Tính toán của Trung Quốc khi mua dầu thô Mỹ
Lượng dầu Trung Quốc mua của Mỹ chỉ tương đương lượng dầu mà Trung Quốc nhập khẩu trong vòng khoảng 2 giờ đồng hồ.
Thông tin trên Reuters ngày 14/1 cho biết, công ty lọc hóa dầu quốc doanh Sinopec của Trung Quốc đã mua lô dầu thô đầu tiên từ Mỹ sau khi Washington dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu kéo dài 40 năm qua.
Unipec, công ty con phụ trách mảng thương mại của Sinopec, có lợi thế là các bể chứa dầu thuê ở khu vực Caribbean. Các bể chứa này cho phép Sinopec pha trộn dầu đá phiến của Mỹ với các loại dầu thô nặng có giá rẻ hơn của khu vực Mỹ Latin để tạo thành một hỗn hợp dầu phù hợp với các nhà máy lọc hóa của Sinopec tại Trung Quốc.
Một nhà máy lọc dầu ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc – Ảnh: AP/WSJ.
Do một số hạn chế về vận chuyển ở bờ Vịnh Mexico, lô dầu đầu tiên mà Sinopec mua của Mỹ sẽ chỉ vào khoảng 600.000 thùng, một số lượng khá nhỏ và chỉ tương đương lượng dầu mà Trung Quốc nhập khẩu trong vòng khoảng 2 giờ đồng hồ. Giá trị lô hàng này vào khoảng 20 triệu USD, so với mức thâm hụt thương mại mỗi tháng khoảng 30 tỷ USD của Mỹ với Trung Quốc.
Dự kiến, lô dầu đầu tiên mà Trung Quốc mua từ Mỹ sẽ rời cảng ở Vịnh Mexico vào tháng 3 năm nay.
Video đang HOT
Trung Quốc là quốc gia nhập khẩu dầu lớn thứ nhì thế giới và các nước thuộc Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) hiện cung cấp khoảng 60% lượng dầu mà Trung Quốc nhập khẩu. Nếu so sánh quãng đường vận chuyển dầu, rõ ràng các nước OPEC có lợi thế hơn nhiều so với Mỹ trong việc cung cấp dầu cho Trung Quốc. Tuy nhiên, việc Trung Quốc mua dầu của Mỹ, dù với một lượng nhỏ, rõ ràng vẫn có ý nghĩa biểu tượng quan trọng khi nước này trở thành khách hàng châu Á đầu tiên của các công ty dầu lửa Mỹ kể từ khi lệnh cấm xuất khẩu dầu được dỡ bỏ và về lâu dài, Trung Quốc hoàn toàn có thể trở thành khách hàng thường xuyên của Mỹ.
Trước đó, Bloomberg từng cho biết, các khách hàng châu Á không chuộng dầu thô Mỹ vì nhiều nhà máy lọc dầu ở khu vực châu Á được thiết kế để xử lý loại dầu thô nặng và rẻ hơn với hàm lượng lưu huỳnh cao hơn. Ngoài ra, để đến châu Á, dầu đá phiến nhẹ hơn, sạch hơn từ Mỹ sẽ phải đi một chặng đường xa hơn một phần ba so với quãng đường vận chuyển dầu từ Trung Đông và do đó chi phí phí sẽ cao hơn.
“Dầu thô nhẹ của Mỹ không hiệu quả về kinh tế đối với các nhà máy lọc dầu châu Á”, ông B.K. Namdeo, Giám đốc bộ phận lọc dầu của tập đoàn Xăng dầu Hindustan (Ấn Độ) nói.
Ông Masashi Nakayama, Tổng giám đốc bộ phận dầu thô và vận chuyển dầu ở Công ty Hóa dầu Cosmo Oil (Nhật), cho rằng đối với các nhà máy lọc dầu Nhật, mua dầu thô Mỹ sẽ không tạo ra lợi nhuận nhiều như dầu thô từ Trung Đông.
