Tình trạng báo động: Video xin tình duyên, trục vong tràn ngập TikTok
Sau vụ việc YouTuber Thơ Nguyễn bị lên án vì đăng tải clip về búp bê tâm linh, nhiều người mới bàng hoàng nhận ra tình trạng này thực tế đang xuất hiện ngày một nhiều, nằm tràn lan trên các nền tảng xã hội.
Nếu là một người chơi TikTok, chắc chắn mọi người ít nhiều gì cũng từng “chạm mặt” 2,3 thậm chí là cả chục clip có nội dung xoay quanh giải hạn, xem tử vi, xin quẻ… Đồng nghĩa với đó là sự ra đời của biết bao “cô”, “cậu”, “thầy” online.
Không khó để bắt gặp các “thầy” xem tử vi online hoạt động rầm rộ trên TikTok. (Ảnh: TikTok)
Từ sự nghiệp, tình duyên cho đến cả sức khoẻ con người, tất cả đều được các “thầy”, “cô” toàn năng giải đáp thông qua những thứ được gọi là “tử vi”, “lá số”.
Một điểm chung mà mọi tài khoản dạng này đều không quên làm đó là rất nhiệt tình câu kéo người xem giải hạn, làm lễ với châm ngôn “lấy cái tâm làm đầu”. Tiếp đó là câu kêu gọi mọi người nhấn nút theo dõi kênh nhuần nhuyễn chẳng kém các Kols bây giờ.
Không chỉ có xem bói online, còn có rất nhiều kênh ngang nhiên kinh doanh những món đồ thuộc về tâm linh như bùa yêu, búp bê… Và cứ vài phút, những câu nói “chốt đơn” lại liên tục được cất lên.
Nhiều mặt hàng thiên về tâm linh ngang nhiên được bán trên TikTok. (Ảnh: TikTok)
Có thể thấy, mức độ lan truyền của các clip này rất lớn. Nếu để ý kĩ phần bình luận, có thể thấy đa số người “xin vía”, nhờ xem tử vi online đều có năm sinh từ 1997 đến 2006, thậm chí còn xuất hiện cả những em nhỏ sinh năm 2010-2011, một độ tuổi còn rất trẻ và đáng ra chưa được sử dụng nền tảng này.
Dù mọi thứ đều được dựa trên những suy luận vô căn cứ, nhưng số lượng người theo dõi các clip mang nội dung mê tín cũng không hề nhỏ, có clip còn có đến hàng trăm nghìn người yêu thích, phía dưới là hàng loạt bình luận gọi thầy, cảm ơn cô. Ví như clip xem tử vi cho những người sinh tháng 1-3-5-7-8-11 của tài khoản @C.Đ… đã có hơn 239 nghìn người thả tim.
Một clip xem tử vi cũng có đến hàng trăm nghìn người thả tim. (Ảnh: TikTok)
Để thu hút được lượng người xem lớn như vậy, các kênh này đều thực hiện những chiêu trò rất đỗi tinh vi. Chúng luôn tận dụng mọi cách để đánh đúng vào tâm lý gây tò mò của người xem, từ đó lợi dụng sự thiếu hiểu biết của họ để trục lợi về mình. Bên cạnh đó, chúng cũng tận dụng sự lỏng lẻo, nhiều sơ hở của nền tảng TikTok để ngang nhiên xuất hiện, tuyên truyền những thông điệp đi ngược lại tín ngưỡng và pháp luật Việt Nam.
Việc TikTok đề ra tiêu chuẩn cộng đồng cũng chỉ được dừng lại ở mặt hình thức. Còn hành động quản lý nội dung, bảo vệ người xem lại hời hợt và không được đề cao. Theo Zing đăng tải, Văn Khải – chuyên gia truyền thông từ Seaevent nhận định: ” TikTok không có cơ chế gắn nhãn nội dung theo lứa tuổi. Vì không gắn nhãn nên họ đồng thời cũng không chặn truy cập hay buộc đăng nhập để xem nội dung dành cho người lớn”.
Như vậy, bất kỳ ai cũng có thể xem được những nội dung trên TikTok, ngay cả nhóm đối tượng không được phép sử dụng nền tảng này. Cũng vì vậy nên khả năng lan truyền của nội dung độc hại là khó có thể đong đếm được.
Việc TikTok không kiểm soát chặt chẽ nội dung cũng là yếu tố khiến cho các nội dung độc hại thoải mái phát tán. (Ảnh minh họa: Zing)
Hiện nay, không khó để tìm được những video tiêu cực kiểu này trên mạng xã hội, thậm chí chẳng cần làm gì chúng cũng tự hiện lên. Và khi những video như vậy bị phát tán, chúng sẽ gây nên rất nhiều hệ luỵ nghiêm trọng. Trong đó, ảnh hưởng nhất chính là những người em nhỏ đang ở độ tuổi chưa vị thành niên, còn đang hoàn thiện nhận thức.
