Tình trạng bạo lực học đường tại Hàn Quốc gia tăng
Theo khảo sát của Bộ Giáo dục Hàn Quốc công bố ngày 25/9, có 2,1% học sinh từ tiểu học đến trung học phổ thông tại nước này là nạn nhân của bạo lực học đường trong năm nay.
Đây là lần đầu tiên tỷ lệ này vượt quá 2% kể từ khi bắt đầu thống kê vào năm 2012. Con số này tăng 0,2 điểm phần trăm so với mức 1,9% của năm học trước.
Kết quả khảo sát cho thấy có 82.272 học sinh Hàn Quốc là nạn nhân của bạo lực học đường. Ảnh: world.kbs.co.kr
Khảo sát được thực hiện trên hơn 3,9 triệu học sinh từ lớp 4 đến lớp 12 trên cả nước Hàn Quốc. Kết quả cho thấy có 82.272 học sinh là nạn nhân của bạo lực học đường. Các hình thức bạo lực phổ biến nhất là bắt nạt bằng lời nói (39,4%), bạo lực thể chất (15,5%) và bạo lực qua mạng (7,4%). Đáng chú ý, bạo lực tình dục được ghi nhận chiếm 5,9%, cao nhất kể từ khi được khảo sát.
Một quan chức của Viện chính sách thanh niên quốc gia Hàn Quốc cho rằng số nạn nhân bạo lực học đường gia tăng là do sự nhạy cảm hơn về vấn đề này trong bối cảnh sự quan tâm của công chúng cũng ngày càng tăng.
Hàn Quốc công bố kế hoạch hạn chế 'cơn sốt' học thêm
Ngày 26/6, Chính phủ Hàn Quốc đã công bố kế hoạch nhằm hạn chế việc người dân chi tiêu ngày một tăng cho các lớp học thêm, ở các cơ sở giáo dục do tư nhân quản lý, điều hành - vốn được cho là một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ sinh giảm ở quốc gia này.
Học sinh Hàn Quốc tham dự kỳ thi năng lực quốc gia (CSAT) hằng năm để lấy điểm xét tuyển vào các trường đại học và cao đẳng. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Động thái này diễn ra 1 tháng sau khi Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol lên tiếng về việc đề thi tuyển sinh đại học ở nước này bao gồm nhiều câu hỏi nằm ngoài chương trình giảng dạy ở các trường công lập, một số câu được liệt vào dạng "hóc búa".
Phát biểu tại buổi họp báo, Bộ trưởng Giáo dục Hàn Quốc Lee Ju-ho cam kết loại bỏ các "câu hỏi hóc búa" trong các kỳ thi, vốn kéo theo tình trạng cạnh tranh gay gắt giữa phụ huynh và học sinh tại các lớp học thêm. Bộ trên tuyên bố sẽ đảm bảo tính công bằng cho kỳ thi tuyển sinh đại học.
Để đạt được mục tiêu này, Hàn Quốc sẽ thiết lập một ủy ban độc lập để lọc ra những "câu hỏi hóc búa", đánh giá mức độ công bằng của bài kiểm tra. Những giáo viên tham gia ra đề thi cũng sẽ bị cấm bán bộ câu hỏi, cung cấp các bài giảng hoặc tư vấn thông tin liên quan đến kỳ thi đại học trong khoảng thời gian nhất định.
Ngoài ra, Bộ Giáo dục Hàn Quốc cũng sẽ kiểm soát hệ thống giáo dục tư nhân, tăng cường giám sát hành vi quảng cáo phóng đại, sai sự thật.
Đề thi đại học chính thức bao gồm những "câu hỏi hóc búa" đã khiến phụ huynh và học sinh Hàn Quốc phải tìm đến các cơ sở học thêm, do tư nhân điều hành. Số liệu thống kê của Bộ Giáo dục và Cơ quan Thống kê Hàn Quốc cho thấy, trong năm 2022, người dân nước này phải chi khoản phí cao kỷ lục, lên tới 26.000 tỷ won (khoảng 20 tỷ USD) cho việc học thêm của trẻ, bất chấp số lượng học sinh, sinh viên nhập học giảm 0,9%. Đáng chú ý, cứ 10 học sinh thì có 8 em học thêm ở các cơ sở giáo dục tư nhân, tham gia vào các trường luyện thi (còn được gọi là Hagwon) trên khắp đất nước.
Áp lực phụ thuộc vào hệ thống giáo dục tư nhân khiến chi phí nuôi dạy con ở Hàn Quốc ở mức cao nhất thế giới, dẫn đến tâm lý e ngại có con, khiến tỷ lệ sinh của Hàn Quốc giảm xuống nhóm thấp nhất thế giới.
Vấn nạn bạo lực học đường ngày càng nhức nhối ở Hàn Quốc Sê-ri phim đình đám "The Glory" (Vinh quang trong thù hận)của Hàn Quốc đã đạt tỷ suất người xem cao đáng kinh ngạc, không chỉ bởi màn "lột xác" mãn nhãn của ngôi sao Song Hye Kyo, mà còn do bộ phim đã khắc sâu vào nạn bạo lực học đường - vấn nạn ngày càng nhức nhối ở "xứ sở kim chi"....