Tình trạng phát triển game online của Trung Quốc
Hiện nay ngành công nghiệp game online của Trung Quốc đang tập trung nghiên cứu và phát triển cho các sản phẩm thể loại webgame, game client MMORPG đã suy giảm nhiều, nhưng game client casual thi lại có chiều hướng tăng lên.
Theo như “Báo cáo thị trường trò chơi trực tuyến của Trung Quốc năm 2012″ được phát hành gần đây bởi Bộ Văn Hóa nước này, trong đó có phần nội dung liên quan tới việc nghiên cứu tình trạng phát triểngame online của Trung Quốc.
Quy mô và tăng trưởng
Theo như hình 1 biểu thị, tổng thu nhập của các sản phẩm game online Trung Quốc tự phát triển trong năm 2012 tại thị trường nội địa đạt 31,47 tỷ nhân dân tệ (khoảng 100 nghìn tỷ đồng), tăng 23,8% so với năm 2011.
Hình 1 Quy mô và tăng trưởng của thị trường game online nội địa Trung Quốc từ 2003 – 2012
Thành phần thị trường
Theo như hình 2 biểu thị, trong năm 2012 thì quy mô tăng trưởng của những những sản phẩm nội địa Trung Quốc so với game nhập khẩu có phần thấp làm cho tỷ lệ chiếm lĩnh thị trường giảm 0,4%, chỉ còn 58,7%.
Hình 2 Thành phần thị trường game online Trung Quốc 2012
(Cam: game nội địa, Xanh: game nhập khẩu)
Tình hình sản phẩm
Theo hình 3 biểu thị, trong năm 2012 có tổng cộng 830 game online được kiểm duyệt thông qua Bộ Văn Hóa Trung Quốc, so với 2011 thì tăng 226 game, trong đó game client truyền thống giảm 55 trò, game mobile online đang có một tốc độ tăng trưởng chóng mặt và tăng thêm tới 281 trò.
Video đang HOT
Hình 3 Tình hình sản phẩm của game online Trung Quốc năm 2012
(C: Client, W: Web, M: Mobile)
Đây là lần đầu tiên trong vòng 3 năm các game client có dấu hiệu sụt giảm, điều này cho thấy thị trường này đã đi vào thời kỳ ổn định, trong tương lai chúng ta sẽ còn thấy sự phát triển mạnh mẽ của webgame và game mobile.
Tình trạng phát triển các loại sản phẩm
Theo như hình 4 biểu thị, chúng ta có thể thấy rằng hiện nay ngành công nghiệp game online của Trung Quốc đang tập trung nghiên cứu và phát triển cho các sản phẩm thể loại webgame, game client MMORPG đã suy giảm nhiều, nhưng game client casual thi lại có chiều hướng tăng lên.
Hình 3 Tình trạng phát triển các loại sản phẩm năm 2012
(23% game client, 18% game client casual, 53% webgame, 4% game social, 2% các loại khác)
Hình thức thu phí
Theo như hình 5 biểu thị, hình thức kinh doanh chủ yếu của game online tại Trung Quốc hiện nay vẫn là miễn phí giờ chơi đi kèm với thu phí vật phẩm, việc này dẫn tới những cách biệt rất lớn giữa những người chơi “đại gia” và những người chơi thông thường, điều đó cũng sẽ gây ảnh hưởng tới tuổi thọ của game. Các nhà phát triển đang nghiên cứu một hình thức thu phí mới để có thể cân bằng giữa doanh thu và tuổi thọ của sản phẩm.
Hình 5 Tỷ lệ hình thức thu phí các game online tại Trung Quốc năm 2012
(Xanh: thu phí vật phẩm, Cam: thu phí giờ chơi và hình thức khác)
Theop GameK
Cấu trúc người sử dụng game online tại Trung Quốc
Theo như "Báo cáo thị trường trò chơi trực tuyến của Trung Quốc năm 2012", bản báo cáo bao gồm nhiều thông tin chi tiết nghiên cứu về hiện trang phát triển của thị trường game online Trung Quốc, trong đó có phần thảo luận tới cấu trúc người sử dụng game online.
Theo như "Báo cáo thị trường trò chơi trực tuyến của Trung Quốc năm 2012" được phát hành gần đây bởi Bộ Văn Hóa nước này, bản báo cáo bao gồm nhiều thông tin chi tiết nghiên cứu về hiện trang phát triển của thị trường game online Trung Quốc, trong đó có phần thảo luận tới cấu trúc người sử dụng trò chơi trực tuyến.
Cấu trúc độ tuổi của người sử dụng
Như trong hình 1 thể hiện, chúng ta có thể thấy rằng nhóm người có độ tuổi 18-24 tuổi và 25-34 tuổi đóng vai trò là quần thể người sử dụng chính trong các game online, tương ứng với tỷ lệ 59,6% và 31,2%, trong đó nhóm 18-24 tuổi có tăng 4% so với năm 2011, chủ yếu là do tựa game League of Legends cùng những game esports đang có tốc độ phát triển nhanh chóng và sự phổ biến của webgame ở các thành phố cấp 2 - 3 đang ngày một lan rộng, nhóm tuổi 25-34 cũng tăng gần 2% so với năm 2011.