Chúng rất dễ bị những thứ mà bản thân nghe, nhìn tác động đến nhận thức, từ đó dễ dàng bắt chước theo mà không hay biết đến hậu quả. Việc nhìn thấy những video mê tín dị đoan cũng vậy, chúng có thể khiến trẻ bị méo mó, lệch lạc về tư duy.
Chia sẻ trên Doanh nghiệp và Tiếp thị, Ths.Bs nội trú Nguyễn Viết Chung, Giảng viện bộ môn tâm thần – tâm lý lâm sàng, Đại học Y Dược (Đại học Quốc Gia Hà Nội), bác sĩ khoa Quốc tế, Bệnh viện E cho biết: ” Đứa trẻ nếu tiếp xúc với những nội dung mê tín có thể khiến sau này trẻ sẽ mê tín quá mức”.
Những clip mang nội dung mê tín có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến trẻ nhỏ. (Ảnh: Chụp màn hình)
Nhìn nhận lại mọi thứ, chúng ta có thể dễ dàng thấy tình trạng và mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng của các video trục vong, xem tử vi, bán búp bê…trên mạng xã hội. Nếu không nhanh chóng xử lý tình trạng này, chúng sẽ còn gây nên nhiều hệ luỵ đáng tiếc hơn nữa.
Ngoài việc siết chặt quản lý nội dung từ TikTok, mỗi người xem cũng cần “né” những dạng nội dung kiểu này, như vậy vừa tránh “tiền mất tật mang”, vừa không cổ xuý cho những kẻ dùng tâm linh trục lợi.
Đặc biệt, các bậc phụ huynh phải chủ động bảo vệ con cái của mình, tránh để trẻ nhỏ tự ý sử dụng điện thoại và xem được những nội dung không phù hợp với lứa tuổi. Tất nhiên, để loại bỏ hết tình trạng này là rất khó nhưng không phải là bất khả thi. Một trong những cách để làm được điều đó là cha mẹ nên hướng trẻ đến những hoạt động bổ ích hơn, thường xuyên chơi đùa, trò chuyện cùng trẻ…
Các thông tin đời sống xã hội sẽ được liên tục cập nhật tại YAN!
Sau vụ YouTuber Thơ Nguyễn, tràn lan nội dung liên quan Kumanthong trên TikTok
Sau sự việc YouTuber Thơ Nguyễn 'xin vía' trên TiKTok bị cộng đồng phản đối vì ảnh hưởng không tốt đến trẻ em, chúng tôi đã thử gõ từ khóa 'Kumanthong' thì trên mạng xã hội này xuất hiện rất nhiều nội dung tương tự.
Hình ảnh thờ Kumanthong được chia sẻ trên TikTok - CHỤP MÀN HÌNH
Tìm Kumanthong trên TikTok không khó
Mới đây, trên kênh TikTok hơn 900.000 lượt theo dõi của mình, YouTuber nổi tiếng Thơ Nguyễn đã đăng một đoạn clip dài gần 1 phút về việc xin vía học giỏi cho các em học sinh gây tranh cãi.
Trong clip này, Thơ Nguyễn ôm 1 con búp bê với tên gọi Cư Ma Mập, tự xưng "mẹ" và gọi búp bê là "con". Đoạn clip sau khi được đăng tải đã nhận phản ứng dữ dội từ cộng đồng mạng, đặc biệt là các bậc phụ huynh có con cái thường xuyên theo dõi kênh YouTube của Thơ Nguyễn. Trong đó, nhiều ý kiến cho rằng Thơ Nguyễn đang ngầm nhắc đến, thậm chí là truyền bá việc nuôi Kumanthong (1 loại búp bê tâm linh có nguồn gốc từ Thái Lan, được nuôi như con người). Nhiều người bày tỏ lo lắng bởi đoạn video có thể gây ảnh hưởng, làm lệch lạc suy nghĩ của trẻ nhỏ.
YouTuber Thơ Nguyễn "cảm thấy suy sụp" sau vụ xin vía búp bê
YouTuber Thơ Nguyễn suy sụp sau vụ lùm xùm trên mạng xã hội
Hôm qua (11.3), Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Cục An ninh chính trị nội bộ (A03) cũng đã mời chủ tài khoản Thơ Nguyễn lên làm việc về dấu hiệu vi phạm truyền bá mê tín dị đoan.
Đại diện truyền thông TikTok khẳng định nền tảng này không cho phép các nội dung có tính sai lệch gây ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của người dùng. TikTok cũng cam kết phát triển một môi trường sáng tạo an toàn và thân thiện với tất cả người dùng. Sự an toàn của người dùng luôn là ưu tiên hàng đầu của TikTok. Hiện TikTok đang nỗ lực loại bỏ các nội dung vi phạm và sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ để có những giải pháp xử lý kịp thời.
