Tình trạng mất an ninh lương thực ‘không chừa’ các nền kinh tế lớn
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, tổ chức từ thiện cứu trợ lương thực Foodbank cho biết gần một nửa số hộ gia đình có thu nhập thấp ở Australia đang rơi vào tình trạng mất an ninh lương thực.
Các gia đình ở khu vực nông thôn và những người cha hoặc mẹ đơn thân phải đối mặt với rủi ro lớn hơn.
Người dân chọn mua thực phẩm tại một khu chợ ở Melbourne, Australia. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Hàng năm, Foodbank cung cấp hàng tạp hóa miễn phí và giảm giá cho hàng nghìn hộ gia đình, đồng thời cung cấp hàng triệu bữa ăn miễn phí. Tổ chức này ước tính 3,7 triệu hộ gia đình ở Australia đã hết lương thực trong năm ngoái.
Video đang HOT
Theo “Báo cáo nạn đói năm 2024″ của Foodbank công bố ngày 15/10, các hộ gia đình có thu nhập thấp, kiếm được gần 30.000 AUD (20.000 USD) mỗi năm, là những đối tượng dễ bị tổn thương nhất
Foodbank cũng đã tiến hành khảo sát hàng nghìn người Australia mỗi năm về cách họ vật lộn giải quyết bài toán chi phí thực phẩm và đồ gia dụng. Khoảng 1/4 số hộ gia đình này thường xuyên bỏ bữa hoặc nhịn ăn cả ngày. Các hộ gia đình đơn thân là những hộ dễ bị tổn thương nhất, với 41% thường xuyên bỏ bữa hoặc cả ngày không có thức ăn. Các gia đình ở vùng nông thôn Australia có nguy cơ mất an ninh lương thực cao hơn 7% so với những gia đình ở thành phố.
Báo cáo cho biết kể từ khi cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt bùng phát năm 2022, sự bất bình đẳng ngày càng tăng giữa các hộ gia đình có thu nhập cao và thấp. Năm 2022, chỉ có 56% hộ gia đình có thu nhập dưới 30.000 AUD mỗi năm được đảm bảo an ninh lương thực. Con số này đã giảm xuống còn 52% trong năm 2024.
Giám đốc điều hành Foodbank, bà Brianna Casey, cho biết các gia đình có thu nhập thấp đã đạt đến giới hạn của họ. Họ thường xuyên bỏ bữa, ảnh hưởng đến chất lượng và dinh dưỡng của các bữa ăn. Họ cũng không có sản phẩm chăm sóc cá nhân và đồ gia dụng. Theo bà Brianna Casey, đây không còn là cuộc khủng hoảng khó khăn tạm thời mà là một vấn đề mang tính hệ thống kéo dài, ảnh hưởng đến hàng triệu người Australia. Những hộ gia đình này hàng ngày phải sống với nỗi lo lắng không biết bữa ăn tiếp theo của họ sẽ đến từ đâu.
Các tổ chức từ thiện ở Australia đang tiếp tục tìm cách viện trợ thực phẩm cho những người rơi vào tình trạng mất an ninh lương thực, vốn đã lên tới con số cao kỷ lục.
Các hộ gia đình không được đảm bảo lương thực đang nhận được cứu trợ lương thực thường xuyên hơn khi họ phải vật lộn để đối phó, với 53% số hộ gia đình tìm kiếm cứu trợ lương thực thường xuyên hơn một năm trước.
Càng ngày, gia đình và bạn bè càng không thể giúp đỡ được họ nữa. Chỉ 1/4 số hộ gia đình mất an ninh lương thực nhận được sự hỗ trợ từ bạn bè và gia đình, giảm so với con số 1/3 năm 2023. Bà Casey cho rằng đây là một thống kê đáng báo động, cho thấy tình hình đã trở nên tuyệt vọng đến mức nào đối với những người đang bị mất an ninh lương thực tại Australia. Theo bà, sẽ mất nhiều tháng, nếu không muốn nói là nhiều năm, để giúp các gia đình phục hồi và có đủ lương thực cho cuộc sống thường nhật.
Nạn đói rình rập trên 82 triệu người tại Đông và Trung Phi
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 27/9, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) và Cơ quan Phát triển Liên chính phủ (IGAD) công bố báo cáo cho biết tổng số người mất an ninh lương thực ở Đông và Trung Phi đã lên tới 82,2 triệu người, trong đó phần lớn sống ở khu vực IGAD, với 54,7 triệu người ở Sudan, CHDC Congo và Ethiopia.
Người dân Sudan chờ nhận thực phẩm tại một trại tị nạn của Quỹ Nhi đồng LHQ ở Wau, miền Nam Sudan. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Hai cơ quan trên nhấn mạnh: "Xung đột vẫn là nguyên nhân chính gây ra cuộc khủng hoảng lương thực ở Đông Phi, với khoảng 39 triệu người trên khắp khu vực IGAD phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng. Xung đột đã dẫn đến sự phá hủy nghiêm trọng cơ sở hạ tầng, các nguồn lương thực và thu nhập chính, làm trầm trọng thêm tình trạng mất an ninh lương thực vốn đã rất tồi tệ".
Tình trạng mất an ninh lương thực trong khu vực cũng trở nên tồi tệ hơn do các cú sốc và mối đe dọa về khí hậu. Các tổ chức nhận thấy thời tiết khắc nghiệt và biến đổi khí hậu dẫn tới thiên tai như lũ lụt và hạn hán, đang diễn ra trầm trọng và thường xuyên hơn, đã trở thành nguyên nhân chính gây mất an ninh lương thực.
Theo báo cáo, các quốc gia thành viên IGAD, bao gồm Ethiopia, Eritrea, Djibouti, Kenya, Somalia, Nam Sudan, Sudan và Uganda, là nơi sinh sống của hơn 29 triệu người phải di dời, chủ yếu đến từ Sudan, do cả xung đột và rủi ro liên quan đến khí hậu.
Báo cáo lưu ý tình hình an ninh lương thực có thể xấu đi vì dự kiến lượng mưa của khu vực này dưới mức trung bình trong các tháng 10 - 12.
Theo Trung tâm Dự báo và Ứng dụng khí hậu của IGAD, hiện tượng thời tiết La Nina dẫn đến tình trạng hạn hán ở phía Đông vùng Sừng châu Phi, có khả năng sẽ xuất hiện vào cuối năm nay và kéo dài đến đầu năm 2025.
Đòn bẩy thúc đẩy an ninh lương thực Khoảng 733 triệu người phải đối mặt với nạn đói vào năm 2023, tương đương với trên phạm vi toàn cầu, cứ 11 người lại có 1 người đói. Đây là số liệu trong báo cáo mới nhất về Tình trạng An ninh Lương thực và Dinh dưỡng trên thế giới năm 2024 (SOFI 2024) do 5 cơ quan chuyên môn của Liên...