Tình trạng lạm dụng bản sao công chứng tăng mạnh
Theo Bô Tư phap, việc giải quyết yêu cầu đăng ký hộ tịch ở một số địa phương vẫn còn sai sót, thậm chí có trường hợp cố ý làm sai để trục lợi. Trong khi đó, tình trạng lạm dụng bản sao có chứng thực không những không giảm mà còn tăng mạnh.
Tinh trang lam dung ban sao công chưng tăng manh 6 thang đâu năm 2015 (Anh minh hoa).
Bô Tư phap cho biêt 6 thang đâu năm 2015, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã thực hiện đăng ký khai sinh mới cho gân 1 triêu trương hơp, đăng ký kết hôn cho 451.437 cặp, trong đó co gân 7.500 trường hợp có yếu tố nước ngoài (tăng 11,93% so với cung ky năm trươc). Nhiều địa phương đã giải quyết kịp thời yêu cầu đăng ký hộ tịch của người dân, không để xảy ra tình trạng tồn đọng.
3.367 hô sơ xin thôi quôc tich Viêt Nam
Những khó khăn, vướng mắc của địa phương trong quá trình thực hiện Luật Quốc tịch Việt Nam và các văn bản hướng dẫn thi hành đa đươc Bô Tư phap hương dân giai quyêt. “Tính đến ngày 30/4/2015, Bộ Tư pháp đã rà soát, xử lý 3.383 hồ sơ (trong đó: 3.367 hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam, 5 hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam và 11 hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam); trả lời 868 trường hợp tra cứu, xác minh theo đề nghị của các cơ quan”- Bô Tư phap cho biêt.
Bao cao cua Bô Tư phap cung nhân đinh công tác con nuôi trong nước đang thực sự thể hiện quan điểm đúng đắn và nguyên tắc cơ bản của Công ước Lahay cũng như tinh thần của Luật Nuôi con nuôi trong vấn đề ưu tiên con nuôi trong nước. Trong 6 tháng đầu năm, Bộ Tư pháp đã xây dựng kế hoạch đẩy mạnh việc thực hiện đăng ký nuôi con nuôi thực tế và đến nay, tại các địa phương, việc triển khai kế hoạch đã bước sang giai đoạn cuối. Trong đo ngành Tư pháp đã giải quyết đăng ký nuôi con nuôi trong nước cho 1.249 trường hợp (giảm 129 trường hợp so với 6 tháng đầu năm 2014); số trường hợp trẻ em làm con nuôi người nước ngoài được giải quyết la 245 trường hợp.
Tuy vây trong công tác hộ tịch vẫn còn tình trạng một số địa phương không nghiên cứu kỹ quy định pháp luật, chưa chủ động giải quyết các vụ việc cụ thể mà chờ hướng dẫn của Bộ Tư pháp; một số trường hợp đề nghị hướng dẫn nghiệp vụ vượt cấp (Phòng Tư pháp, UBND cấp xã không phản ánh qua Sở Tư pháp mà trực tiếp gửi công văn tới Bộ Tư pháp) gây chậm trễ trong quá trình giải quyết các việc về hộ tịch cho người dân, đồng thời gây quá tải trong công việc đối với đơn vị quản lý hộ tịch. Việc giải quyết yêu cầu đăng ký hộ tịch ở một số địa phương vẫn còn sai sót (An Giang, Thanh Hoá …), thậm chí có trường hợp cố ý làm sai để trục lợi. Tình trạng lạm dụng bản sao có chứng thực không những không giảm mà còn tăng mạnh.
Co tinh trang “gia cô”, “chê biên” sô liêu thông kê
Video đang HOT
Bộ Tư pháp cho biêt đã hoàn thành phân hệ I của Phần mềm báo cáo thống kê nhằm thực hiện có hiệu quả Đề án Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác thống kê của ngành Tư pháp giai đoạn 2014-2018; hoàn thành việc xây dựng danh mục hệ thống chỉ tiêu thống kê Ngành Tư pháp để đưa vào dự thảo Luật thống kê (sửa đổi). Việc xây dựng phương án phân bổ dự toán ngân sach nha nươc, bao gồm kinh phí chi thường xuyên và vốn đầu tư phát triển, nhất là cho các dự án đầu tư được thực hiện đúng trọng tâm, trọng điểm, đúng thời hạn theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên cơ quan nay cung thưa nhân việc gửi báo cáo thống kê còn chậm so với quy định; chất lượng báo cáo thống kê vẫn chưa cao, nhiều báo cáo vẫn còn mắc các lỗi bất hợp lý về nội dung số liệu nên phải đính chính, điều chỉnh nhiều lần. Tại các địa phương, công tác thanh tra, kiểm tra của nhiều Sở Tư pháp chưa mang lại hiệu quả cao.
“Một số thủ trưởng cơ quan, đơn vị chưa thực sự quan tâm về công tác thống kê; kỷ luật trong công tác thống kê chưa cao. Một số cơ quan, đơn vị còn nặng về “bệnh thành tích” nên có tình trạng “gia cố, chế biến” số liệu thống kê; nhận thức, tinh thần trách nhiệm và kỹ năng thống kê số liệu của một số cán bộ làm công tác tổng hợp số liệu của một số Sở Tư pháp địa phương, một số cơ quan, đơn vị còn hạn chế”- Bô Tư phap đanh gia.
