Tình thương của nội
Ông nội tôi có chín người con, cô Hai chẳng may mất sớm. Dù đã hơn 25 năm trôi qua nhưng nỗi đau mất con vẫn canh cánh trong lòng nội. Thỉnh thoảng ông chống gậy ra vườn, mắt đau đáu nhìn về nơi có nấm mồ của cô.
ảnh minh họa
Mỗi lần nhìn ông ngồi thẫn thờ, ai cũng biết ông nhớ cô Hai. Bà nội tôi kể, ông bà nội cưới nhau lâu lắm mới sinh được cô. Ngày cô Hai chào đời, ông chạy khắp xóm khoe con. Rồi một bầy con sau ra đời, ông nội cũng vui lắm, nhưng vẫn không bằng niềm vui có được đứa con đầu đời sau bao nhiêu năm mòn mỏi đợi mong. Những năm 1960, miền Nam chiến tranh tàn phá dữ dội, ông bà nội phải ôm con chạy từ vùng này qua vùng khác lánh nạn. Cô Hai ham học, thương cô, dù khổ dù đói ông nội vẫn quyết tâm lo cho con cái chữ.
Sau hòa bình, chín người con của nội đều học hành đỗ đạt. Các em lần lượt có vợ, có chồng chi cô Hai vẫn sống một mình, ngày đi dạy, đêm về hủ hỉ với ông bà nội. Năm đó, ngày Tết cận kề, cô ngồi may quần áo cho bầy cháu. Chợt cô kêu đau đầu. Ông nội chèo xuồng đưa cô lên bệnh viện, chưa kịp đến nơi thì cô đã ra đi vĩnh viễn. Nỗi đau quá đột ngột khiến nội tôi già hẳn.
Video đang HOT
Nội dặn dò các con các cháu phải luôn nhớ và dành thời gian về nhà ngày giỗ cô. Nội bảo cô không chồng, không con mà con cháu lại không quan tâm nữa thì sẽ cô đơn lắm. Vì vậy, năm nào ngày giỗ của cô, con chau của nội đều tập trung về đầy đủ nhất. Thỉnh thoảng có đứa không sắp xếp về được, lòng đầy ái ngại. Tết đó, nhân lúc con cháu tê tưu, nội từ tốn bảo “tụi con ở xa lại bận bịu công việc, thôi từ nay ngày giỗ của cô, đứa nào về được thì về, còn không thì nhớ gọi điện nhờ người ở nhà thắp cây nhang cho cô, được vậy nội cũng vui rồi”.
Từ đó đến nay cứ đến ngày giỗ cô tôi, nội lại ngồi bên chiếc điện thoại bàn, chuông vừa reo, nội vội bắt máy rồi cười móm mém đứng lên thắp một cây nhang. Mẹ tôi kể, đứa nào quên hoặc gọi trễ là nội gặp ngay “phụ huynh” để hỏi thăm. Bao nhiêu năm, đến bữa cơm nội vẫn xới chén đầy, gắp thức ăn rồi gác ngang đôi đũa gọi cô về ăn cùng gia đình.
Cuộc sống tha phương tất bật, mấy anh chị em họ của tôi đôi khi cả năm chưa một lần gặp gỡ hay điện thoại cho nhau, nhưng cứ gần đến ngày cung cô là í ới gọi nhau. Nhờ vậy mà mấy anh chị em tôi dù ít gặp nhau vẫn cảm thấy gần gũi, thương yêu nhau.
Những đứa cháu sau này, đứa nào học giỏi nội khen giống cô Hai, đứa nào khéo tay nội cũng khen giống cô Hai. Mấy chị em tôi đi học xa, mỗi lần về thăm nhà, câu đầu tiên nội hỏi là “thắp nhang cho cô Hai chưa?”. Ngày chúng tôi trở lại trường, câu tiễn đưa của nội cũng là “thắp nén nhang từ giã cô nghen con”. Cứ thế, từng thế hệ cháu, chắt lớn lên đã quen thuộc với hình ảnh của cô qua tình yêu của nội.
