Tình thương của mẹ chồng níu tôi lại với đời
Kể từ ngày phát hiện bị bệnh, tôi vẫn sống bình thường bên bố mẹ chồng và con gái yêu thương.
Tôi mồ côi mẹ từ khi lên 4 tuổi. Bố tôi không chịu được cảnh cô đơn và cũng không đủ sức lo cho tôi nên ông gửi tôi về ông bà ngoại để đi bước nữa. Ông bà ngoại vất vả, bới đất lật cỏ mà cuối cùng cũng chỉ lo cho tôi học được đến hết lớp 8 rồi bảo tôi nghỉ học để ở nhà phụ giúp ông bà làm ruộng. 18 tuổi, dù vất vả ruộng vườn, suốt ngày dầm mưa dãi nắng nhưng nước da tôi trắng ngần, khuôn mặt ưa nhìn và nụ cười có lúm đồng tiền khiến tôi trở thành tâm điểm “tìm hiểu” của nhiều trai làng.
Thế rồi cuộc đời tôi rẽ sang hướng khác khi tôi gặp anh, một chàng trai thành phố về quê ăn giỗ ông nội. Nhà ông nội anh ở cách nhà tôi một ngõ, muốn về nhà tôi phải đi ngang qua qua con ngõ ấy. Bộ dạng lam lũ của cô gái quê đi làm đồng khiến tôi mặc cảm, bước thật nhanh qua con ngõ nhộn nhịp người làng, người phố về tham dự đám giỗ.
Đang mải miết bước như chạy, tôi đâm sầm vào anh, chúi nhủi, suýt ngã. Ngượng nghịu ngẩng lên nói câu xin lỗi, anh cười thật tươi và không hề trách móc vì những vệt bùn từ quần áo tôi dây bẩn sang bộ vét lịch sự, sang trọng anh đang mặc trên người.
Thế rồi tôi và anh trở thành bạn sau thời gian anh chăm chỉ về quê thăm gia đình tôi. Hai năm sau, tôi về làm vợ anh trong niềm vui mừng của ông bà ngoại và ánh mắt thèm muốn pha chút ghen tỵ của một vài bạn gái làng.
Nhà chồng tôi thuộc diện khá giả với cửa hàng kinh doanh đồ gia dụng rất đông khách. Về sống cùng anh, tôi mới biết chồng mình không “tuyệt vời” như tôi vẫn nghĩ bấy lâu nay. 25 tuổi, anh suốt ngày lông nhông chơi bời, kết bè bạn rồi nhậu nhẹt lô đề cờ bạc. Rất nhiều lần bố mẹ chồng tôi bực tức quát mắng anh là đồ vô dụng, tiền tiêu như đại gia nhưng bản thân lại chẳng làm ra một đồng nhỏ.
Video đang HOT
Cảm ơn cuộc đời đã cho tôi có được một người mẹ chồng như thế (Ảnh minh họa)
Rồi tôi có bầu, trong khi bố mẹ chồng tôi mừng rỡ, chờ đợi ngày cháu nội chào đời thì chồng tôi lại rất dửng dưng. Anh vẫn đi chơi tối ngày sáng đêm, mấy tháng cuối khi tôi nặng nề bởi gần đến ngày sinh nở, anh không hề chăm sóc tôi mà bỏ nhà đi ở hẳn với cô gái làm phục vụ trong nhà hàng.
Ngày tôi sinh con, chỉ có bố mẹ chồng bên cạnh mà vắng mặt anh. Suốt thời gian sau đó, cũng chỉ có mẹ chồng tôi, yêu thương, tận tụy chăm sóc con dâu và cháu nội. Nhiều lúc thấy tôi buồn, bà lại nhẹ nhàng an ủi tôi, nhiều khi tôi cứ ngỡ bà là mẹ đẻ tôi chứ không phải mẹ chồng.
Con gái tôi được 3 tuổi thì chồng tôi đổ bệnh. Anh gầy sút nhanh chóng, sốt liên tục, ho, tiêu chảy và da thịt bắt đầu lở loét. Lo lắng, mẹ chồng tôi thúc giục anh đi khám. Kết quả anh cầm về khiến cả gia đình chúng tôi choáng váng, anh nhiễm HIV và đang ở giai đoạn cuối của căn bệnh AIDS. Hơn hai tháng sau đó thì chồng tôi mất, lo đám tang cho chồng xong, tôi đấu tranh tư tưởng mãi rồi cũng mang con gái đi xét nghiệm. Và trái tim tôi vỡ nát khi kết quả xét nghiệm của tôi chung số phận với chồng mình. May mắn là con gái tôi đã không phải nhận án tử như cha mẹ. Cứ nghĩ đến cảnh rồi mình cũng thân tàn ma dại như chồng, chết đau đớn, tôi chỉ muốn kết thúc cuộc sống này thật nhanh.
