huyết Theo bác sĩ Phùng Như Toàn, Trưởng phòng Di truyền Bệnh viện Từ Dũ: Do cung không đủ cầu nên tình trạng mua bán tinh trùng ngày càng biến tướng. Tinh trùng trở thành nguồn hàng hóa mà các cơ quan quản lý lại quá chậm chân, chưa vào cuộc quản lý. Đứng về góc độ xã hội, nhiều bác sĩ cảnh báo những hiểm họa khôn lường khi để tình trạng mua "giống" tràn lan không kiểm soát. Nghiêm trọng nhất là tình trạng hôn nhân đồng huyết. Việc một người bán (cho) tinh trùng nhiều lần, với nhiều người dễ dẫn tới những bi kịch do hôn nhân đồng huyết khi chẳng may những đứa con "trong luồng", "ngoài luồng" "gặp" nhau trên đường đời. Theo di truyền học, những đứa con là kết quả của hôn nhân đồng huyết có nguy cơ mắc các bệnh di truyền như mù lòa, điếc, thiểu năng... cao gấp 10 lần so với đứa trẻ con của những cặp vợ chồng bình thường. Nhiều người mang thai dị dạng, chết lưu hoặc trẻ sinh ra gặp những khó khăn trong học tập... Thế hệ F2, F3... tiếp theo vẫn có nguy cơ mắc các bệnh di truyền.
Theo Công an nhân dân
Thâm nhập giới 'cò mồi' bán... tinh trùng Các "cò" có nhiều mánh khóe để thuyết phục khách hàng và lách các quy định kiểm soát nguồn gốc tinh trùng của bệnh viện. Thời gian gần đây, việc ban tinh trung co chiêu hương nở rộ. Ngoai nhưng "co" tinh trung co trong tay vai thanh niên săn sang ban tinh trung, trên mạng cũng có rất nhiều người rao bán...