Tình trạng sức khỏe của 5 người nhiễm Covid-19 tại TP.HCM
Trong 5 bệnh nhân đang điều trị bệnh Covid-19 tại TP.HCM, chỉ bệnh nhân số 53 người Cộng hòa Czech có sốt nhẹ, ho.
Sáng 16/3, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) đã cập nhật thông tin mới nhất liên quan tới sức khỏe của 5 bệnh nhân nhiễm Covid-19 còn đang điều trị tại Bệnh viện dã chiến tại huyện Củ Chi.
Theo đó, bệnh nhân 32 và 54 hiện tại ổn định; bệnh nhân 45 và 48 hiện không có triệu chứng; bệnh nhân 53 có triệu chứng sốt nhẹ 38 độ C, ho, ít đàm trắng, không suy hô hấp.
Ngoài ra, HCDC cũng thông tin chi tiết về số trường hợp tiếp xúc cũng như có liên quan tới các bệnh nhân Covid-19 hiện tại trên địa bàn tính đến hết ngày 15/3.
Khu cách ly tại Bệnh viện dã chiến huyện Củ Chi.
Bệnh nhân 45 (nam giới trú quán tại quận Tân Bình có tiếp xúc gần với bệnh nhân 34 tại Bình Thuận): Tổng số người tiếp xúc với bệnh nhân này là 61 người và đang theo dõi, trong đó có 1 người kết quả dương tính (bệnh nhân 48), 45 người có kết quả xét nghiệm âm tính và 15 người đang chờ kết quả.
Bệnh nhân 48 (nam giới 31 tuổi, trú quán tại quận 10, ngồi chung xe ô tô với bệnh nhân 45 và cùng đi tiếp xúc với bệnh nhân 34): Đã lấy mẫu xét nghiệm của 182 người liên quan, trong đó 67 trường hợp có kết quả xét nghiệm âm tính, 115 trường hợp đang chờ kết quả xét nghiệm.
Bệnh nhân 53 (quốc tịch Cộng hoà Czech, nhập cảnh vào Việt Nam ngày 10/3 từ chuyến bay QR970 có quá cảnh tại sân bay Doha, Qatar): Đã lấy 119 mẫu xét nghiệm của những người liên quan, trong đó 22 mẫu cho kết quả âm tính và 97 mẫu đang chờ xét nghiệm.
Ngoài ra, cơ quan chức năng đang điều tra y tế thêm các trường hợp khác cũng như 23 trường hợp có tiền sử đi cùng chuyến bay VN54 ngày 2/3/2020 (đang được chỉ định tự theo dõi sức khỏe đến ngày 22/3/2020, vì có tiếp xúc gần với ca nghi ngờ nhưng có kết quả âm tính sau 2 lần xét nghiệm).
Video đang HOT
Về tình hình cách ly, số người còn đang cách ly tại các cơ sở y tế của quận/huyện là 434 người, tại điểm cách ly tập trung của thành phố là 400 người và tại nhà/cơ sở lưu trú là 482 người.
Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:
- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.
- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.
- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.
- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095.
Theo Ngọc Phạm (Dân Việt)
Số ca nhiễm mới tại Italy tăng gần 3.500 trong một ngày
Số ca tử vong vì nhiễm virus corona ở Italy đã lên đến 1.441 trường hợp tính đến ngày 14/3, tăng gần 14% so với một ngày trước đó. Thêm 3.497 ca nhiễm mới được xác nhận.
Theo Reuters, tổng số ca nhiễm tăng vọt từ 17.660 lên 21.157 trong vòng một ngày. Trong khi đó, có thêm 527 bệnh nhân được xác nhận đã hồi phục. Số ca bệnh nặng cần điều trị tích cực đã tăng từ 1.328 lên 1.518 người.
Riêng tại vùng Lombardy, nơi dịch bệnh bùng phát nghiêm trong nhất, số ca tử vong ngày 14/3 tăng thêm 76 trường hợp, lên đến 966 bệnh nhân. Giulio Gallera, quan chức y tế cấp cao của Lombardy, cho biết số ca nhiễm ở vùng này đã tăng lên 11.685, nhiều hơn số liệu thống kê một ngày trước 1.865 bệnh nhân.
Phun thuốc khử trùng tại thành phố Milan, Italy hôm 14/3. Ảnh: Reuters.