Ngoai ra, 6 thang đâu năm các Bộ, ngành, địa phương đã thụ lý giải quyết 71 vụ việc (trong đó có 26 vụ việc thụ lý mới), đã giải quyết xong 30/71 việc vơi số tiền Nhà nước phải bồi thường trong các quyết định giải quyết bồi thường, bản án, quyết định về giải quyết bồi thường đã có hiệu lực pháp luật trên 7,18 ty đông, tăng 4,61 ty đông so với cùng kỳ năm 2014. Về công tác bồi thường Nhà nước trong lĩnh vực thi hanh an dân sư, đã thụ lý, giải quyết 5 vụ việc (có 2 vụ việc thụ lý mới), trong đó môt vụ việc đã giải quyết với số tiền bồi thường là 655,466 triêu đông; hiên còn 4 vụ việc đang trong quá trình giải quyết.
“Số lượng cán bộ, công chức cơ quan thi hanh an dân sư vi phạm pháp luật, kỷ luật tuy có giảm so với cùng kỳ năm 2014 nhưng vẫn còn khá nhiều trường hợp bị phát hiện, xử lý (6 tháng đầu năm 2015, phát hiện và xử lý 33 trường hợp vi phạm). Công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành ở một số cơ quan, đơn vị thi hanh an dân sư còn hạn chế, nhiều việc còn chậm”- Bô Tư phap nêu ro.
Kha Xuân Lôc
(thekha@dantri.com.vn)
Theo Dantri
Kiếm bạc triệu mỗi ngày nhờ săn cá "kỳ lạ nhất hành tinh"
Cá còi được xếp vào một trong 6 loài cá "kỳ lạ nhất hành tinh", nhưng người dân xã Đa Lộc (Thanh Hóa) lại được "lộc" trời ban khi ở đây xuất hiện rất nhiều loại cá này. Nghề săn cá còi đang là nghề mang lại thu nhập cao cho bà con ở đây.
Theo tài liệu tham khảo thì cá còi còn được gọi là cá thòi lòi, thuộc họ cá bống trắng, vừa có mang, vừa có phổi, cá còi di chuyển nhanh nhạy cả dưới nước và trên bờ. Hình thù xấu xí, con to nhất dài chỉ 20cm, chúng sống chủ yếu ở vùng hạ lưu sông và ở những vùng biển khu vực nhiệt đới. Những khu vực có nhiều loài cá này là Ấn Độ, Australia, Đông Nam Á...
Loài cá này được người dân ven biển xã Đa Lộc phát hiện hàng chục năm nay. Mặc dù có thân hình xấu xí nhưng cá còi được đánh giá là "đặc sản", ăn rất ngon, béo ngậy như thịt lợn. Bởi thế mà khoảng chục năm trở lại đây, nghề này cho thu nhập ổn định với giá bán đắt và luôn trong tình trạng "cháy hàng". Thương lái thường đến từng gia đình thu gom rồi chủ yếu xuất sang thị trường Trung Quốc.
Nghề "săn" cá còi cũng là nghề vô cùng vất vả
Sáng nào cũng vậy, khi thủy triều rút xuống là hàng chục phụ nữ, đàn ông ở các thôn Ninh Phú, Đông Hải, Yên Lộc, Mỹ Điền... xã Đa Lộc, lại kéo nhau ra biển để "săn" cá còi. Đồ nghề cho 1 ngày "úp mặt" ngoài bãi triều là một chiếc giỏ đeo bên mình, hoặc thêm 1 chiếc cần câu. Người dân nơi này cho biết, nghề săn cá còi không biết có từ khi nào chỉ biết rằng từ lâu, cứ lớn lên chừng 10 tuổi là con nít ở đây bắt đầu theo người lớn ra sông bắt cá còi.
Trực tiếp lội bì bõm xuống vùng triều cửa biển Hậu Lộc, được tận mắt chứng kiến người dân nơi đây "thu phục" cá còi mới biết nghề này cũng cơ cực như bao nghề khác. Theo bà con thì săn cá còi có 2 cách chính là dùng tay đào "tổ" của cá hoặc để cá bò lên mặt nước đi kiếm ăn rồi dùng câu để câu. Thường thì người dân ở đây vẫn dùng cách bắt truyền thống là đào "tổ" của cá vì cách này đơn giản hơn và hiệu quả cao hơn.
"Cá còi có nhiều ở các bãi lầy thuộc cửa sông, biển, nơi có mực nước không cao và lên xuống trong ngày. Loài cá này thường đào lỗ sống sâu dưới bùn như lươn, trạch. Mỗi ngày khi thủy triều rút xuống, cá còi chui ra khỏi hang đi kiếm ăn, chúng di chuyển nhanh lắm, thoát một cái là lao ngay xuống bùn nên săn cá còi cũng cực lắm. Phụ nữ ở xã tôi, ai mà làm nghề đi săn cá còi nhìn đôi bàn tay là biết, lúc nào cũng xù xì, nhợt nhạt do ngâm nước lâu. Đặc biệt các đầu ngón tay tứa máu vì đào phải đá, vỏ ngao, sò" - chị Trần Thị Thức (thôn Đông Thành) cho biết.
