Tình tiết mới có lợi cho Djokovic trong vụ kiện “đòi lại” thị thực
Novak Djokovic tuyên bố đã nhận được một lá thư từ cơ quan di trú Australia vài ngày trước khi đến Melbourne, nói rằng anh được tự do đi lại khi đến Australia.
Trong các tài liệu của Tòa án Liên bang được công bố vào chiều nay (8/1, theo giờ Việt Nam), các luật sư của Novak Djokovic tuyên bố rằng anh đã nhận được thư từ Bộ Nội vụ Australia vào ngày 1/1/2022.
Bức thư đó nêu rõ rằng chuyến đi tới Australia của Djokovic đã được thẩm định và các câu trả lời trong thư “chỉ ra rằng Djokovic đáp ứng các yêu cầu về việc đến Australia mà không cần cách ly bởi đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép anh đến”.
Djokovic bị buộc phải ở lại khách sạn Park trong khi chờ đợi.
Các tài liệu được nộp cho tòa án cho biết Djokovic được cấp thị thực nhập cảnh vào Australia vào ngày 18/11. Vào ngày 30/12 tay vợt người Serbia nhận được giấy chứng nhận miễn trừ y tế từ giám đốc y tế của Tennis Australia, đơn vị tổ chức Australian Open 2022.
Việc miễn trừ y tế ghi nhận rằng Djokovic có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 bằng xét nghiệm PCR vào ngày 16/12 năm ngoái nhưng không bị sốt hoặc các triệu chứng khác trong 72 giờ trước đó.
Tuy nhiên, việc Djokovic tái nhiễm Covid-19 hay không đang là một dấu hỏi lớn. Vì ngày 17/12, Djokovic tham gia một buổi lễ của chính phủ Serbia để vinh danh anh thông qua việc phát hành con tem bưu chính có hình của Djokovic. Những hình ảnh Djokovic tham dự buổi lễ trên được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội.
“Cảm ơn đất nước hào phóng của tôi vì món quà hiếm có này. Tôi xin cúi đầu biết ơn”, Djokovic đăng tải trên trang cá nhân ngày 17/12.
Djokovic tham dự sự kiện vinh danh anh tại Serbia ngày 17/12.
Video đang HOT
Hiện tại Djokovic đang bị giữ lại tại khách sạn Park ở Carlton sau khi chính phủ liên bang hủy thị thực của anh. Djokovic đối mặt với yêu cầu bị trục xuất ngay lập tức, tuy nhiên các luật sư của anh nhanh chóng đệ đơn kiện lên Tòa án Liên bang và vụ việc được xét xử vào thứ Hai tới (10/1), vì vậy Djokovic sẽ tiếp tục ở lại Australia chờ kết quả xét xử.
Tay vợt đang sở hữu 20 danh hiệu Grand Slam thông qua các tài liệu pháp lý của mình tuyên bố có ba cơ sở để kháng cáo việc hủy thị thực của anh.
Trong các tài liệu, Djokovic cho biết anh bị từ chối quy trình công bằng trong cuộc phỏng vấn tại sân bay Melbourne. Djokovic khẳng định anh đã bị từ chối tiếp cận với nhóm pháp lý của mình.
Djokovic lập luận rằng việc bị phỏng vấn một mình đi ngược lại với hướng dẫn từ nhóm chuyên gia ATAGI, đồng thời Lực lượng Biên phòng không xem xét các tình tiết giảm nhẹ nằm ngoài tầm kiểm soát của Djokovic.
Djokovic dẫn chứng hướng dẫn miễn trừ y tế của ATAGI xác định rõ việc nhiễm Covid-19 là trường hợp miễn trừ hợp lệ để hoãn tiêm chủng trong sáu tháng.
Nhóm pháp lý của Djokovic cũng tranh luận về các trang web và tài liệu của chính phủ, bao gồm Hướng dẫn tờ khai đăng ký du lịch khi tới Australia và trang web của Bộ Y tế Australia, tất cả đều thực hiện theo hướng dẫn của ATAGI.
Người hâm mộ biểu tình để ủng hộ Djokovic.
Người hâm mộ Serbia đang ủng hộ Djokovic.
