Tình trạng thiết quân luật sẽ ảnh hưởng thế nào tới Ukraine
Sau sự kiện 3 tàu hải quân Ukraine bị bắt giữ bởi phía Nga khi cố tình xâm nhập biên giới nước này trên vùng Biển Đen, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã ký nghị định, cho phép thiết quân luật để ‘bảo vệ đất nước’ cho đến ngày 25/1 năm 2019.
Trì hoãn bầu cử trong nước
Một trong những khía cạnh quan trọng của đời sống công dân Ukraine – quyền được tham gia bầu cử và trưng cầu dân ý, sẽ bị ảnh hưởng bởi việc thiết quân luật. Luật quân sự được đề xuất sẽ kéo dài trong 60 ngày, có nghĩa là ít nhất nó sẽ ảnh hưởng đến chiến dịch bầu cử Tổng thống bắt đầu vào ngày 31/3 năm sau. Nói cách khác, Tổng thống Petro Poroshenko sẽ vẫn có thể tại vị nhờ việc thiết quân luật.
Luật này cũng gây ảnh hưởng xấu đến việc tái bầu cử Quốc hội Ukraine. Nếu tình trạng này kéo dài ít hơn một năm, các cuộc bầu cử Quốc hội của Ukraine, dự kiến diễn ra vào ngày 27/10 năm 2019, cũng sẽ bị trì hoãn. Hơn nữa, cả Quốc hội và Tổng thống nước này sẽ không thể sửa đổi Hiến pháp, bao gồm cả các điều khoản liên quan đến thiết quân luật.
Hạn chế quyền của công dân
Mặc dù một số quyền cơ bản nhất định không thể bị bãi bỏ ngay cả khi áp dụng thiết quân luật, người dân Ukraine vẫn sẽ bị tước đi một số quyền của mình, ngoài quyền bỏ phiếu. Cụ thể, Chính phủ sẽ có thể cấm bất kỳ cuộc tụ tập, đình công và phản đối nào nếu họ coi là “mối đe dọa”. Kiev cũng sẽ có thể áp dụng lệnh giới nghiêm và hạn chế các phong trào của công dân trên toàn quốc, nếu xét thấy cần thiết.
Video đang HOT
Gia tăng quyền hạn cho Chính phủ
Ngoài tất cả những điều đó, Chính phủ Ukraine có quyền tước đoạt bất kỳ tài sản tư nhân nào vì mục đích quân sự, mặc dù các chủ sở hữu có đủ điều kiện để được bồi thường trong các trường hợp như vậy. Ngoài ra các công dân có đủ điều kiện sẽ phải gia nhập quân đội trong bất kỳ hoàn cảnh nào khi chính quyền Kiev yêu cầu.
Ngoài ra, Kiev sẽ có thể ra lệnh tất cả xí nghiệp và nhà máy phải chuyển đổi sản xuất để chuyển sang phục vụ cho quân đội trong thời gian thiết quân luật. Đồng thời, giờ giấc và điều kiện làm việc cũng có thể được thay đổi theo nghị định của Chính phủ, mặc dù người lao động có quyền nghỉ ngơi và trả lương tối thiểu.
Việc không chấp hành bất kỳ yêu cầu và giới hạn nào trong số này cũng có thể bị trừng phạt giống như bất kỳ vi phạm pháp luật thông thường nào. Chính phủ có thể kéo dài tình trạng này miễn là nếu các mối đe dọa đối với chủ quyền và quyền toàn vẹn của đất nước vẫn còn tồn tại.
Huy Vũ
Theo ngaynay/Sputnik
Tổng thống Ukraine ký sắc lệnh thiết quân luật
Ngày 26/11, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã ký sắc lệnh thiết quân luật trong 60 ngày trên toàn quốc. Tuy nhiên, văn kiện này vẫn cần được Quốc hội thông qua trước khi có hiệu lực chính thức.
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko tai cuôc hop Hội đồng An ninh quốc phòng ơ Kiev ngay 26/11/2018. Anh: AFP/TTXVN
Theo trang mạng của Văn phòng Tổng thống Ukraine, tình trạng thiết quân luật sẽ có hiệu lực từ 15h giờ địa phương (20h giờ Việt Nam) ngày 26/11 đến 15h ngày 25/1/2019 (giờ Moskva).
Theo đó, Bộ Tổng tham mưu quân đội Ukraine sẽ được giao các nhiệm vụ như tổ chức hoạt động phòng không để bảo vệ những mục tiêu trước các vụ tấn công trên không, huy động thêm quân số cùng nhiều biện pháp khẩn cấp khác.
Quốc hội Ukraine dự kiến đưa ra thảo luận sắc lệnh trên sau đó cùng ngày.
Quyết định trên được Tổng thống Ukraine đưa ra một ngày sau khi lực lượng biên phòng trực thuộc Cơ quan An ninh Liên bang của Nga (FSB) bắt giữ 3 tàu hải quân Ukraine tại Eo biển Kerch gần bán đảo Crimea thuộc Biển Azov khi các tàu này tìm cách xâm nhập trái phép lãnh hải Nga. Vụ việc khiến căng thẳng leo thang giữa hai nước.
Nga tuyên bố vụ bắt giữ tàu hải quân Ukraine là hợp pháp
Cùng ngày 26/11, hãng tin Anh Reuters dẫn lời Ngoại trưởng Ukraine Pavlo Klimkin nói rằng nước này có quyền phòng vệ trước Nga và không loại trừ khả năng Moskva tiếp tục có những hành động "gây hấn" trên bộ hoặc trên biển. Trong khi đó, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov tuyên bố việc nước này bắt giữ 3 tàu hải quân Ukraine tuân thủ "nghiêm ngặt" luật pháp Nga và quốc tế.
Trả lời báo giới, ông Peskov cáo buộc các tàu trên của Ukraine xâm nhập trái phép vào lãnh hải của Nga cũng như không hợp tác với lực lượng biên phòng Nga.
Khi được hỏi liệu sự việc trên có ảnh hưởng đến cuộc gặp thượng đỉnh dự kiến giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Donald Trump bên lề Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) cuối tháng này tại Argentina hay không, ông Peskov nhấn mạnh cuộc gặp vẫn diễn ra theo đúng kế hoạch.
Tương tự, Bộ Ngoại giao Nga cáo buộc Ukraine cố tình khiêu khích với vụ đụng độ ở Eo biển Kerch gần bán đảo Crimea nhằm tạo ra cái cớ để Moskva hứng chịu các trừng phạt mới. Bộ này cũng cho rằng Ukraine "phối hợp hành động với Mỹ và Liên minh châu Âu (EU)" hòng gây xung đột với Nga.
Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga nêu rõ Moskva sẽ đáp trả mạnh mẽ bất kỳ âm mưu nào làm suy yếu chủ quyền và an ninh của nước này.
Nguyễn Hằng (TTXVN)
Quân đội Ukraine báo động tác chiến toàn diện sau vụ Nga bắt giữ tàu hải quân Quân đội Ukraine đã được đặt trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu toàn diện theo quyết định của Bộ Tổng tham mưu nước này sau khi 3 tàu hải quân Ukraine bị Nga bắt giữ ngày 25/11 gần Crimea vì bị cáo buộc xâm phạm lãnh hải. Ukraine đặt quân đội trong tình trạng báo động tác chiến toàn diện sau vụ...