Tuy vậy, sau động thái phản hồi của TikTok, trong những ngày qua trên nền tảng này vẫn còn xuất hiện nhiều clip của người dùng có nội dung về Kumanthong. Những hội nhóm hay cá nhân tạo thành một trào lưu bằng những hình thái mê tín có liên quan đến Kumanthong hoạt động rầm rộ.
Không khó để tìm kiếm nội dung "xin vía" trên TiKTok
Cụ thể, khi gõ từ khóa về Kumanthong trên nền tảng TikTok, lập tức xuất hiện hàng ngàn lượt tìm kiếm, đường dẫn đến nội dung này. Theo quan sát, những tài khoàn này đa phần đều đăng tải những hoạt động mê tín, tôn thờ, "xin vía".
Thậm chí còn có những tài khoản chia sẻ cách làm phép và kinh doanh bùa chú, Kumanthong một cách công khai. Trong đó, một tài khoản có tên A.T.P. có hơn 38.000 lượt thích trên trang chia sẻ cách thờ cúng, rao bán rộng rãi Kumanthong.
YouTuber Thơ Nguyễn nộp thuế bao nhiêu trước lùm xùm xin vía búp bê?
Tài khoản có tên P.H.T có hơn 27.000 lượt theo dõi đã đăng hàng trăm clip với cùng nội dung mua bán bùa chú kèm hình ảnh Kumanthong. Trong một đoạn clip, tài khoản này đăng hình ảnh một búp bê Kumanthong kèm lời nhắn: "Con mới về nước, con chuyên về đỏ đen, làm ăn. Ba mẹ nào đánh bài, cá cược, cầu xin số lô đề nên thỉnh con nha. Con độ về đỏ đen rất mạnh...".
Một tài khoản rao bán bùa chú, Kumanthong trên TikTok
Theo điều khoản quy định của TikTok, người trên 13 tuổi mới có thể sử dụng nền tảng này. Tuy nhiên, chỉ cần một chiếc điện thoại tải ứng dụng, bất kỳ ai, thậm chí là trẻ em đều có thể xem một cách dễ dàng.
Trẻ em là đối tượng dễ bị xâm hại trên mạng
Luật sư Trần Thị Ngọc Nữ (Hội bảo vệ quyền trẻ em TP.HCM) cho rằng hiện nay trẻ em là đối tượng dễ bị xâm hại. Không những về thể chất mà trẻ còn bị xâm hại bởi tinh thần, suy nghĩ trong môi trường mạng xã hội. Đó là một dạng xâm hại khó nhận biết nhất với trẻ em và giới trẻ. Thực tế cho thấy đối tượng trẻ vị thành niên thường bắt chước, thực hành những điều trên mạng mách bảo hoặc các trào lưu biến tướng khác.
Những 'hot trend' chết chóc trên mạng xã hội xúi giục trẻ em bắt chước
Đầu tiên để bảo vệ trẻ em không ai khác chính là cha mẹ. Bởi cha mẹ là người chăm sóc, tiếp xúc với con cái nhiều nhất. Do đó, việc quản lý con phải chặt chẽ hơn nữa. Cha mẹ phải quan tâm, sát sao con cái khi sử dụng mạng xã hội.
Theo luật sư Nữ về vấn đề bảo vệ trẻ em trên mạng xã hội hiện nay còn khá lỏng lẻo. Pháp luật chưa thật sự sâu sát về vấn đề trên. Tuy vậy, khi phát hiện vụ việc các nhà quản lý phải thực thi, buộc bên cung cấp nền tảng phải tháo bỏ nội dung và chế tài những người vi phạm. Yêu cầu người đăng tải nội dung phải xin lỗi công khai trên không gian mạng.
Trẻ em là đối tượng dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường mạng xã hội
Luật sư Nữ cũng nói thêm, việc tuyên truyền văn hóa mê tín dị đoan cũng được pháp luật quy định. Cụ thể theo Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP về việc vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội.
Người vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi: Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;
Cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc. Buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả bằng cách gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2.
"Đã đến lúc câu chuyện trẻ em với mạng xã hội cần được cơ quan chức năng quan tâm nhiều hơn. Các chuyên gia, cơ quan bảo vệ trẻ em cần cụ thể hóa vấn đề trẻ em với không gian mạng. Ngoài ra, cũng cần những nghiên cứu xã hội học chuyên sâu hơn nữa về tác hại từ mạng xã hội đới với trẻ em", luật sư Nữ nhấn mạnh.
Clip xin vía học giỏi: Biết YouTube nhảm con hay xem mẹ nên chặn, thay bằng 4 kênh này! Để giúp con tránh tiếp xúc với những kiến thức độc hại, mẹ nên chú ý đến việc cho trẻ xem YouTube và chọn lựa cho con những kênh lành mạnh. Những ngày gần đây, vụ việc YouTuber Thơ Nguyễn đăng tải một clip ngắn trên TikTok chia sẻ việc cô nói chuyện với búp bê để "xin vía học giỏi" cho các...