Tuần này, sau khi tuyên bố phong tỏa toàn quốc, chính phủ Italy tiếp tục áp dụng thêm các biện pháp khác, bao gồm đóng cửa, quán bar, nhà hàng, hầu hết cửa tiệm, cấm việc đi lại không thực sự cần thiết. Cho đến nay, các biện pháp phong tỏa, đóng cửa trên không giảm được đà tăng số ca tử vong.
Lãnh đạo y tế vùng Lombardy Giulio Gallera cho biết các lệnh giới hạn là chưa đủ đối với vùng này, nơi có trung tâm tài chính Milan và có tới 3/4 số ca tử vong của cả nước.
"Chúng tôi đang đề nghị thêm những ngoại lệ đối với Lombardy", ông nói với đài RAI 3, kêu gọi đóng cửa thêm các nhà máy, văn phòng và giao thông công cộng. "Nếu chúng ta có thể hạn chế 8 ngày như vậy, có thể chúng ta sẽ đảo ngược được tình hình".
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 13/3 nhận định châu Âu giờ đây là tâm dịch mới của bệnh virus corona trên toàn thế giới, nơi đang có số ca nhiễm và ca tử vong vì virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) nhiều hơn tất cả những nơi khác gộp lại, chỉ trừ Trung Quốc đại lục.
Tình hình lây nhiễm ở châu Âu đang ngày càng nghiêm trọng. Một loạt các quốc gia đã áp đặt các biện pháp hạn chế đi lại trong nỗ lực ngăn hệ thống y tế của họ sụp đổ do quá tải bệnh nhân.
Tại Tây Ban Nha, ổ dịch lớn thứ hai tại lục địa già, Thủ tướng Pedro Sanchez hôm 14/3 cho biết nước này sẽ phong tỏa 46 triệu dân trong khuôn khổ lệnh tình trạng khẩn cấp kéo dài 15 ngày để chống lại virus corona.
Số ca tử vong vì virus corona tại nước này đã lên tới 193 hôm 14/3, từ 120 ca hôm 13/3, theo đài TVE.
Số ca nhiễm bệnh đã lên tới 6.250, tăng so với 4.209 ca của một ngày trước đó, đồng thời cũng tăng cao so với 5.753 được công bố trước đó trong ngày 14/3.
Số ca nhiễm Covid-19 ở châu Âu tăng mạnh theo cấp số nhân. Ảnh: AP.
Tại Pháp, 91 trường hợp tử vong và 4.500 ca nhiễm đã được ghi nhận. Thủ tướng Eduard Phillipe ngày 14/3 thông báo các nhà hàng, cơ sở giải trí, quán cà phê và những cửa hàng không bán đồ dùng thiết yếu tại nước này từ 15/3 phải tạm ngừng hoạt động. Chính phủ Pháp kêu gọi 67 triệu người dân ở trong nhà và hạn chế tiếp xúc.
Một số nước châu Âu đã chuyển sang áp dụng biện pháp cách ly mình khỏi các nước láng giềng. Đan Mạch đã đóng cửa biên giới và tạm dừng lưu lượng hành khách đến và đi từ nước này, một biện pháp kéo dài đến ngày 13/4.
Du khách sẽ bị từ chối tại biên giới, nếu họ không thể chứng minh rằng họ có lý do hợp pháp để vào, ví dụ nếu họ là công dân Đan Mạch.
Ba Lan dự định đóng cửa biên giới lúc nửa đêm 14/3 và từ tối tất cả người nước ngoài nhập cảnh, trừ khi họ sống ở Ba Lan và có quan hệ cá nhân ở đó. Những người không phải là công dân Ba Lan sẽ bị cách ly 14 ngày.
Cộng hòa Czech và Slovakia có động thái tương tự. Latvia cho biết sẽ kiểm dịch biên giới với Ba Lan và Latvia trong 10 ngày và đang xem xét cấm du khách nước ngoài. Nga cho biết biên giới đất liền với Ba Lan và Na Uy sẽ bị đóng cửa từ ngày 15/3.
Theo Zing.vn
Czech ghi nhận ca nhiễm nCoV đầu tiên Cộng hòa Czech ghi nhận ba ca nhiễm nCoV đầu tiên, tất cả đều trở về từ những khu vực ở phía bắc Italy. Ba bệnh nhân, gồm hai người Czech và một sinh viên Mỹ từng học ở Milan, Italy, xuất hiện các triệu chứng bệnh nhẹ. Hai người ở thủ đô Prague và người thứ ba ở thành phố Usti nad...