Tình thế khó xử của Putin khi xích lại gần Trump
Để gây dựng quan hệ tốt đẹp với Mỹ dưới thời Trump, ông Putin có thể phải từ bỏ một số chính sách cốt lõi vốn giúp ông tạo dựng uy tín với dư luận.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Reuters
Chiến thắng của tỷ phú Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ dường như là cơ hội lớn để Tổng thống Nga Vladimir Putin phá bỏ thế bị cô lập của nước Nga, thiết lập quan hệ hữu nghị với Mỹ và đạt được các mục tiêu dài hạn.
Ông Trump không hề giấu diếm thiện cảm của mình đối với Tổng thống Nga. Ông từng ca ngợi ông Putin là nhà lãnh đạo “có năng lực hơn so với Obama”, khẳng định ông Putin đã “làm rất tốt” trong quá trình xây dựng nước Nga.
Tuy nhiên, nếu ông Trump thực sự là một nhà thương thuyết giỏi, ông Putin có thể phải hy sinh một số chính sách cốt lõi của mình như chủ nghĩa chống Mỹ hay bảo hộ kinh tế, vốn giúp ông củng cố được quyền lực trong nhiều năm qua, theo Reuters.
Theo chuyên gia William E. Pomeranz thuộc trung tâm Woodrow Wilson, ngay từ khi lên nắm quyền, Tổng thống Putin đã xây dựng chính sách đối ngoại của mình dựa trên nền tảng tư tưởng rằng Washington chính là đối thủ chủ yếu và duy nhất của Moscow. Mọi chính sách, tuyên bố quốc tế của ông đều xoay quanh luận điểm này.
Video đang HOT
Nhưng nếu Trump và Putin xích lại gần nhau, Tổng thống Nga sẽ buộc phải từ bỏ quan điểm chống Mỹ và không còn gì để thay thế cho nền tảng tuyên truyền về một nước Mỹ ngạo mạn, nhiều tham vọng và luôn bị ám ảnh bởi quyền lực.
Lựa chọn khả dĩ nhất của ông Putin khi đó là củng cố chủ nghĩa dân tộc Nga, nhưng điều này lại tiềm ẩn nguy cơ gây chia rẽ trong một xã hội đa tôn giáo và sắc tộc.
Ông Putin cũng có thể chuyển hướng sang các đối thủ khác như châu Âu hay tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), nhưng hai đối tượng này cũng chưa thể là đối thủ xứng tầm của Nga tương tự như một đối thủ siêu cường lâu năm như Mỹ.
Trên mặt trận kinh tế, việc Nga – Mỹ cải thiện quan hệ song phương sẽ thúc đẩy ông Trump hủy bỏ các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga. Điều này tiềm ẩn nguy cơ đẩy chiến lược kinh tế hiện nay của ông Putin vào tình trạng rối loạn, Pomeranz nhận định.
Nga gần đây hứng chịu các lệnh trừng phạt kinh tế khắc nghiệt của Mỹ và châu Âu sau khi sáp nhập bán đảo Crimea. Để trả đũa lệnh trừng phạt này, Tổng thống Putin đã ban hành lệnh cấm nhập khẩu thực phẩm từ châu Âu và Mỹ, tạo động lực lớn để các nhà sản xuất trong nước phát triển.
Ông Putin cũng triển khai chính sách bảo hộ kinh tế bằng cách trợ giá và đưa ra nhiều ưu đãi cho những mặt hàng trong nước, đặc biệt là các lĩnh vực như điện tử, phần mềm, máy móc và dược phẩm.
Khi Mỹ dỡ bỏ lệnh trừng phạt, ông Putin sẽ phải đáp lễ bằng việc bãi bỏ các biện pháp bảo hộ, khiến các nhà sản xuất trong nước phải cạnh tranh trực tiếp với các công ty phương Tây, trong khi họ đang hoạt động với niềm tin sẽ được nhà nước bảo hộ trong nhiều năm tới.
Điều đó có thể khiến chiến lược kinh tế của ông Putin sụp đổ, đẩy ông vào thế phải đối mặt với phản ứng dữ dội từ các nhà sản xuất trong nước.