Các luật sư của Djokovic cho biết anh bị phỏng vấn từ 0 giờ 21 phút sáng thứ Năm cho đến 0 giờ 52 phút sáng. Sau đó vào khoảng 4 giờ sáng, Djokovic được thông báo rằng thị thực của anh có khả năng bị hủy bỏ.
Djokovic được hỏi liệu anh có thể cung cấp thêm bất kỳ lời giải thích nào về hoàn cảnh của mình. Tay vợt người Serbia đề nghị đưa ra câu trả lời vào 8 giờ sáng để anh có thể nói chuyện với các cố vấn.
Các tài liệu từ một quan chức của Lực lượng Biên phòng cho biết: “Điều đó hoàn toàn ổn, tôi đã nói chuyện với những cấp trên của mình và họ rất vui khi nhanh chóng kết thúc vấn đề”.
Một cuộc họp khác được tổ chức vào khoảng 6 giờ sáng, thay vì 8h30 sáng theo kế hoạch ban đầu. Các quan chức của lực lượng biên phòng đối mặt với áp lực phải quyết định xem có nên hủy bỏ thị thực của Djokovic hay không. Kết quả cuối cùng là thị thực của Djokovic bị hủy vào lúc 7 giờ 42 sáng.
Từ vụ việc của Djokovic, các hồ sơ miễn trừ y tế đang được Lực lượng Biên phòng của Australia rà soát lại. Ngày hôm qua, Renata Voracova đã bị trục xuất khỏi Australia. Tay vợt người CH Séc tới Australia vào tháng trước để tham dự Melbourne Summer Set, giải đấu khởi động cho Australian Open 2022. Tuy nhiên sau khi rà soát lại hồ sơ miễn trừ y tế, Voracova bị trục xuất bởi lý do tay vợt người CH Séc đưa ra trong hồ sơ là nhiễm Covid-19 trong sáu tháng gần đây (như lý do của Djokovic).
Tay vợt Renata Voracova đã bị trục xuất
Voracova bị trục xuất có thể là tin không vui cho Djokovic dù anh còn phiên xét xử vào thứ Hai tới. Chút tin vui nhỏ cho tay vợt người Serbia, anh sẽ không cần phải lo lắng về việc có được tham dự Roland Garros hay không, giải đấu anh cũng đang là nhà đương kim vô địch.
Bộ trưởng Thể thao Pháp, Roxane Maracineanu đã tuyên bố Djokovic sẽ được dự Roland Garros mà không cần tiêm vắc xin phòng Covid-19.
Báo chí thế giới nóng vụ Djokovic không được nhập cảnh Australia: Đào bới đời tư lập dị
Báo chí thế giới đã có những phản ứng trái chiều về vụ Djokovic bị ngăn vào Australia.
Novak Djokovic đã là một nhân vật gây tranh cãi trong quá khứ vì nhiều lý do dù chủ yếu liên quan đến tennis, nhưng sự việc nhập cảnh không thành của Djokovic tại Australia đã khiến tay vợt người Serbia trở thành đích ngắm của dư luận toàn cầu vì những lý do thực sự ngoài chuyên môn trong nhiều giờ qua.
Dòng tít của hãng thông tấn Nga RT: "Djokovic không đáng bị đổ lỗi và sỉa sói"
Djokovic đã công bố mình sẽ dự Australian Open 2022 do được ban tổ chức giải miễn trừ không phải công khai tình trạng tiêm vaccine, một cách nói lảng thực tế rằng tay vợt này đã từng công khai phản đối vaccine trong quá khứ và vẫn chưa chừa sau vụ việc ở Adria Tour 2020. Tuy nhiên chính phủ Australia lại hoàn toàn không cho phép điều đó, họ lập tức giữ Djokovic lại trong nhiều giờ sau khi xuống sân bay và sau đó hủy visa của tay vợt này.
Djokovic sẽ bị trục xuất trở lại Serbia và sự kiện lập tức gây ra nhiều phản ứng trái chiều từ dư luận. Báo giới tại Serbia đều bày tỏ sự ủng hộ với Djokovic và chỉ trích chính phủ Australia đã làm mất thì giờ của anh, cũng như quá khắt khe trong chính sách về vaccine. Họ so sánh với chính sách của chính Serbia, mặc dù nước này bị WHO điểm mặt là quốc gia có tỷ lệ nhiễm hàng ngày cao nhất châu Âu hồi đầu tháng 10/2021.