Tuy nhiên, với Trung Quốc, mọi sự có thể khác. Chuyên gia nghiên cứu năng lượng Wu Kang ở Công ty Tư vấn năng lượng FGE có trụ sở London cho biết Trung Quốc có thể mua dầu thô Mỹ vì một số công ty lọc dầu Trung Quốc muốn pha trộn dầu thô ngọt của Mỹ với dầu thô nặng và rẻ của Trung Đông. Các nhà máy lọc dầu quy mô nhỏ chiếm một phần ba năng suất lọc dầu của Trung Quốc và 13 nhà máy lọc dầu trong số đó đã được cấp hạn ngạch nhập khẩu tổng cộng 55 triệu tấn dầu mỗi năm.
Một lý do khác có thể thúc đẩy Trung Quốc nhập khẩu dầu thô của Mỹ, đó là Bắc Kinh sẽ có thêm một sự lựa chọn để tránh quá phụ thuộc vào dầu thô Trung Đông.
An Nhiên (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Đặc nhiệm "tìm diệt IS" của Mỹ đến Iraq
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter ngày 13-1 thông báo một lực lượng mới chuyên trách các hoạt động đặc biệt của Mỹ đã đến Iraq để chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.
Ông Carter tiết lộ việc triển khai lực lượng trên trong một bài phát biểu trước binh lính Mỹ nhằm nhấn mạnh những nỗ lực chống IS của nước này tại Iraq và Syria.
"Lực lượng viễn chinh đặc nhiệm tôi công bố trong tháng 12-2015 đã đến nơi và đang chuẩn bị làm việc với người Iraq để tiêu diệt các chỉ huy và tay súng thánh chiến của IS" - ông Carter tuyên bố tại Fort Campbell, bang Kentucky.
Binh lính Iraq trong một đợt huấn luyện Ảnh: REUTERS
Đây là hoạt động tăng cường quân lực mới nhất của Mỹ nhằm gây áp lực quân sự lên IS dù lực lượng đặc nhiệm mới triển khai đến Iraq chỉ 200 người. Bài phát biểu của ông Carter còn nhấn mạnh những tiến bộ của lực lượng Iraq, bao gồm việc giành quyền kiểm soát thành phố Ramadi và sự tiến bộ của quân nổi dậy do Mỹ hậu thuẫn ở Syria.
Ông Carter cũng sẽ triển khai thêm 1.800 lính thuộc Sư đoàn 101 đến Iraq trong vài tháng tới. Phần lớn trong số này sẽ tham gia huấn luyện lực lượng Iraq và người Kurd.
Trước chỉ trích của Đảng Cộng hòa cho rằng chiến lược tiêu diệt IS của Tổng thống Barack Obama là thiếu sót và không hoàn thiện, ông Carter nói ông sẽ đến Paris - Pháp vào tuần tới để gặp bộ trưởng quốc phòng 6 nước (Pháp, Anh, Úc, Đức, Ý, Hà Lan) và bàn về cuộc chiến chống IS.
Tuy nhiên, Úc vừa lên tiếng từ chối yêu cầu của Mỹ về việc bổ sung lực lượng cho cuộc chiến chống IS ở Trung Đông.
Bộ trưởng Quốc phòng Úc Maris Payne phát biểu hôm 43-1: "Úc đã xem xét lời yêu cầu. Chúng tôi tham gia vào các hoạt động không kích và đào tạo cho lực lượng an ninh Iraq. Chính phủ cũng đã thông báo với Bộ trưởng Mỹ Carter rằng đóng góp của chúng tôi sẽ vẫn như cũ".
Từ cuối năm 2014, Úc đưa máy bay chiến đấu Super Hornet, máy bay hỗ trợ và 600 lính phòng không cùng lính đặc nhiệm đến Iraq chiến đấu với IS. Năm 2015, chiến dịch của Úc mở rộng sang Syria.
H.Bình (Theo Reuters)
Theo_Người lao động
Tổng thống Mỹ coi thường hay e sợ Nga-Trung? Ông Obama cho rằng Mỹ mới là bên đặt ra luật chơi chứ không phải Trung Quốc, trong khi Nga đang dồn sức chống đỡ ở Ukraine và Syria. Sáng 13/1 theo giờ Việt Nam, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đọc Thông điệp Liên bang cuối cùng của mình trước quốc hội Mỹ. Ông Obama đã đề cập tới nhiều vấn đề...