Hình 1 tỷ lệ người chơi game online theo độ tuổi năm 2012 tại Trung Quốc ( 0,8% dưới 12 tuổi, 5,2% từ 12-17t, 59,6% từ 18-24t, 31,2% từ 25-34t, 2,7% từ 35-44t, 0,4% từ 45-54, 0,1% trên 55t)
Vì nhóm tuổi học sinh có số lượng người chơi game đông nhất mà các thiết bị di động có sự phổ biến hơn so với máy tính, trong năm 2012 thì Trung Quốc có nhóm người ở độ tuổi 18-24 chơi game online mobile cao hơn game online PC là 2%. Chủ yếu là do sự giảm giá của các thiết bị smartphone trong năm 2012 mà tầng lớp học sinh, sinh viên đều có thể sắm cho mình một chiếc làm cho số lượng người chơi game mobile gia tăng mạnh mẽ.
Hình 2 tỷ lệ người chơi game online mobile theo độ tuổi năm 2012 tại Trung Quốc (0,7% dưới 12 tuổi, 9,1% từ 12-17t, 61,8% từ 18-24t, 24,1% từ 25-34t, 3,7% từ 35-44, 0,4% từ 45-54, 0,2% trên 55t)
Cấu trúc thu nhập của người sử dụng
Như trong hình 3 thể hiện, trong năm 2012 thì nhóm người không có thu nhập và có thu nhập từ 1501-3000 tệ (5 - 10 triệu đồng) vẫn là một nhóm người sử dụng trò chơi trực tuyến lớn nhất của Trung Quốc. Trong đó thì tỷ lệ người không có thu nhập tăng gần 2% so với năm 2011, điều đó chứng tỏ rằng đang ngày càng có nhiều học sinh, sinh viên chơi game online tại nước này. Nhóm có thu nhập từ 4501-6000 tệ (15 - 20 triệu đồng) tăng khoảng 1% so với năm 2011, chủ yếu là do sự phát triển của webgame.
Hình 3 tỷ lệ người chơi game online theo thu nhập năm 2012 tại Trung Quốc (22,4% không thu nhập, 4,9% dưới 1000 tệ, 12,5% từ 1001-1500t, 31,2% từ 1501-3000t, 18,7% từ 3001-4500t, 5,9% từ 4501-6000t, 2,1% từ 6001-9000t, 1,3% từ 9001-12000t, 0,5% từ 12001-20000t, 0,2% trên 20000t)
Như trong hình 4 thể hiện, tương tự như với những game online trên PC thì nhóm người không có thu nhập và thu nhập từ 1501-3000 tệ là thành phần chủ yếu chơi game online mobile. Thị trường này có nhóm người không thu nhập cao bởi vì hầu hết người chơi đều là tầng lớp học sinh, sinh viên.
Hình 4 tỷ lệ người chơi game online mobile theo thu nhập năm 2012 tại Trung Quốc (36,1% không thu nhập, 4,3% dưới 1000 tệ, 7,2% từ 1001-1500t, 24,3% từ 1501-3000t, 10,9% từ 3001-4500t, 10,1% từ 4501-6000t, 3,4% từ 6001-9000t, 1,8% từ 9001-12000t, 1,2% từ 12001-20000t, 0,7% trên 20000t)
Cấu trúc học lực của người sử dụng
Như trong hình 5 thể hiện, cấu trúc học lực của người sử dụng game online của Trung Quốc năm 2012 không có nhiều sự khác biệt so với năm 2011. Đông nhất là nhóm sinh viên có trình độ đại học rồi tới các nhóm viên chức, kỹ thuật và học sinh.
Hình 5 tỷ lệ người chơi game online theo học lực năm 2012 tại Trung Quốc (15,3% cấp 1-2 trở xuống, 26,1% cao chức, 17,2% trung chức-kỹ thuật, 35,7% đại học, 5,4% thạc sỹ, 0,3% tiến sĩ)
Như trong hình 6 thể hiện, trong năm 2012 thì tỷ lệ người game online mobile có xu hướng gia tăng tương tự với game online PC khi mà tầng lớp học sinh ngày một đông, tuy nhiên ở thị trường này thì nhóm người sử dụng đông nhất lại là tầng lớp trung chức, kỹ thuật.
Hình 6 tỷ lệ người chơi game online mobile theo học lực năm 2012 tại Trung Quốc (12,8% cấp 1-2 trở xuống, 17,5% cao chức, 38,3% trung chức-kỹ thuật, 27,2% đại học, 3,8% thạc sỹ, 0,4% tiến sĩ)
Theo GameK
Trung Quốc tự sản xuất được... 830 game trong 1 năm Ngành công nghiệp trò chơi trực tuyến Trung Quốc đang trong một giai đoạn phát triển ổn định và có những điều chỉnh đáng kể. Theo như "Báo cáo thị trường trò chơi trực tuyến của Trung Quốc năm 2012" được phát hành bởi Bộ Văn Hóa nước này thì trong năm 2012 đã có tới 883 tựa game online được được xét...