Theo PNO
Đợi chờ trong hạnh phúc
Thế là chồng lại nhận được lệnh điều động đi công tác hai tuần. Em có cảm giác trông ngóng. Xé mỗi tờ lịch lại mừng vì ngày "bồ nhí" về ngày một gần hơn.
Em có cơ hội "đốt tiền" điện thoại ngồi buôn với "tình nhân" như hồi còn cưa cẩm, lại được dịp nhắn tin mùi mẫn: "Anh về nhanh em kể cho nghe chuyện này, hài lắm", nhưng chỉ vài phút sau đã không giữ miệng nổi, lại ngồi luyên thuyên đến khuya.
Em lại có thời gian nghĩ ra một món gì đó mới lạ để chào đón người sắp đi xa về, có thêm thời gian mà hồi tưởng và sống dậy những ngày tươi trẻ, xa nhau để thêm yêu quý trân trọng những ngày bên nhau. Chờ đợi để biết rằng, trong cuộc sống của mình, vẫn còn có điều cần hy vọng trở thành hiện thực.
Ở trong căn nhà rộng cảm giác thật trống trải, em vác laptop vào buồng riêng rồi đóng chặt hết tất các cửa, đành thức khuya vì biết có đi ngủ sớm cũng không thể nào tự ru mình vào giấc. Giường có hai cái gối mà hàng ngày toàn chỉ dùng có một, một cái em để kê chân, bởi chẳng gối nào êm ái mềm mại bằng cánh tay chồng.
Giờ vắng chồng em cứ thấy sợ, phải gọi nhóc con sang ngủ cùng, bạn ấy quen ngủ một mình nên cứ trằn trọc vẻ khó ngủ, trong khi mẹ đang thiu thiu vào giấc thì cậu ta đưa bàn tay vé xíu vỗ vào chân rồi vào bụng mẹ và lẩm bẩm: "Mẹ ngủ ngon nhé, em bé ngoan đừng quấy mẹ nhé, anh vỗ nhẹ thôi". Em tủm tỉm nghĩ thầm: "Anh về mà xem, mới có có một tuần mà lũ trẻ lớn hết cả rồi!".
Chồng đi vắng việc to nhỏ gì cũng đến tay nên em chợt thấy oải, liền than với "trưởng nam": "Mẹ đi làm cả ngày đang mệt đây này". Thế mà "ông già" ấy cũng thở dài kêu: "Con đi học, chơi cầu trượt mãi cũng mệt đây này". Có lúc thấy mẹ nằm nhắm mắt thiu thiu, bạn ấy bỗng người lớn hẳn, như muốn thay bố ngồi cạnh bên mẹ rồi bảo: "Mẹ ơi, con thương mẹ lắm!" khiến mẹ cảm động, cười rúc rích, định bụng để dành hôm nào sẽ kể "làm quà" cho bố.
Em "rảnh rỗi sinh nổng nổi" nên ngồi vắt óc suy nghĩ mang đến cho nhau những bất ngờ. Nhớ những ngày dí dỏm xưa lại viết vào nhật ký. Cầu mong sao những người yêu nhau đừng bao giờ phải xa nhau, chỉ tạm xa đôi ba ngày như một thứ gia vị đáng yêu, để ai cũng thấy rằng đợi chờ cũng chính là hạnh phúc.
Theo VNE
Tâm tư của mẹ Càng gần ngày sinh em con mẹ càng thương con nhiều hơn, với mẹ con lúc nào cũng là đứa trẻ bé bỏng chịu nhiều thiệt thòi. Con ra đời khi kinh tế gia đình còn thiếu thốn, bố vừa đi làm ở công ty mới, lúc nào cũng phải căng sức ra để cố gắng. Vật dụng gia đình mình khi ấy...