Hãng thông tấn Nga RT thì cho rằng Djokovic không đáng bị sỉa sói như vậy, và những lời chỉ trích cần được "chỉ về đúng hướng". RT chỉ ra rằng hiệp hội Tennis Australia đã thành lập 2 tiểu ban để xem xét quyền miễn trừ vaccine cho các tay vợt có tình trạng sức khỏe đặc biệt, và cho phép các tay vợt được bảo mật thông tin về sức khỏe bản thân. "Djokovic không phải người làm ra luật, anh ấy hơn nữa đã đáp ứng được những yêu cầu của Tennis Australia, do đó sự chỉ trích phải nhằm về chỗ khác", RT bình luận.
Ý kiến của tờ The Age: "Góc nhìn của Djokovic là sai, nhưng anh ấy không nên bị la ó"
Tờ nhật báo The Age của thành phố Melbourne thì cho rằng dư luận không nên nặng nề với Djokovic làm gì dù quan điểm của anh có sai. "The Age đã luôn nhấn mạnh rằng mọi người nên tiêm vaccine và báo chúng tôi ủng hộ sự thắt chặt luật lệ liên quan đến vấn đề này. Nhưng mặt khác Djokovic đã tuân thủ yêu cầu của Tennis Australia, vấn đề giờ chỉ là giữa họ và chính phủ có mâu thuẫn quan điểm và đó không phải là lỗi của Djokovic".
Nhật báo USA Today của Mỹ cũng cho rằng vụ trục xuất Djokovic không phải điều gì hay cho hình ảnh của chính phủ Australia dù họ làm đúng, nhưng đồng thời nhấn mạnh sẽ chẳng có gì phức tạp nếu Djokovic tiêm vaccine. "Chúng ta đang nói đến một đất nước mà chỉ 46% dân số tiêm vaccine đầy đủ và rất nhiều người tin vào những học thuyết y tế vô lý. Djokovic, làm ơn tiêm vaccine và những chuyện này sẽ chẳng thành vấn đề", tờ này đánh giá.
Nói đến học thuyết y tế vô lý, tờ Daily Mail của Anh đặc biệt khơi lại những vụ việc trước đây Djokovic thể hiện lối sống lập dị của mình. "Djokovic livestream trên Instagram và truyền bá rằng suy nghĩ tích cực có thể thanh tẩy độ vẩn đục của nước. Và cũng trên cùng livestream đó Djokovic quảng cáo sản phẩm chai nước uống bổ não với giá 50 USD. Vậy Djokovic có tin vào lý thuyết thực tiễn của y tế khi chữa trị chấn thương của bản thân anh ta không?", tờ này đặt câu hỏi.
"Chào mừng tới thế giới lập dị của Djokovic" - bài viết của Daily Mail về đời tư của tay vợt người Serbia
Trong khi đó tờ Canberra Times chỉ trích cả Djokovic lẫn Tennis Australia vì gây ra sự việc này. "Không ai đứng trên luật lệ ở đất nước này huống chi Djokovic không phải một công dân Australia. Và Tennis Australia cũng phải chịu trách nhiệm vì đã tự ý cho mình cái quyền được miễn trừ cho các tay vợt trong khi chính phủ mới là bên thi hành luật lệ", tờ này viết.
Giáo sư luật công cộng Mary Crock của trường đại học Sydney đã có cuộc phỏng vấn trên Fox Sports Australia và bà cho rằng Djokovic đáng lẽ phải giải quyết vấn đề visa ngay tại nước mình thay vì sang đây. "Djokovic lẽ ra phải giải quyết các thủ tục visa tại Serbia với đại sứ quán Australia. Đây là một thời điểm chính phủ Australia rất cẩn trọng với vấn đề nhập cảnh và việc kiện tụng cũng sẽ không giải quyết được gì", bà Crock nói.
Những bê bối trong sự nghiệp của Djokovic Dù có sự nghiệp lừng lẫy, Novak Djokovic nhiều lần lên tiêu đề của các trang báo vì những sai lầm. Lập trường chống vaccine: Djokovic đã thông báo với người hâm mộ rằng được miễn trừ y tế để tham dự Australian Open, nhưng khi đến sân bay, anh bị giữ lại do không thể cung cấp chứng cứ phù hợp với...