Mẹ chồng tôi đã luôn bên tôi trong những ngày đen tối ấy. Bà an ủi, phân tích và chỉ cho tôi thấy nỗi đau của con gái tôi khi đã mất cha, nay nếu mất mẹ con tôi sẽ bơ vơ lắm. Bà cùng tôi đến bệnh viện đăng ký khám chữa bệnh lâu dài và mua tất cả các loại thuốc cần để tôi bồi dưỡng và chữa bệnh.
Bà lo cho tôi từng miếng ăn, giấc ngủ, nhắc nhở tôi uống thuốc hàng ngày và giành hết việc nhà để tôi có thời gian dưỡng bệnh, nghỉ ngơi.
Tình thương của mẹ chồng đã giữ tôi ở lại với đời. Giờ đã gần 10 năm kể từ ngày phát hiện bị bệnh, tôi vẫn sống bình thường bên bố mẹ chồng và con gái yêu thương.
Cảm ơn cuộc đời đã cho tôi có được một người mẹ chồng như thế.
Theo VNE
Vợ "lâu năm"
Vợ "lâu năm" là cách nói vui của những người đàn ông, ám chỉ vợ mình "tuy chưa già nhưng không còn trẻ nữa". Vợ "lâu năm" hiểu chồng cặn kẽ đến từng chân tơ kẽ tóc, nên rất dễ "bắt bài" .
Anh bạn thân tôi đưa mắt về phía chị nhà đang thoăn thoắt đôi tay lấy hàng cho khách, bảo: "Bà vợ "lâu năm" của tôi có tật nói nhiều. Trong nhà, chồng con làm gì đều không qua mặt cô ấy, nhưng phải công nhận vợ tôi quán xuyến gia đình tài tình lắm. Vợ vén khéo, đảm đang, lèo lái con thuyền gia đình chạy đúng hướng, dù đôi khi sự chủ quan của vợ cũng làm tôi bực mình". Anh thẳng thừng tổng kết về người vợ của mình một cách hồn nhiên, chân thành, và không giấu nổi vẻ tự hào.
Sống với nhau gần 20 năm, cô ấy không còn giữ ý tứ với chồng, thậm chí trở nên xuề xòa, bỗ bã, cũng chỉ vì phải đối mặt trước những bộn bề lo toan của cuộc sống. Phụ nữ thường hay càm ràm, nói nhiều, có lẽ vì họ bận rộn việc nhà, chồng con, tiếp xúc với những điều dễ bực mình, nên "ưa" nói, mà đôi khi chẳng quan tâm tới việc mình nói chồng con có chịu lắng nghe, có tiếp thu hay không. Nói để dạy con, bảo chồng, nói để nhắc nhở, để nhớ, nên xét cho cùng cũng vì yêu chồng thương con, lo lắng cho cuộc sống gia đình, nên sự nói nhiêu ấy cũng cần được thông cảm.
Bạn tôi khéo léo hãm tật nói nhiều của vợ bằng cách này cách nọ, thay vì bực mình, đôi co. Có hôm anh nhậu về khuya. Biết lỗi, anh im lặng đóng cửa, rồi tìm cách... đánh bài chuồn, vào ngủ với con trai, cốt chỉ để trốn bị vợ "thuyết". Vợ anh nói nhiều, nhưng lại ít để bụng. Nói để giải tỏa sự bực bội, nói để mong chồng con rút kinh nghiệm, nói cho đã nư rồi thôi. Nghĩ vậy, nên anh chẳng chấp. Biết anh xởi lởi, tôi đùa: "Có khi nào anh thấy nhàm vì bà vợ của anh có phần "cũ kỹ" không?". Anh bảo: "Cũ" hay mới cũng chỉ vì chuyện cơm áo gạo tiền. Những lúc lo toan, bận bịu, trông cô ấy cứ "mòn" dần; lúc thư thái, rảnh rang, cô ấy cũng biết làm mới mình".
Thiên chức làm vợ, với biết bao niềm vui, nỗi buồn, sự "thâm niên" ấy khiến vợ anh sống thật, bày tỏ một cách rõ ràng nhất, mà đôi khi sự thật dễ gây nhàm chán, mếch lòng. Dù vậy, vợ "lâu năm" của anh luôn có một thế mạnh nhất định bởi những gì cô ấy tạo ra cho gia đình. Vợ chồng sống với nhau lâu bền, con cái lớn khôn, thành đạt, là tài sản, là thành quả của những năm tháng vất vả nuôi con, vượt qua sóng gió gia đình, cùng nhau xây dựng mái ấm hạnh phúc. Dân gian có câu "gừng càng già càng cay". Thật chính xác.
Theo Dantri
Vợ chồng "son" Bà Nhàn cứ than ngắn thở dài, tựa như lỡ mua đắt mớ cá mớ tôm đâu ngoài chợ, miệng luôn lẩm bẩm "có hai mụn con mà giờ nhìn đi nhìn lại chẳng có đứa nào bên mình thế này". Hai ông bà chẳng phải là cán bộ công chức gì, chỉ là dân làm nông, buôn bán bình thường như bao...