Việc các biện pháp trừng phạt bị bãi bỏ đột ngột cũng tác động lớn đến một số kế hoạch khác của ông Putin, đặc biệt là vấn đề Ukraine. Những lệnh trừng phạt này hiện gắn liền với tiến trình thực hiện thỏa thuận hòa bình Minsk 2 được ký kết vào tháng 2/2015 giữa Nga, Ukraine, Pháp và Đức.
Châu Âu khẳng định rằng lệnh trừng phạt sẽ được duy trì đến khi cả Nga và Ukraine đều phải có biện pháp thúc đẩy việc thực thi thỏa thuận. Nếu ông Trump quyết định đơn phương bãi bỏ lệnh trừng phạt Nga trước khi Minsk 2 được thực thi đầy đủ, Ukraine sẽ không còn nhiều động lực để tiếp tục gây sức ép đối với phong trào đòi ly khai ở miền đông nước này. Trên thực tế, một số học giả Ukraine đã đề xuất chính phủ nước này trao quyền tự trị nhiều hơn cho hai khu vực Donetsk và Lugansk ở miền đông.
Mọi quyết định từ bỏ miền đông Ukraine của Kiev sẽ đẩy ông Putin vào tình thế khó xử. Moscow sẽ không thể tiếp tục gây sức ép lên Kiev, trong khi buộc phải hỗ trợ cả về hành chính và tài chính dài hạn cho hoạt động tự trị của hai tỉnh này.
“Chiến thắng của ông Trump có khả năng đặt ra một số thách thức cho ông Putin. Tổng thống Nga là một chính khách linh hoạt, sẵn sàng chấp nhận quan hệ hai nước được cải thiện như một cơ hội cần thiết để phục hồi kinh tế đất nước. Tuy nhiên, uy tín ông lại gắn với chính sách đối ngoại đối đầu với Mỹ và bảo hộ kinh tế. Nếu không tìm được một đối thủ mới, ông Putin sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc thu hút được sự ủng hộ của dư luận”, chuyên gia Pomeranz nhận định.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Tổng thống Putin: Nga sẽ đáp trả sự mở rộng của NATO
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm nay 21/11 tuyên bố Nga sẽ có các biện pháp đáp trả việc NATO mở rộng hiện diện quân sự. Nga hiện đã triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở Kaliningrad.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. (Ảnh: AFP)
Theo hãng tin RIA, trả lời phỏng vấn trên truyền hình, Tổng thống Putin nói: "Tị sao chúng tôi bức xúc vì sự mở rộng của NATO? Chúng tôi lo ngại về quá trình ra quyết định của NATO".
Tuy Tổng thống Nga Putin không nêu cụ thể các biện pháp đáp trả, nhưng trước đó, phía Nga khẳng định đã triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa di động đến Kaliningrad, khu vực nằm giữa Litva và Ba Lan. Hồi tháng 10, Nga đã triển khai các tên lửa hành trình có khả năng mang đầu đạn hạt nhân ở Kaliningrad.
Nga nhiều lần bày tỏ lo ngại về việc NATO tăng cường lực lượng ở sườn Đông gồm các nước vùng Baltic. Động thái này tiếp tục được tăng cường đặc biệt sau khi ông Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ. Trong chiến dịch tranh cử, ông Trump từng tuyên bố có thể rút khỏi NATO vì cho rằng liên minh này không cần thiết, trong khi Mỹ lại phải gánh quá nhiều chi phí. Ngược lại, ông Trump tỏ ra có thiện cảm với nước Nga và Tổng thống Putin. Trong cuộc điện đàm đầu tiên với Tổng thống đắc cử Mỹ hồi tuần trước, Tổng thống Putin cho biết hai bên sẵn sàng khôi phục quan hệ dưới thời chính quyền mới. Hai bên cũng nhất trí sớm sắp xếp một cuộc gặp trực tiếp sau khi ông Trump nhậm chức vào đầu năm tới.
Minh Phương
Theo Dantri
Nước cờ răn đe của Putin khi "trảm" tướng kinh tế Bắt giữ Bộ trưởng Kinh tế, Tổng thống Nga Vladimir Putin dường như muốn truyền đi thông điệp rằng "không ai là không thể động đến" ở Nga. Ông Alexei Ulyukayev là quan chức cấp cao nhất bị khởi tố về tội danh tham nhũng dưới thời Tổng thống Nga Putin. Ảnh: Reuters Rạng sáng 15/11, Ủy ban Điều tra Nga bắt giữ...