Loài cá này được đánh giá là "đặc sản", thơm ngon hơn thịt
Cũng theo chị Thức thì loài cá này rất đặc biệt chúng chỉ to bằng các ngón tay và dài chừng hơn 10cm, hình thù rất xấu xí với đối mắt lòi ra, đầu như cá trê với hàm răng sắc nhọn, mình giống cá quả, da màu đen và có nhiều hoa văn nhìn như những hình xăm. Loài cá này khi sống trên cạn thì hô hấp bằng phổi, dưới nước hô hấp bằng mang nên chúng sống rất lâu.
"Đi săn cá còi phụ thuộc rất nhiều vào thời gian thủy triều lên xuống. Ở vùng biển Hậu Lộc này, thủy triều thường rút xuống khoảng 8 đến 9 giờ sáng, nên bà con đào, câu cá vào đúng thời điểm nóng nhất trong ngày, bởi chỉ đến khoảng 13 - 14 giờ chiều nước lại lên cao không bắt được nữa. Nghề đi bắt cá còi thường diễn ra từ tháng 12 cho đến tháng 7 âm lịch hàng năm" - ông Vũ Văn Cần (thôn Yên Lộc) chia sẻ.
Cho thu nhập "khủng"
Theo người dân địa phương thì cá còi là loài cá ăn thơm ngon, béo ngậy hơn cả thịt nên được thị trường ưa chuộng. Khoảng vài năm trở lại đây, cá còi được xuất sang Trung Quốc rất nhiều nên nghề này cũng mang lại thu nhập cao, ổn định cho người dân. Đầu vụ 1 kg cá còi thương lái thu mua tới 200 - 250.000 đồng, nên nhiều gia đình có 2 vợ chồng đi bắt cá thu được bạc triệu mỗi ngày là chuyện không hiếm. Thời điểm bây giờ, người dân cho biết gần cuối mùa nên giá cá chỉ còn 100.000 đồng/kg, nhưng được cái cá lúc nào cũng "cháy hàng", chỉ cần người dân lên đến bờ là đã có người chờ sẵn để thu mua.
Cá còi hiện nay được thương lái thu mua nhập cho các nhà hàng, khách sạn và xuất sang thị trường Trung Quốc. Theo một thương lái thì cá câu họ thu mua rồi nhập cho các nhà hàng vì loài cá này bị thường không sống lâu được, còn cá đào bắt thì họ đóng thùng xuất sang Trung Quốc. Cũng theo người này, cá còi đào được thường có giá cao hơn từ 30 - 50.000 đồng/kg so với cá câu và tùy từng thời điểm.
Người dân phấn khởi vì nghề "săn" cá còi cho thu nhập cao
Được biết, do nghề săn cá còi cho thu nhập cao, ổn định nên hiện nay cũng có rất nhiều người ở địa phương khác ngoài Đa Lộc như: Minh Lộc, Hải Lộc... cũng tham gia đi bắt cá còi. Thời điểm chính mùa bãi triều này có cả trăm người tham gia đi săn cá nên hiện nay cá còi cũng ngày một ít đi. Loài cá này sinh sản cũng nhiều, nhưng do thị trường Trung Quốc ưa chuộng nên người đi săn, bắt ngày một đông. Ngoài ra vùng triều này đang bị nhiều hộ gia đình cắm cọc đổ cát để nuôi ngao nên diện tích để cho cá còi sinh sống ngày một thu hẹp.
Ông Vũ Văn Đỉnh, Chủ tịch UBND xã Đa Lộc, cho biết: "Nghề đào bắt cá còi là một nghề có từ rất lâu của địa phương, mặc dù không phải là nghề chính nhưng lại mang lại thu nhập cao cho người dân. Mấy năm gần đây, vùng triều ngày một thu hẹp gây khó khăn cho người dân đánh bắt cá tự do nên chúng tôi đã phối hợp với lực lượng biên phòng yêu cầu các hộ nuôi ngao không được cắm cọc cách chân đê kè 500 m, giúp cho tàu bè ra vào thuận lợi và quan trọng hơn là giữ lại vùng triều để người dân có nơi đào bắt cá còi"
Nguyễn Thùy
Theo dantri
Bệnh nhân tại bệnh viện Bạch Mai nhảy lầu tự tử Sáng 7/6, một bệnh nhân đang điều trị tại khoa Hô hấp (BV Bạch Mai) đã nhảy lầu từ tầng 6 xuống đất tự tử và đã tử vong. TS.BS Dương Đức Hùng, Trưởng phòng KHTH cho biết, bệnh nhân là ông T.C.Đ (53 tuổi ở Hà Nội) bị ung thư phổi giai đoạn cuối đã xạ trị cách đây 4 tháng. Bệnh...